6 tháng đầu tháng cuối tháng đầu tháng cuối Thanh Hóa 100 118.120 7.782 9
2.1.2. Hoạt động của ngành Tài chính tỉnh Bình Định
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, hoạt động của ngành Tài chính chủ yếu là sử dụng ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế trực thu và gián thu, phát hành giấy bạc nhằm quản lý thu chi, kiến thiết chính quyền mới.
Cách mạng Tháng Tám thành công, cùng với sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 28/8/1945, bộ máy tài chính Nhà nước Việt Nam được thành lập với chức năng, nhiệm vụ phải huy động mọi nguồn lực để vừa nuôi bộ máy Nhà nước, vừa phục vụ sản xuất, chiến đấu, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Theo Sắc lệnh số 75/SL ngày 29/8/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chính quyền cách mạng lâm thời Bình Định đổi tên thành Ủy ban nhân dân. Ủy ban nhân dân
được bầu từ đại diện cho các tầng lớp nhân dân Bình Định, trong đó có một bộ
phận viên chức dưới chính quyền cũ, đã đứng ra quản lý, điều hành công việc của chính quyền mới. Ủy ban nhân dân cách mạng từng bước hoàn thiện bộ máy hành chính với việc thành lập các phòng chuyên môn gồm Phòng Hành chính, Phòng Tài
chính, Phòng Công văn.
Phòng Tài chính, nằm trong bộ máy Ủy ban nhân dân. Phòng Tài chính gồm hai ban thu và chi, thực hiện chức năng quản lý tài chính toàn bộ các hoạt
động trong bộ máy hành chính tỉnh Bình Định, dự trù và thi hành ngân sách, kiểm soát thu chi, quản lý các quỹ ứng tiền, quản lý trả lương, phụ cấp, lương hưu trí,
công tác phí và cấp phát các loại vật liệu. Sự ra đời Phòng Tài chính đã đánh dấu sự ra đời và vận hành của công tác tài chính cách mạng tạo điều kiện hình thành hệ thống tổ chức và nhân sự ngành Tài chính, dẫn tới sự thành lập Ty Tài chính
cơ quan chuyên môn vềtài chính đầu tiên đánh dấu sự ra đời ngành Tài chính tỉnh Bình Định.
Ngày 22/11/1945, Chính phủ ban hành Sắc lệnh 63/SL quy định về tổ chức, quyền hạn và cách làm việc của Ủy ban hành chính các cấp (xã, huyện, tỉnh, kỳ).
Theo đó, Ủy ban hành chính Bình Định ra đời trên cơ sở Ủy ban nhân dân cách mạng, Phòng Tài chính tiếp tục trực thuộc ủy ban hành chính.
Ngày 06/01/1946, cuộc Tổng tuyển cử diễn ra sôi nổi trong cả nước, thu hút
được đông đảo nhân dân tham gia. Cả nước bầu được 333 đại biểu Quốc hội, trong
đó 57% đại biểu thuộc các đảng phái dân chủkhác nhau, 43% đại biểu không đảng phái. Hòa chung trong không khí sôi nổi của cả nước, nhân dân Bình Định cũng nô
nức đi bầu cử với niềm tin sắt đá vào Chính phủ Hồ Chí Minh. Sau thắng lợi của cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội, cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp cũng được tiến hành.
Để bồi dưỡng sức dân, tỉnh Bình Định tiến hành những cải cách dân chủ. Thi hành Sắc lệnh 11/SL, ngày 07/9/1945 và Nghị định ngày 26/10/1945 của Chính phủ, chính quyền cách mạng tỉnh Bình Định bãi bỏ một số loại thuế bất công và nô dịch, như thuế thân, thuế chợ, thuếđò, thuếrượu, thuế muối,… giảm thuế ruộng đất 20% xóa bỏ các khoản phù thu lạm bổ, xóa và hoãn nợ, giảm tô 25% cho nông dân.
