6 tháng đầu tháng cuối tháng đầu tháng cuối Thanh Hóa 100 118.120 7.782 9
2.1.1. Đặc điểm tình hình và chủ trương, nhiệm vụ của ngành Tài chính
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng
đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra
đời phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và thử thách: kinh tế nghèo nàn, tài chính trống rỗng, chính quyền mới chưa được quốc tế công nhận và chưa nhiều kinh nghiệm quản lý, lực lượng vũ trang còn non trẻ, trang bị thiếu thốn. Hậu quả xã hội của chính quyền cũ để lại còn nặng nề. Các thế lực quốc tế và phản động đang âm mưu bóp chết chính quyền cách mạng. Vân mệnh dân tộc đang trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nền độc lập, tự do của dân tộc vừa mới giành được đứng trước
nguy cơ mất, còn.
Tại Bình Định, sau ngày 23/8/1945, nhân dân bước vào một thời kỳ mới với nhiều thuận lợi cơ bản cùng những khó khăn, thử thách phức tạp. Chính sách ngu dân của chính quyền thực dân để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng với khoảng 95% dân số mù chữ. Đây được xem là khó khăn lớn không chỉ về mặt tinh thần mà còn
ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Trường học đình khóa, dịch vụ y tếkhó khăn, các nhà thương thiếu thuốc, y cụ. Những tàn tích văn hóa lạc hậu như:
nghiện rượu, thuốc phiện, mại dâm, mê tín dịđoan… còn phổ biến.
Về kinh tế, hàng ngàn tấn muối ăn, dầu dừa, dây dừa, cau khô, heo, bò, nón
Gò Găng, lâm thổ sản,… ứ đọng không tiêu thụ được. Nhà máy dệt Delignon và
các xưởng dệt thủ công của người Hoa, hãng SITA, hãng bột trứng vịt FIARD phải đóng cửa vì thiếu nguyên liệu. Không chỉ nông dân lâm vào cảnh cơ cực mà
các tầng lớp nhân dân khác như công nhân, thợ thủ công, dân nghèo đô thị cũng
khốn đốn [4; tr.11].
Trong lúc toàn dân đang ra sức khắc phục khó khăn và xây dựng, bảo vệ chế độ mới thì bọn phản động cách mạng cũng dần tập hợp lại lực lượng chống đối chính quyền, tạo điều kiện cho bọn thực dân Pháp trở lại xâm lược. Phát xít Nhật
tuy đã bại trận nhưng vẫn còn có khoảng 50 quân canh giữ chi nhánh Ngân hàng
Đông Dương tại Quy Nhơn đang chờ quân Đồng minh đến “giải giáp”. Cùng với
đó các lực lượng phản động ở địa phương ngấm ngầm hoạt động, chống phá chính quyền cách mạng.
Cùng một lúc phải đối diện với ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm trong khi chính quyền cách mạng còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm quản lý, bị cô lập và bao vây, ngân sách trống rỗng… khiến cho vận mệnh dân tộc bị đặt trước thách thức sống còn.
Đầu tháng 9/1945, chính quyền cách mạng lâm thời tỉnh Bình Định tiến hành họp và xác định những nhiệm vụ trước mắt là: tập trung sức củng cố chính quyền, xây dựng thực lực chính trị, vũ trang, giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội cấp
bách trước mắt nhằm ổn định tình hình, sẵn sàng đối phó với những âm mưu của
địch. Tỉnh Bình Định chủ trương tạm cấp công điền, công thổ cho nông dân, phát
động phong trào tăng gia sản xuất lúa gạo, hoa màu; tiết kiệm lương thực để phòng
đói, cứu đói. Khuyến khích phục hồi một số ngành tiểu thủ công nghiệp…
Năm 1946, đi đôi với việc kiện toàn các cơ quan dân cử trong tỉnh, theo yêu cầu phát triển ở mỗi cấp từng bước hình thành các cơ quan chuyên môn giúp việc
như: quân sự, công an, kinh tế - tài chính, văn hóa, thông tin, giáo dục…
Trước diễn biến mới của tình hình trong nước, khu vực và tỉnh Bình Định,
ngày 22/01/1947, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ nhất đã diễn ra.
Căn cứ vào Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Trung ương Đảng, sự chỉđạo của Khu
ủy Khu V và tình hình trong tỉnh, Đại hội đề ra nhiệm vụ: “… Ra sức xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa nhằm tiếp tục ổn định và cải thiện đời sống của nhân
dân; giải quyết một số vấn đề xã hội do chiến tranh đặt ra, tăng cường sức mạnh mọi mặt để làm tốt nhiệm vụ hậu phương và huy động sức người, sức của phục vụ
tiền tuyến”.
Năm 1948, Ủy ban Hành chính các cấp ở Nam Trung Bộ đổi tên là Ủy ban Kháng chiến Hành chính cho phù hợp với tình hình kháng chiến chống thực dân Pháp. Ở cấp tỉnh có thêm các bộ phận chuyên môn phụ trách kinh tế - tài chính
như: Ty Kinh tế, Ty Tài chính, Ty Thực địa (phụ trách thuế quan trực thu và địa
chính) và Ty Công thương.
Tiếp đó, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ hai diễn ra từ ngày 20 đến
ngày 24/02/1949. Đại hội thảo luận và quyết định những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh. Về kinh tế, tài chính và văn hóa - xã hội, đại hội nhấn mạnh: “…Phải đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để tự túc lương thực và đáp ứng phần lớn hàng tiêu dùng thiết yếu cho nhân dân, chấn chỉnh lại xây dựng các tổ
chức làm ăn tập thể. Tiếp tục thực hiện giảm tô, chuẩn bị cải cách ruộng đất.
Động viên mạnh mẽ sự đóng góp của nhân dân để tiếp tục cầm cự và chuẩn bị
tổng phản công”.
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ III (3/1950) diễn ra tại trại thiếu nhi Bác Hồ ở xã Cát Hanh, huyện Phù Cát. Về kinh tế - xã hội, Đại hội chủ trương: “Đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất để tiếp tế cho tiền tuyến và cải thiện đời sống nhân dân, lãnh đạo cải thiện dân sinh có hiệu quả là công tác trọng tâm của Đảng bộ. Thực hiện tăng thu, giảm và tiết kiệm chi, bảo vệ của công và thanh toán các quỹ còn dây dưa, mở rộng trao đổi hàng hóa trong và ngoài tỉnh để
bình ổn giá cả thị trường, phối hợp với các tỉnh bạn tích cực bao vây kinh tế địch. Triệt để giảm tô và giảm tức, triển khai công tác điều tra kinh tế nông thôn. Củng cố và phát triển phong trào hợp tác xã tiêu thụ, nông đoàn và tổ chức làm ăn tập thể
nhằm thúc đẩy sản xuất. Tích cực đào tạo cán bộ cho các ngành kinh tế, tài chính”. Nhằm chuyển mạnh cuộc kháng chiến chống Pháp sang một thời kỳ mới,
huyện Hoài Ân. Đại hội đề ra 4 nhiệm vụ cụ thể, trong đó trọng tâm là: “Thực hiện
đúng đắn chính sách thuế nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm, đảm bảo cung cấp và cải thiện dân sinh”. Trong năm 1952, về mặt tổ chức ở các địa phương có
thành lập Ban Thuế nông nghiệp.