6 tháng đầu tháng cuối tháng đầu tháng cuối Thanh Hóa 100 118.120 7.782 9
1.3.1. Với các phong trào yêu nước ở Bình Định trước khi thành lập Đảng năm
năm 1930
Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, cùng với các phong trào đấu tranh
yêu nước trong cả nước, phong trào đấu tranh yêu nước ở Bình Định cũng diễn ra
như: Duy Tân, Đông Du, phong trào chống thuế năm 1908, cuộc vân động khởi
nghĩa năm 1916, phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ (1919 - 1929)… hoạt
động tài chính - tiền tệđã được quan tâm chú ý.
Sau khi phong trào yêu nước dưới danh nghĩa Cần Vương thất bại, các sĩ phu yêu nước Bình Định lại tìm con đường cứu nước mới. Đầu thế kỷ XX, các sĩ phu yêu nước ở Bình Định nhanh chóng tiếp thu trào lưu tư tưởng mới dân chủ tư sản
và lãnh đạo phong trào yêu nước đi theo khuynh hướng này. Tiêu biểu cho phong
trào Đông Du ởBình Định là nhà yêu nước Tăng Bạt Hổ.
Với những thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, Tăng Bạt Hổ sau những năm bôn ba trên con đường cứu nước ở các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Xiêm, đến năm 1898 Tăng Bạt Hổ trở vềnước, tìm gặp và kết thân với Nguyễn Thượng Thiện bàn bạc kế sách cứu nước. Chủ trương vận động, tập hợp lực lượng yêu nước vào một tổ chức cứu nước mới, chọn người “xuất
dương cầu học”. Để có kinh phí hoạt động Tăng Bạt Hổ được quần chúng nhân dân trong tỉnh ủng hộ về tiền bạc, lương thực để hoạt động. Chủ trương liên kết những
người đồng tâm, đồng chí, chọn người xuất dương cầu học, bồi dưỡng nhân tài cho
đất nước của Nguyễn Thượng Hiền và Tăng Bạt Hổ cũng chính là một nội dung quan trọng trong tôn chỉ mục đích, đường lối hoạt động của Duy Tân hội.
Vào tháng 7/1904, Tăng Bạt Hổ trở về Nam và gia nhập tổ chức Duy Tân hội trở thành một trong những người hoạt động tích cực của hội. Phong trào Đông
Du trong lúc này cũng có những bước chuyển biến tích cực. Sau khi dẫn đường cho Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính sang Nhật và được tổ chức giao nhiệm vụ ở lại Yokohama hoạt động, đến tháng 12/1905 Tăng Bạt Hổ về nước, tiếp tục vận động thanh niên sang Nhật du học, trong đó liên lạc vận động các sĩ phu yêu nước tham
gia vào phong trao Đông Du. Mặt khác còn vận động những người có tâm huyết với phong trào ở trong tỉnh cũng như các tỉnh khác ủng hộ về tài chính gửi sang nhật cho du học sinh.
Tăng Bạt Hổ hoạt động tích cực cho phong trào Đông Du. Cùng với Duy Tân hội ông đã huy động được 190 du học sinh (trong đó miền Bắc là 50, miền Trung là 40 (có du học sinh Bình Định) và miền Nam là 100 du học sinh). Với sự
phát triển mạnh mẽ của phong trào, thực dân Pháp và triều đình Huế tìm cách đối
phó, ngăn cản. Thực dân Pháp thương lượng với Nhật Bản, nhường một số quyền lợi buôn bán ở Đông Dương với điều kiện chính phủ Nhật phải trục xuất những
người yêu nước Việt Nam khỏi đất Nhật. Vì vậy, cuối năm 1908 phong trào Đông
Du chấm dứt. Dù Bình Định nằm ở Trung Kỳ nơi phát triển mạnh mẽ của Phong
trào Đông Du, tuy nhiên do thực dân Pháp kiểm soát chặt chẽ nên phong trào Đông
Du ởBình Định không diễn ra rầm rộNhư ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ.
Từ năm 1905 - 1908, cùng với phong trào Đông Du, ở Bình Định đã xuất hiện và phát triển phong trào Duy Tân. Đây là một phong trào yêu nước theo
khuynh hướng dân chủ tư sản. Mục đích của phong trào Duy Tân là chống vua quan phong kiến thối nát và những phong tục, tập quán, tư tưởng đạo đức phong kiến lỗi thời, lạc hậu. Phong trào tích cực đề xướng tư tưởng dân chủtư sản với các yêu cầu “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Khởi xướng cho cuộc vận động Duy Tân ở miền Trung, trong đó có Bình Định là Phan Châu Trinh cùng hai đồng chí của ông là Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp. Cuộc vận động diễn ra hết sức sôi nổi.
