Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 73)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Quy trình cho vay chưa được thực hiện nghiêm túc và còn nhiều phức tạp: nhiều công đoạn trong quá trình cho vay chưa được cán bộ tín dụng làm một cách chặt chẽ, chất lượng thẩm định các kế hoạch sản xuất kinh doanh còn chưa cao, chưa có phương pháp thống nhất trong việc thẩm định dự án, phương án cho vay cũng như tài sản đảm bảo. Quá trình sau khi giải ngân chưa được giám sát chặt chẽ, hầu hết chỉ mang tính hình thức, không thường xuyên, nên có những món vay doanh nghiệp sử dụng không đúng mục đích nhưng ngân hàng không phát hiện kịp thời để thu hồi vốn.

Thủ tục và điều kiện cho vay còn rườm rà, phức tạp khiến cho ngân hàng nhiều khi phải từ chối các khoản vay của khách hàng tiềm năng do không đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật.

Do hạn chế về thông tin thị trường cũng như trình độ thẩm định giá tài sản của cán bộ tín dụng còn thấp khiến cho nhiều loại tài sản đảm bảo bị đánh giá quá cao so với thực tế thị trường, nhiều tài sản có tính thanh khoản không cao hoặc chưa có đầy đủ chứng từ sở hữu. Vì thế khi doanh nghiệp không trả được nợ, tài sản đảm bảo không thể phát mại được do thiếu tính pháp lý hay có phát mãi nhưng số tiền thu được không đủ để bù đắp khoản vay khiến cho tình hình nợ bị dây dưa kéo dài, gây thiệt hại lớn cho ngân hàng.

Trình độ của cán bộ tín dụng không đồng đều và còn nhiều hạn chế: trình độ không đồng đều và còn nhiều hạn chế của các cán bộ tín dụng dẫn đến nhiều sai sót xảy ra trong quá trình thiết lập hồ sơ tín dụng. Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng là yếu tố con người. Trình độ, năng lực dự báo, đánh giá, phân tích và xử lý các tình huống hoạt động của ngân hàng còn yếu, đôi khi mang tính chủ quan, dễ dãi. Trong quá trình thẩm định khả năng đánh giá,

nhận định khách hàng DNNVV trong tương lai chưa sâu.

Chưa khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giám sát chất lượng cho vay và quản trị rủi ro: hiện nay hoạt động cho vay ở ngân hàng vẫn theo phương thức truyền thống, dẫn đến mất nhiều thời gian công sức của các khách hàng khi đên giao dịch, ảnh hưởng tới công việc của khách hàng.

Lượng thông tin tín dụng chưa đầy đủ và thực sự chính xác: thông tin tín dụng là cơ sở để người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết có liên quan tới cho vay, theo dõi và quản lý khoản vay. Tuy nhiên trong thời gian qua, các cán bộ tín dụng của ngân hàng chưa tích cực trong việc tìm kiếm thông tin liên quan tới doanh nghiệp, đồng thời do trình độ thẩm định còn yếu kém nên số lượng, chất lượng của các thông tin tín dụng thu thập được còn thấp, ảnh hưởng xấu tới khả năng phòng ngừa rủi ro hay chất lượng cho vay DNNVV của ngân hàng

Sau khi phân tích thực trạng năm nhân tố thành phần của chất lượng dịch vụ tín dụng, tác giả nhận thấy rằng nhân tố Sự hữu hình có điểm đánh giá rất thấp và khác biệt so với các nhân tố còn lại, và Sự đảm bảo có số điểm tương đối trung bình. Do đó, đây là những nhân tố trọng tâm được mang ra nghiên cứu tìm giải pháp khắc phục trong chương 3 tiếp theo.

Trong nhóm nhân tố Sự hữu hình, cả 2 nhân tố “điểm giao dịch thuận tiện,dễ nhận diện, tìm kiếm an ninh”, và “chính sách truyền thông tới khách hàng” bị đánh giá thấp nhất, nhân tố này sẽ được đề ra giải pháp khắc phục trong chương 3. Mặc dù là một trong những ngân hàng đi đầu về trang thiết bị tối tân, hiện đại, VPBANK vẫn còn một vài thiếu sót. Trong đó, các trụ ATM hoạt động kém và ít chi nhánh lớn, cơ sở hạ tầng vẫn chưa đáp ứng kịp sự tăng trưởng về quy mô khách hàng, dẫn đến sự quá tải vào giờ cao điểm trong các dịp Lễ, Tết.