2.1.2.1. Về hoạt động thu - chi * Về các khoản thu
Nhằm điều hành hoạt động của tất cả các nguồn thu từ quỹ, ngân sách quốc gia cấp qua quỹ Trung Bộ, các khoản nộp thuế và tiền tịch thu từ các hoạt động trái
phép, được sự đồng ý của Ủy ban hành chính tỉnh, Ty Tài chính đã lập Quỹ Lưu động tài chính để quản lý và kiểm soát thu - chi. Trong thời kỳ 1946 - 1947, các nguồn thu thuế gần như không đáng kể, ngân quỹ tỉnh chủ yếu dựa vào các hình thức đóng góp tự nguyện của nhân dân, thông qua “Quỹ độc lập”, “Tuần lễ vàng”,
Để khôi phục nền tài chính quốc gia vốn đang trống rỗng, ngày 04/9/1945, Chính phủ đã phát động xây dựng “Quỹ độc lập” và tổ chức “Tuần lễ vàng” từ ngày 19/9/1945 đến 25/9/1945. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Bình Định đã hăng hái đóng góp vào “Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng”, góp phần cùng đồng bào cả nước hỗ trợ Chính phủ khắc phục một phần khó khăn về tài chính. Trong “Tuần lễ vàng” từ ngày 17 đến ngày 25/9/1945, nhân dân toàn tỉnh đã đóng góp được 25 kg vàng. Nhiều người tự nguyện quyên góp từ 1 đến 1,2 lượng vàng. Một số cặp vợ chồng đem cả hoa tai, nhẫn, xuyến, dây chuyền và kiềng vàng,… là các kỷ vật của lứa đôi để ủng hộ. Trong “Tuần lễ đồng”, nhân dân toàn tỉnh hiến góp không chỉ là những vật gia dụng như chậu
đồng, mâm thau, nồi đồng,… mà còn có cảđồ thờ cúng tổ tiên như: lư hương, đỉnh, thố, tam sơn ngũ sự bằng đồng,… với số lượng toàn tỉnh đóng góp lên tới hàng chục tấn đồng cho sự nghiệp “Kháng chiến, kiến quốc” [4; tr.23].
Ngày 10/4/1946, Chính phủ ban hành Sắc lệnh đặc biệt gọi là “Đảm phụ
quốc phòng” quy định các khoản thu cho ngân sách, quy định các nguồn quỹ tự
nguyện, biểu thuế mới về ruộng đất, thuế môn bài… Nhân dân Bình Định hưởng
ứng và thực hiện nghiêm túc.
Cùng với việc củng cố, xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế được đẩy mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất tỉnh Bình Định. Theo
đó, để tạo thêm ngân sách đóng góp cho Trung ương và phục vụ các hoạt động trong tỉnh, ngoài việc tăng cường thu thuế điền thổ, phụ thu kháng chiến, từ năm
1947, ngành Tài chính tỉnh Bình Định ban hành và thu thêm một số thuế mới như
thuế quan, thuế môn bài, thuế sát sanh, thuếtrước bạ.
Thi hành chủ trương “tăng thu, giảm chi”, “thực hiện tiết kiệm” và “thống nhất quản lý ngân sách” của Liên khu ủy, từ năm 1948 - 1949, tỉnh Bình Định tích cực thu đủ các loại thuế hiện hành, nhất là thu “Phụ thu kháng chiến”, cùng các loại thu của Chính phủ như: Công lương (tức quỹ kháng chiến), Công phiếu kháng chiến. Đồng thời, lập và quản lý thống nhất ngân sách từ tỉnh xuống xã. Năm 1948
có 2 đợt thu: đầu năm vừa thu các loại thuế hiện hành (trừ thuếđiền thổ) và truy thu các loại thuế mà năm 1947 chưa thu (trừ thuế điền thổ, thuế quan), đợt này tỉnh
Bình Định thu được 3.898.224,08 đồng. Đợt 2, thu từ ngày 01/11/1948 đến ngày
31/01/1949, đây là 3 tháng cuối đợt I “Thi đua ái quốc” ở Nam Trung Bộ, về thời gian toàn tỉnh chỉ thu 15 ngày, huyện Phù Mỹ và Phù Cát chỉ từ 2 giờ 20 phút đến 3 giờ. Về lúa thu vượt mức dự trù đến 449.094 kg (2.249.094/1.800.000 kg), dẫn đầu toàn Liên khu (2.294.094/7.000.000) [4; tr.71].