Sau kỳ thi Hương năm 1906, bài phú của Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý
thấy được nỗi nhục mất nước. Các nhân sĩ, tú tài, sĩ tử Bình Định bắt đầu tiếp nhận
tư tưởng mới, tư tưởng tư sản và thực hiện phương thức cứu nước mới theo khuynh
hướng cải cách tư sản. Ảnh hưởng tư tưởng duy tân của Phan Châu Trinh, nhiều sĩ phu Bình Định tích cực tham gia phong trào như: Nguyễn Trọng Trì, Nguyễn Hân,
Lê Chuân, Lê Cương, Bùi Phiên Dư…
Tham gia lãnh đạo phong trào Duy Tân ở Bình Định, có các quan triều đình như: Nguyễn Du, Ngự sử hồi hưu Đinh Văn Hoàng, Chánh tổng Nguyễn Hàm, Bá hộ Huỳnh Lý, Phan Trường… Những người lãnh đạo này hoạt động khắp các địa
phương, vận động nhân nhân tham gia. Họ đã phát động phong trào bài trừ mê tín dịđoan, cắt tóc ngắn, bỏ áo dài đen, mặc áo cộc. Trong đó, sôi nổi hơn cả là phong trào cắt tóc ngắn. Ngoài việc tích cực vận động nhân dân tham gia phong trào, các quan triều đình còn ủng hộ vật chất, tiền bạc, đểphong trào có điều kiện phát triển mạnh mẽhơn.
Phong trào Duy Tân ởBình Định phát triển có mối liên hệ với phong trào Duy Tân ở Quảng Ngãi. Được sự hỗ trợ tích cực của các thành viên của Duy Tân Hội ở
Quảng Ngãi nên trong 3 năm 1906 - 1908, phong trào Duy Tân cải cách ởBình Định ngày càng lan rộng khắp các huyện trong tỉnh mà đỉnh cao là ởAn Nhơn.
Ngoài các phong trào Đông Du, Duy Tân, Bình Định trong những năm đầu thế kỷ XX còn có các phong trào diễn ra sôi nổi như: phong trào chống thuếở Bình
Định năm 1908, phong trào này diễn ra sôi nổi khắp các huyện trong tỉnh, tuy nhiên cuối cùng bị thực dân Pháp đàn áp đi đến thất bại. Tiếp đến là cuộc vận động khởi
nghĩa ở Bình Định năm 1916, cuộc vận động này theo con đường dân chủ tư sản với phương thức là đấu tranh vũ trang. Phương hướng hoạt động là vận động lính
người Việt, chủ yếu là lính khố xanh đứng lên khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa ở Bình
Định và các tỉnh Trung Kỳ đều bị thực dân Pháp dập tắt. Ở Bình Định giai đoạn này còn có cuộc đấu tranh của các dân tộc thiểu số, phong trào này các dân tộc thiểu số đứng lên đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống nạn cướp đất của bọ thực dân, phong trào bảo vệquê hương, làng bản. Phong trào đã thu hút nhiều thanh niên
trai tráng tham gia đấu tranh, nhân dân cũng tích cực hưởng ứng đóng góp của cải,
lương thực cho phong trào.
Sau những thất bại của các phong trào đấu tranh đầu thế kỷ XX, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, phong trào đấu tranh ở Bình Định tiếp tục diễn ra. Nổi lên trong giai đoạn này là các phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ ở Bình Định (1919 - 1929).
Trong những năm 1920 - 1924, hưởng ứng phong trào cải cách dân chủ, một sốsĩ phu, nhà buôn lớn trong tỉnh đứng ra hô hào quần chúng nhân dân hưởng ứng phong trào cải cách dân chủ trong nước, đồng thời vận động nhau góp vốn thành lập các Hội buôn như Phước An thương hội ở Quy Nhơn, Hoài Châu thương quán ở Hoài Nhơn. Điều hành công việc của Hội là Ban Quản trị do các cổ đông đề cử trong đó có các Hội phó, thư ký, kế toán, kiểm soát viên. Điều này thể hiện được vấn đề tài chính đã được chú ý hơn không chỉ trong việc kinh doanh mà còn trong
phong trào đấu tranh.
Đặc biệt, trong những năm 1925 - 1927, những cuộc đấu tranh của nhân dân
Bình Định diễn ra ngày càng sôi nổi hơn. Vào cuối năm 1925, là phong trào đấu
tranh đòi thả tự do cho nhà yêu nước Phan Bội Châu. Đầu tháng 4/1926, tại Chùa Bà các viên chức nhà nước, thương gia, công nhân, quần chúng nhân dân lao động
Quy Nhơn đã tổ chức lếtruy điệu nhà yêu nước Phan Châu Trinh. Trong năm 1927
còn có các phong trào đấu tranh của học sinh, giáo viên diễn ra sôi nổi.
Như vậy, có thể thấy rằng các phong trào đấu tranh của nhân dân Bình Định trong những năm đầu thế kỷ XX khi Đảng Cộng sản chưa thành lập, diễn ra sôi nổi rộng khắp, với nhiều hình thức đấu tranh khác nhau. Các phong trào đấu tranh đều chịu ảnh hưởng của khuynh hướng dân chủ tư sản, tuy đã lập ra tổ chức của phong
trào để hoạt động, có đường lối đấu tranh rõ ràng, nhưng với nhiều nguyên nhân
khác nhau các phong trào đều đi đến kết quả thất bại. Mặc dù các phong trào thất bại nhưng đã thể hiện được lòng yêu nước, đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia có cả quan lại, bá hộ… Cùng với đó là sự ủng hộ về tài chính, lương thực của
nhân dân và cảtư sản để giúp các phong trào có kinh phí hoạt động, là những đóng
góp quan trọng để giúp các phong trào diễn mạnh mẽhơn.