Nhân tố “Thời gian xét duyệt hồ sơ phù hợp”và “Mức độ đa dạng của các sản phẩm dịch vụ tín dụng” bị đánh giá thấp nhất. Tuy nhiên, tác giả và các chuyên gia cho rằng hạn chế này khó khắc phục vì mang tính hệ thống, liên quan đến quy chế cho vay của VPBank.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, cùng với việc trình bày các quy định về tín dụng ở VPBank- CN Đồng Nai đang được áp dụng cho DNNVV, tác giả đã dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng, tình hình thực tế tại VPBANK Đồng Nai để đưa ra những phân tích về các thành phần chất lượng dịch vụ tín dụng cho DNNVV. Từ những phân tích và những điểm hạn chế bài viết sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể sẽ được trình bày trong chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP

VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG- CHI NHÁNH ĐỒNG NAI 3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển

3.1.1 Định hướng phát triển

3.1.1.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Vượng

Hiện nay VPBank đang hướng sự tập trung vào đối tượng khách hàng là các DNNVV. Đối tượng khách hàng được nhận định sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Đến năm 2020 thì số doanh nghiệp nhỏ và vừa cả nước là 500.000 DN nhưng việc tiếp cận nguồn vốn của NH đối với DNNVV còn gặp rất nhiều khó khăn. Vụ tín dụng ngân hàng Nhà nước cho biết, hiện nay chỉ có khoảng 50% DN ngoài quốc doanh có quan hệ tín dụng với NH, trong đó các DNNVV chiếm đa số và dư nợ tín dụng chiếm 27.3% tổng dư nợ của nền kinh tế. Và sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài cũng là một thách thức lớn đối với ngân hàng trong nước khi tiếp cận các DNNVV, trong đó có VPBank. Theo Hiệp Hội các DNNVV, khi các NH nước ngoài xuất hiện thì không chỉ các doanh nghiệp lớn bị thu hút bởi các sản phẩm dịch vụ đa dạng mà các DNNVV cũng thay đổi các hoạt động vay vốn của mình sang các NH nước ngoài. Các DNNVV sẽ tranh thủ vốn và tiện ích, dịch vụ của các NH nước ngoài vì cảm thấy được tiếp cận nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn. Không những thế, DNNVV của Việt Nam cũng đang là đích ngắm của các NH nước ngoài. Vì thực tế cho thấy các DNNVV ở Việt Nam hiện nay rất khó tiếp cận được nguồn vốn của NH trong nước, vì không đủ tài sản thế chấp trong khi các NH nước ngoài lại rất chú trọng đến các loại hình DN này. Họ sẵn sàng bỏ vốn đầu tư mạnh dạn hơn để thu lợi nhuận. Đây là một thực tế đòi hỏi các NHTM trong nước cũng như VPBank cần đề ra những định hướng chiến lược cụ thể hơn nữa trong việc mở rộng cho vay DNNVV.

Mối quan hệ bền vững, sự nắm bắt tâm lý, thói quen, tập quán của khách hàng chính là ưu thế lớn nhất của VPBank hiện nay, do đó có thể triển khai rộng rãi

hoạt động nghiệp vụ mà NH nước ngoài chưa thể có được. Song với xu hướng mở cửa hội nhập quốc tế, NHTM Việt Nam nói chung và VPBank nói riêng một mặt cần chủ động đầu tư cơ sở vật chất, phát triển đa dạng hoạt động kinh doanh, đặc biệt là phát triển các dịch vụ ngân hàng mới, mặt khác cũng cần chú trọng trong việc phát triển nguồn lực con người vì con người có thể được coi là cái nôi của sự phát triển

3.1.1.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai Vượng – Chi nhánh Đồng Nai

Với vị thế là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, định hướng và mục tiêu hoạt động của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai luôn bám sát định hướng và mục tiêu hoạt động của Ngân hàng cấp trên vì vậy để thực hiện tốt hơn các chế độ, chính sách đối với người lao động, hoàn thành nhiệm vụ mà Ngân hàng cấp trên giao phó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện đại, nâng cao vị thế của chi nhánh trên địa bàn Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai đã xây dựng cho mình định hướng và mục tiêu kinh doanh đến năm 2022 như sau:

* Tập trung thông qua mạng lưới kênh phân phối hiện có, tăng quy mô hoạt động để tăng khả năng cạnh tranh, đẩy mạnh huy động nguồn vốn trong dân cư, phát triển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ vừa hiện đại vừa thân thiện đến KHCN, hộ gia đình, SMEs đồng thời sàng lọc KH tốt, KH mang lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng.

