NGÀNH TÀI CHÍNH TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành tài chính tỉnh bình định (1945 1989) (Trang 42)

6 tháng đầu tháng cuối tháng đầu tháng cuối Thanh Hóa 100 118.120 7.782 9

NGÀNH TÀI CHÍNH TỈNH BÌNH ĐỊNH

Pháp xâm lược (1945 - 1954)

2.1.1. Đặc điểm tình hình và chủ trương, nhiệm vụ của ngành Tài chính

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng

đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vừa mới ra

đời phải đối mặt với muôn vàn khó khăn và thử thách: kinh tế nghèo nàn, tài chính trống rỗng, chính quyền mới chưa được quốc tế công nhận và chưa nhiều kinh nghiệm quản lý, lực lượng vũ trang còn non trẻ, trang bị thiếu thốn. Hậu quả xã hội của chính quyền cũ để lại còn nặng nề. Các thế lực quốc tế và phản động đang âm mưu bóp chết chính quyền cách mạng. Vân mệnh dân tộc đang trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nền độc lập, tự do của dân tộc vừa mới giành được đứng trước

nguy cơ mất, còn.

Tại Bình Định, sau ngày 23/8/1945, nhân dân bước vào một thời kỳ mới với nhiều thuận lợi cơ bản cùng những khó khăn, thử thách phức tạp. Chính sách ngu dân của chính quyền thực dân để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng với khoảng 95% dân số mù chữ. Đây được xem là khó khăn lớn không chỉ về mặt tinh thần mà còn

ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Trường học đình khóa, dịch vụ y tếkhó khăn, các nhà thương thiếu thuốc, y cụ. Những tàn tích văn hóa lạc hậu như:

nghiện rượu, thuốc phiện, mại dâm, mê tín dịđoan… còn phổ biến.

Về kinh tế, hàng ngàn tấn muối ăn, dầu dừa, dây dừa, cau khô, heo, bò, nón

Gò Găng, lâm thổ sản,… ứ đọng không tiêu thụ được. Nhà máy dệt Delignon và

các xưởng dệt thủ công của người Hoa, hãng SITA, hãng bột trứng vịt FIARD phải đóng cửa vì thiếu nguyên liệu. Không chỉ nông dân lâm vào cảnh cơ cực mà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành tài chính tỉnh bình định (1945 1989) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)