Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tạ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 59)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.2.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tạ

vừa tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai

* Chỉ tiêu định tính: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai luôn tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và có chiến lược xây dựng thương hiệu nhằm thu hút khách hàng.

+ Khả năng đáp ứng nhu vầu vay vốn của DNNVV: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai là một ngân hàng trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, đặt tại địa bàn Tỉnh Đồng Nai. Từ khi thành lập, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai đã có nhiều giải pháp tích cực trong công tác huy động vốn. Ngân hàng tập trung khai thác vốn nhàn rỗi từ dân cư và từ các pháp nhân để tranh thủ nguồn vốn đó đầu tư cho các

hoạt động cho vay DNNVV trên địa bàn tỉnh. Một phần nguồn vốn cho vay cũng được chuyển từ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng về. Nên trên cơ bản thì Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Đồng Nai đã đáp ứng được hầu hết các nhu cầu vay vốn của các DNNVV trên địa bàn Tỉnh. Từ đó, góp phần làm tăng chất lượng cho vay DNNVV của ngân hàng.

+ Thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng: Các cán bộ tín dụng của ngân hàng có thái độ phục vụ tốt, nhiệt tình đới với các khách hàng. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn chưa cao, khả năng thẩm định tín dụng còn non, chưa đánh giá được đúng giá trị tài sản đảm bảo. Vì vậy, cũng làm giảm đi phần nào chất lượng tín dụng đối với DNNVV.

+ Khả năng mở rộng mối quan hệ và bán chéo sản phẩm ngân hàng: Qua những lần tiếp xúc hợp tác với khách hàng doanh nghiệp, các cán bộ tín dụng có thể tìm hiểu những nhu cầu khác liên quan tới những sản phẩm khác mà ngân hàng đang sở hữu, để từ đó có thể tiếp thị với khách hàng, thuyết phục họ dùng thêm gói sản phẩm của mình tuy nhiên cán bộ còn non yếu trong việc bán chéo thêm sản phẩm của Ngân hàng để tăng thêm nguồn thu cho ngân hàng.

+ Khả năng thu hút khách hàng mới sử dụng dịch vụ ngân hàng: Với lợi thế là ngân hàng năng động trẻ trung, bên cạnh đó chất lượng dịch vụ của ngân hàng ngày một tăng lên, uy tín ngân hàng ngày càng được đánh giá cao hơn. Lượng khách hàng doanh nghiệp đến giao dịch với ngân hàng sẽ cũng vì thế mà tăng lên.

* Chỉ tiêu định lượng:

Ngoài tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh về dư nợ và số lượng khách hàng DNNVV như đã nêu trong giai đoạn 2017 - 2019 thì còn xét đến các yếu tố tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn trong cùng giai đoạn.

+ Tỷ lệ nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu là tỷ số giữa dư nợ xấu trong cho vay DNNVV trên tổng dư nợ cho vay DNNVV. Nợ xấu là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ chất lượng cho vay càng tốt. Cùng với việc củng cố, nâng cao chất lượng cho vay trong hoạt động của ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu trong cho vay DNNVV vẫn được ngân hàng kiểm

soát ở mức thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Theo dữ liệu tại Bảng 2.5 thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có xu hướng giảm dần qua các năm. Từ năm 2017 tỷ lệ nợ xấu này là 0.53%, sang năm 2018 có tăng nhẹ 0.59% nhưng đến năm 2019 tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh xuống còn 0.21%. Ta thấy dư nợ tăng qua các năm nhưng Năm 2019 tỷ lệ nợ xấu lại giảm dần và ở mức thấp. Việc nợ xấu được kiểm soát ở mức thấp cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng trong thời gian qua đã đảm bảo được tính an toàn và có hiệu quả trong hoạt động.

Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay khách hàng DNNVV tại VPBank – CN Đồng Nai từ năm 2017 - 2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ xấu 2,834 3,634 1,365 Tổng dư nợ cho vay 538,676 616,948 638,858

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 0.53% 0.59% 0.21%

(Nguồn: VPBank – CN Đồng Nai, Đơn vị triệu đồng) Có được kết quả trên là do VPBank đã đề ra các giải pháp hữu hiệu và triệt để, hạn chế nợ xấu một cách tốt nhất như: tiến hành thẩm định tín dụng chặt chẽ, đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo, đa dạng hóa các sản phẩm cho vay để phòng ngừa rủi ro, luôn luôn chỉ đạo các cán bộ tín dụng đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp trả nợ; ngân hàng tập trung phân tích, đánh giá, xử lý các khoản nợ quá hạn và các khoản nợ có khả năng quá hạn từ đó đưa ra các biện pháp tiến hành thu hồi nợ

+ Tỷ lệ nợ quá hạn:

Bảng 2.3: Tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ cho vay khách hàng DNNVV tại VPBank – CN Đồng Nai từ năm 2017 - 2019

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Dư nợ quá hạn 4,234 5,054 2,665 Tổng dư nợ cho vay 538,676 616,948 638,858

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 0.79% 0.82% 0.42%

Từ bảng 2.3 trên cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng trong thời gian qua đã giảm dần. Từ 0.82% vào năm 2018 xuống còn 0.42% vào năm 2019. Tỷ lệ nợ quá hạn thấp và có xu hướng giảm dần cho thấy khả năng kiểm soát nợ của Ngân hàng khá tốt và chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng – chi nhánh đồng nai luận văn thạc sĩ (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)