Từ năm 1948, thực hiện chủ trương của Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Trung Bộ tăng thu, giảm chi, thực hành tiết kiệm, quản lý việc thu trong mọi ngành, mọi cấp nên tình hình tài chính ở các địa phương đã giảm bớt căng thẳng.
Để tạo thêm ngân sách đóng góp vào quỹ kháng chiến và trang trải các khoản chi tiêu của tỉnh, công tác thu thuếđược tỉnh hết sức chú trọng. Tỉnh tiến hành thu thuế điền thổ, thuế môn bài, sát sinh, thuế quan… Năm 1948, thuế điền thổ thu được
4.745.863 đồng, thuếmôn bài 491.200 đồng, thuếsát sinh 919.184 đồng, thuế quan 7.889.011 đồng, thuế trước bạ 59.057 đồng. Tổng cộng thuế thu được là 15.044 triệu đồng và 2.144 tấn lúa. Đến 1949 tăng lên 26.690 triệu đồng và 4.400 tấn lúa. Ngoài thu thuế để tăng thu ngân sách, chính quyền và các đoàn thể đã vận động nhân dân mua 35 triệu công phiếu kháng chiến và đóng góp cho quỹ nuôi quân 174.500 triệu đồng [23; tr.64-65].
Các loại thuế trực thu và gián thu năm 1949 đều tăng từ 200% - 300%. Thu các loại thuế về tiền từ 15.044.000 đồng (năm 1948) tăng lên 26.690.000 đồng
(năm 1949); nếu tính cả tiền và thóc thì từ 27.000.000 đồng (năm 1948) tăng lên 70.000.000 đồng (năm 1949), trong đó phần phụ thu kháng chiến từ 2.149.000 kg
tăng lên gấp đôi: 4.400.000 kg. Quỹ Công lương (tức Quỹ tham gia kháng chiến) thu từ tháng 6 đến cuối năm, cả tỉnh thu được 1.395.491 kg lúa và 4.266.000 đồng. Cả hai đợt phát hành công phiếu kháng chiến (tháng 5/1949 và năm 1950) với chỉ
tiêu của Liên khu giao cho tỉnh là 35.000.000 đồng, nhưng toàn tỉnh mua
Trước năm 1951, tài chính rất phân tán do các địa phương, các ngành tài
chính phải lo liệu tự túc, phải tự xoay xở lấy một phần kinh phí. Các nguồn thu quỹ cho địa phương chồng lên các món thu cho ngân sách toàn quốc. Vì thế, việc phát hành giấy bạc ngày càng tăng làm cho tiền tệ, vật giá bấp bênh, nền kinh tế quốc
dân ngày càng khó khăn, ảnh hưởng đến cuộc kháng chiến lâu dài… Để chấn chỉnh tình hình trên, từ năm 1951, Bộ Tài chính thực hiện thống nhất quản lý tài chính trong cả nước. Để tăng thu, Nhà nước ban hành chính sách thuế mới, công bằng hợp lý, thích hợp với hoàn cảnh kinh tế - xã hội và điều kiện chiến tranh. Cùng với
đó, chính sách tài chính mới, thống nhất quản lý tài chính được ban hành nhằm tập trung mọi lực lượng cung cấp cho chiến trường thông qua hình thức thuế, chủ yếu là thuế nông nghiệp. Từ chỗ phát hành để chi tiêu năm 1947, năm 1952 thu bằng
85% chi, đến năm 1953 - 1954 đã cân bằng được thu chi, tạo điều kiện căn bản để ổn định tiền tệ, bình ổn giá.
