Phân loại cho vay

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 31)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1.2 Phân loại cho vay

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các NHTM hiện nay luôn nghiên cứu và đưa ra các hình thức cho vay khác nhau, để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất và tái sản xuất, từ đó đa dạng các danh mục đầu tư, mở rộng tín dụng, thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro. Tùy theo cách tiếp cận mà người ta chia tín dụng ngân hàng thành nhiều loại khác nhau.

* Căn cứ vào thời hạn cho vay:

- Cho vay ngắn hạn: là loại hình cho vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng, thường được sử dụng để cho vay bổ sung vốn lưu động và các nhu cầu thiếu hụt tạm thời về vốn của các chủ thể vay vốn.

- Cho vay trung hạn: là loại hình cho vay có thời hạn từ trên 12 tháng cho đến 60 tháng, thường được sử dụng để cho vay sửa chữa, cải tạo tài sản cố định, các nhu cầu mua sắm tài sản cố định…

- Cho vay dài hạn: là loại hình cho vay có thời hạn từ trên 60 tháng trở lên, thường được sử dụng để cho vay các nhu cầu mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản…

* Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay:

- Cho vay tiêu dùng: là loại hình cho vay được sử dụng để cho vay các nhu cầu tiêu dùng. Loại hình này thường được sử dụng để cho vay cá nhân, đáp ứng cho nhu cầu phục vụ đời sống và thường được thu hồi dần từ nguồn thu nhập của cá nhân vay vốn.

- Cho vay bất động sản: bao gồm các khoản cho vay nhằm phục vụ cho mục đích mua sắm, xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lãnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các DN trong lãnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

- Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất trong nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, thức ăn gia súc, lao động…

- Các loại cho vay khác: gồm các loại cho vay không thuộc các nhóm trên.

* Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân chủ thể đi vay.

- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba.( Luật các tổ chức tín dụng năm 2010).

1.2.2 Đặc điểm dịch vụ tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các Tổ chức tín dụng:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có tính năng động và linh hoạt cao trước những thay đổi của thị trường, có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển hướng mặt hàng nhanh vì vốn đầu tư ít và thu hồi vốn nhanh. Các DNNVV tự do cạnh tranh và phát huy tiềm lực ở trong nước.

- Các DNNVV có bộ máy tổ chức quản lý gọn nhẹ, có hiệu quả. Các quyết định quản lý được đưa ra và thực hiện nhanh chóng, không ách tắc và tránh phiền hà nên có thể tiết kiệm tối đa chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Các DNNVV được tạo lập dễ dàng, hoạt động có hiệu quả với chi phí cố định thấp nên tạo ra nhiều khả năng đầu tư của các cá nhân và mọi thành phần kinh tế.

- Bên cạnh một số đặc điểm thể hiện những ưu điểm trên, DNNVV cũng còn những đặc điểm bộc lộ mặt hạn chế như, nguồn tài chính hạn hẹp nên quá trình tích tụ và tập trung để đầu tư tái sản xuất diễn ra rất chậm chạp; Năng lực quản trị điều hành, quản trị tài chính của DNNVV còn nhiều hạn chế; Năng lực cạnh tranh của

DNNVV còn yếu kém, khó thâm nhập vào thị trường thế giới và khu vực; Hoạt động của DNNVV thiếu vững chắc, DNNVV dễ dàng rơi vào tình trạng phá sản.(Luật các tổ chức tín dụng năm 2010)

1.3. Tổng quan về chất lượng dịch vụ và các mô hình nghiên cứu về chất lượng dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)