Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 53)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1.2 Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng

hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai

* Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

- Đối với doanh nghiệp quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng, các điều kiện vay vốn và tư vấn hồ sơ vay.

bộ hồ sơ các điều kiện vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay.

- Lập phiếu giao nhận hồ sơ. Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ.

* Bước 2: Báo cáo

- Khách hàng đủ hoặc chưa đủ điều kiện, hồ sơ vay đều được cán bộ tín dụng báo cáo lãnh đạo phòng. Lãnh đạo phòng vào sổ theo dõi, đôn đốc cán bộ tín dụng thẩm định món vay theo đúng thời gian quy định.

* Bước 3: Thẩm định doanh nghiệp vay vốn

- Kiểm tra hồ sơ tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ pháp lý, các giấy tờ có liên quan.

- Điều tra về thu nhập, tổng hợp thông tin về doanh nghiệp, kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ đảm bảo tiền vay.

- Kiểm tra mục đích vay vốn, kinh nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tìm hiểu lịch sử tình hình tài chính doanh nghiệp, tình hình tài chính hiện tại cũng như đánh giá triển vọng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.

- Phân tích đánh giá khả năng tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh. - Phân tích thẩm định phương án vay vốn, dự án đầu tư.

- Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay. - Chấm điểm xếp loại doanh nghiêp.

* Bước 4: Phê duyệt khoản vay

- Lập báo cáo thẩm định cho vay.

- Trên cơ sở kết quả thẩm định theo các nội dung trên, cán bộ tín dụng phải lập báo cáo thẩm định cho vay trong đó nêu rõ cụ thể kết quả của quá trình thẩm định, đánh giá phương án/ dự án đầu tư xin vay vốn của doanh nghiệp.

- Sau khi hoàn thiện báo cáo thẩm định kèm hồ sơ xin vay vốn trình ban lãnh đạo phê duyệt.

* Bước 5: Ký kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo.

- Ký kết hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay:

+ Khoản vay được phê duyệt, trên cơ sở nội dung, điều kiện đã được duyệt và mẫu hợp đồng.

+ Lãnh đạo phòng kiểm tra lại các điều khoản hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay theo đúng nội dung điều kiện đã được phê duyệt.

- Giao nhận giấy tờ tài sản đảm bảo:

+ Cán bộ tín dụng thực hiện công chứng hợp đồng tài sản đảm bảo tiền vay theo đúng quy định.

+ Ngay sau khi hợp đồng đảm bảo tiền vay có hiệu lực, cán bộ tín dụng lập biên bản bàn giao tài sản và bảo quản chặt chẽ các loại giấy tờ này theo quy định.

* Bước 6: Giải ngân

- Chứng từ giải ngân

+ Chứng từ khách hàng: Hóa đơn chứng từ thanh toán; Hợp đồng cung ứng hàng hóa vật tư dịch vụ; Bảng kê các khoản chi phí, biên bản nghiệm thu.

+ Chứng từ ngân hàng: Giấy nhận nợ; Bảng kê rút vốn; Ủy nhiệm chi; Giấy rút tiền.

- Trình duyệt giải ngân

+ Cán bộ tín dụng xem xét chứng từ giải ngân nếu đủ điều kiện giải ngân thì trình Lãnh đạo phòng.

+ Lãnh đạo phòng kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung của cán bộ tín dụng và phê duyệt.

- Chuyển hồ sơ giải ngân sang bộ phận giải ngân tiền vay

* Bước 7: Hoàn thiện hồ sơ tín dụng và lưu trữ hồ sơ tín dụng

Cán bộ tín dụng hoàn thiện hồ sơ tín dụng; lưu trữ hồ sơ tín dụng và các giấy tờ có liên quan.

* Bước 8: Kiểm tra và giám sát khoản vay

Sau khi đã giải ngân, cán bộ tín dụng sẽ theo dõi và kiểm tra khoản vay của khách hàng. Cán bộ tín dụng sẽ:

+ Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay

+ Kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng + Kiểm tra tài sản đảm bảo

+ Giám sát nợ đến hạn, nợ quá hạn

+ Giám sát việc thực hiện các nghĩa vụ và cam kết của khách hàng tại hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các văn bản liên quan.

* Bước 9: Thu nợ, xử lý các khoản vay

Hướng dẫn khách hàng lập giấy nộp tiền vào tài khoản/ lập ủy nhiệm chi chuyển tiền trả nợ Ngân hàng/ hoặc duy trì số tiền trả nợ trên tài khoản, vào ngày đến hạn để hệ thống thu nợ tự động.

Hạch toán thu nợ trên hệ thống theo quy định hiện hành.

* Bước 10: Thanh lý hợp đồng

Đây là khâu kết thúc của quy trình cho vay. Khâu này gồm có các công việc quan trọng cần xử lý gồm: thu nợ cả gốc và lãi, tái xét hợp đồng tín dụng, thanh lý hợp đồng tín dụng.

Ngân hàng sẽ tiến hành thu nợ khách hàng theo đúng những điều khoản đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tùy theo tính chất của khoản vay và tình hình tài chính của khách hàng thì hai bên có thể thỏa thuận và lựa chọn một trong những hình thức thu nợ như: thu nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn, thu nợ gốc một lần khi đáo hạn và thu lãi theo định kỳ, hoặc thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn.

Nếu đến hạn trả mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng có thể xem xét cho khách hàng gia hạn nợ hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ.

Nếu hết thời hạn của hợp đồng tín dụng và khách hàng đã hoàn tất các nghĩa vụ trả nợ cả gốc và lãi thì ngân hàng và khách hàng sẽ làm thủ tục thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản nếu có và lưu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho lưu giữ.

Toàn bộ các khâu của quy trình cho vay như vừa trình bày ở trên đây có thể mô tả trên sơ đồ 2.2 như sau:

Nhân viên tín dụng: - Tiếp xúc,hướng dẫn - Phỏng vấn khách hàng.

Khách hàng:

Cung cấp các tài liệu và thông tin

Lập hồ sơ: - Giấy đề nghị vay - Hồ sơ pháp lý - Phương án/ Dự án Tổ chức phân tích và thẩm định: - Pháp lý - Bảo đảm nợ vay Quyết định tín dụng: -Hội đồng phán quyết -Cá nhân phán quyết Thu thập thông tin

qua phỏng vấn, viếng thăm, trao đổi.

Kết quả ghi nhận:

- Biên bản, báo cáo - Tờ trình - Giấy tờ đảm bảo nợ Cập nhật thông tin thị trường, chính sách, khung pháp lý Từ chối Giấy báo lý do Hợp đồng tín dụng: -Đàm phán -Ký kết HĐTD -Ký kết HĐ phụ khác Chấp thuận Giải ngân:

-Chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng -Trả cho nhà cung cấp

Tổ chức giám sát:

-Nhân viên kế toán -Nhân viên tín dụng -Thanh tra, kiểm soát viên

Giám sát TD Vi phạm HĐ Thu nợ cả gốc và lãi Đầy đủ và đúng hạn Thanh lý HĐTD mặc nhiên Không đủ, không đúng hạn. Biện pháp: Cảnh báo, Tăng cường kiểm soát, ngừng giải ngân, tái xét TD

Không đủ, không đúng hạn. Thanh lý hợp đồng TD bắt buộc Xử lý: Toà án, cơ quan có thẩm quyền…

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại VPBank

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)