* Giảm chi phí, đặc biệt là chi phí trích dự phòng rủi ro bằng việc quyết liệt thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng và lãi treo, hạn chế để phát sinh nợ xấu và chuyển nhóm nợ cao hơn bằng việc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường công tác kiểm soát rủi ro tín dụng ngay từ khâu thẩm định hồ sơ vay vốn và không hạ thấp điều kiện tín dụng.

* Tăng nguồn thu dịch vụ bằng việc rà soát tình hình sử dụng các sản phẩm dịch vụ VPBANK của KH, tích cực, tăng cường công tác tiếp thị, nâng cao chất lượng dịch vụ, tư vấn và chăm sóc KH, ban hành cơ chế ràng buộc nhiệm vụ

bán chéo sản phẩm. Tiếp tục phát huy các KH có thế mạnh về thu dịch vụ như: KH xuất nhập khẩu, xây dựng, dịch vụ…

* Xây dựng hoàn chỉnh mô hình kinh doanh dành riêng cho SMEs chuẩn tại VPBANK Chi nhánh Đồng Nai nhằm đẩy mạnh hiệu quả, qui mô hoạt động nhóm KH này của chi nhánh.

3.1.2 Mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai

Thực hiện theo các mục tiêu định hướng của trụ sở chính, chi nhánh quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh năm 2020. Trong đó, Chi nhánh xác định 03 mục tiêu ưu tiên cần triển khai trong năm 2020 như sau:

Thứ nhất: Tăng trưởng quy mô dư nợ và huy động vốn an toàn và hiệu quả. Thứ hai: Đa dạng hóa nền khách hàng, phát triển nền khách hàng DNNVV, doanh nghiệp FDI, khách hàng bán lẻ

Thứ ba: Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm phi tín dụng (dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử, tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ phái sinh…). Phấn đấu tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng trên tổng thu nhập tăng 2% so với năm 2019.

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai và vừa của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai

3.2.1 Giải pháp cho nhóm nhân tố Sự hữu hình

Với kết quả khảo sát về nhóm nhân tố sự hữu hình, cho thấy ngân hàng còn ít điểm giao dịch để khách hàng có thể tìm đến, đồng thời chưa phổ biến đến khách hàng. Do đó, giải pháp cho nhóm nhân tố này là tiếp tục mở rộng quy mô, mở rộng thêm nhiều phòng giao dịch ở cụm khu công nghiệp nhỏ và vừa, các khu đô thị mới. Dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế và mật độ dân số sẽ tăng mạnh trong những năm tới. Hiện nay, các khu công nghiệp tại địa bàn Biên Hòa, Trảng Bom, Nhơn Trạch đã được các ngân hàng khai thác gần như bão hoà, trong khi các khu công nghiệp mới tại điạ bàn Long Khánh, Định Quán vẫn còn đang bỏ ngõ. Theo quy hoạch thì khu vực Long Khánh sẽ là nơi trọng điểm tiếp theo được tỉnh phát triển mang theo

nguồn lợi khổng lồ. Do vậy, có thể đánh giá đây là một thị trường thuận lợi để phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và công tác dịch vụ tín dụng nói riêng của chi nhánh. Tiếp tục mở rộng mạng lưới giao dịch để đưa dịch vụ ngày càng tốt hơn, thuận tiện hơn đến khách hàng. Đẩy mạnh chất lượng dịch vụ tín dụng, mở rộng giao dịch với các tổ chức, các doanh nghiệp trong các cụm khu công nghiệp

Bảng 3.1: Đề xuất chi phí mở rộng thêm PGD ở Long Khánh và Định Quán

Nội dung Đơn vị

tính Đơn giá (triệu) Số lượng Thành tiền

Mở thêm PGD Long Khánh năm 2,105

- Chi phí xây dựng hoàn thiện khu vực 300m2 15 năm 2,000 1 2,000 - Vật tư, thiết bịphục vụNgân hàng 10 năm 1,000 1 1,000

- Nhân sựcấp lãnh đạo tháng 30 2 60

- Nhân viên tháng 12 8 96

Mở thêm PGD Định Quán năm 1,198

- Chi phí xây dựng hoàn thiện khu vực150m2 15 năm 1,000 1 1,000 - Vật tư, thiết bịphục vụNgân hàng 10 năm 350 1 350

- Nhân sựcấp lãnh đạo tháng 30 1 30

- Nhân viên tháng 11 5 60

Tổng năm 3,303

Lợi ích của giải pháp:

Giúp cho VPBank mở rộng thêm nhận diện hương hiệu ở địa bàn xa trung tâm TP Biên Hòa, cạnh tranh với Agribank, chiếm lấy thị phần phân khúc các doanh nghiệp có thu nhập vừa. Bên cạnh đó, liên kết với các doanh nghiệp ở các khu công nghiệp lân cận để cung cấp các dịch vụ khác như phát hành thẻ, trả tiền lương cho nhân viên, công nhân của doanh nghiệp, tạo thêm doanh thu cho VPBank.

3.2.2 Giải pháp cho nhóm nhân tố Sự đáp ứng

Nhóm nhân tố Sự đáp ứng liên quan đến thủ tục, điều kiện cấp tín dụng, các sản phẩm tín dụng, lãi suất và phí ngân hàng. Đây là nhóm nhân tố chịu ảnh hưởng

lớn bởi quy định chung của hệ thống VPBank. Nhóm giải pháp mà tác giả đề xuất được tóm tắt trong bảng 3.2. Bảng 3.2: Nhóm giải pháp về Sự đáp ứng STT Tên giải pháp Nội dung Cách thức triển khai Lợi ích 1

Gói ưu đãi cho SMEs mới thành lập tại tỉnh Đồng Nai

Đây là gói ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp SMEs mới thành lập dưới 3 năm tại tỉnh Đồng Nai. Lãi suất ưu đãi so với DN khác cùng loại là 1% - 2%/năm.

Chi phí chênh lệch lãi suất sẽ do chính Chi nhánh Đồng Nai hạch toán riêng vào chi phí của đơn vị. Lãi suất mua bán vốn vẫn áp dụng theo quy định của Hội sở. Thu hút thêm nguồn khách hàng SMEs mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 2 Tuyển dụng cộng tác viên hỗ trợ tín dụng Nhân sự hỗ trợ tín dụng sẽ hỗ trợ nhân viên kinh doanh các thủ tục đơn giản nhưng lại tốn thời gian trong quy trình xử lý hồ sơ. Tuyển dụng thêm từ 3-4 cộng tác viên hỗ trợ tín dụng. Cộng tác viên sẽ làm việc theo thời vụ.

Giảm tải cho nhân viên kinh doanh, giúp nhân viên có thêm thời gian chăm sóc khách hàng tốthơn.

3

Giảm lãi suất cho vay đối với KH SMEs chuyển doanh số giao dịch về VPB KH SMEs chuyển doanh số giao dịch về VPB tối thiểu bằng hạn mức tín dụng tại VPB (không bao gồm doanh số giải ngân)

Theo dõi doanh số giao dịch của KH trên tài khoản thanh toán mở tại VPB theo quý, lãi suất ưu đãi được căn cứ dựa trên doanh số giao dịch quý trước. Quản lý được dòng tiền của khách hàng, giúp giám sát mục đích sử dụng vốn tốt hơn. Đồng thời giúp ngân hàng bán thêm được các sản phẩm khác.

3.2.2.1 Gói ưu đãi cho SMEs mới thành lập tại tỉnh Đồng Nai

Tỉnh Đồng Nai hằng năm có gần 4,000 doanh nghiệp mới thành lập, đây là nguồn khách hàng rất tiềm năng cho VPBank- CN Đồng Nai. Gói ưu đãi cho SMEs mới thành lập tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới được tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, mặt khác phát triển thêm mạng lưới khách hàng cho VPBank

Tiêu chí để xác định doanh nghiệp mới thành lập căn cứ vào ngày doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy, những doanh nghiệp nào được thành lập dưới 03 năm là đối tượng của chương trình.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)