Ở Bình Định, việc thống nhất tài chính đã được triển khai một cách cụ thể, các loại quỹ cấp xã được loại bỏ, chỉ duy trì một số loại quỹ cấp tỉnh trở lên. Ngày 15/7/1951, Chính phủ ban hành chính sách thuế nông nghiệp kháng chiến.
Dù gặp nhiều địch họa và thiên tai nặng nề, nhưng nhân dân Bình Định vẫn tích cực làm nghĩa vụ thuế nông nghiệp, năm sau cao hơn năm trước. Năm 1952,
mức thuếchính tăng trong bộ thuếlà 26.362.698 kg, được miễn giảm mất mùa còn lại 18.184.564 kg, đến đợt thanh thu (ngày 31/3/1953), toàn tỉnh nộp cả lúa và tiền là 548.465 kg. Dù mức thuế tăng hơn 2,8 lần so với năm 1951 (17.548.465/6.055.099 đồng), nhưng nhân dân nhiều nơi thi đua nộp nhanh và gọn.
Trong đợt thu thuế đầu tiên, xã Mỹ Hòa (Phù Mỹ) nộp 167 tấn lúa trong 10 ngày, xã Cát Hiệp (Phù Cát) nộp 100 tấn chỉ trong vòng 15 ngày… [4; tr.36].
Năm 1953, tuy số người chịu thuế ít hơn, nhưng khởi điểm tính thuế theo nhân khẩu cao hơn, cùng diện tích chịu thuế và sản lượng lúa tăng, nên thuế chính tảng của năm 1953 là 36.067.407 kg, tăng 9.554.752 kg so với năm 1952. Qua các đợt tiên thu (được 17.655 tấn), tạm thu (được 8.811.698 kg) và thanh thu (được
6.744.553 kg), cả lúa và tiền được khoảng 32.529.247 kg. Phong trào thi đua nộp thuế nông nghiệp năm 1953 có nhiều địa phương nổi bật. Đợt tiêu thu, huyện Phù Mỹ được giao 2.300 tấn, trong 25 ngày đã thu 2.595.700 kg, trong đó có 237 tấn cho ngân sách xã; huyện An Nhơn trong 17 ngày thu được 2.074 tấn. Đợt thanh thu, xã Bình Hòa (huyện Bình Khê nay là huyện Tây Sơn) trong 2 ngày thu 200.070kg, vượt mức 60.070 kg [4; tr.36-37].
Năm 1952, tỉnh Bình Định triển khai công tác thu thuế công thương nghiệp.
Đến ngày 24/11/1952, thu các loại thuế (công thương, xuất nhập khẩu, sát sinh…)
được 396 triệu đồng, tăng 400% (396 triệu đồng/95 triệu đồng) so với năm 1951. Năm 1953, dù thu các loại thuế đạt 1.356 triệu đồng (tăng 342% so với năm 1952),
riêng thuế công thương được 653.423 triệu đồng, nhưng cũng chỉ đạt 1/3 mức thuế
của Liên khu giao cho tỉnh [4; tr.37].
Riêng về thu thuế nông nghiệp được tỉnh Bình Định xác định là công tác trọng tâm đểđảm bảo nguồn thu chính cho ngân sách quốc gia và địa phương. Tỉnh
ủy và chính quyền các cấp tổ chức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập, quán triệt chủ trương và chính sách thuế nông nghiệp. Tỉnh ủy còn chỉđạo chặt chẽ các cấp, các ngành tiến hành các bước công tác: điều tra phân khoảnh, bình nghị xếp hạng, định mức sản lượng, lập bộ và thu thuếđúng chính sách; đồng thời động viên cán bộ, đảng viên tiên phong gương mẫu trong kê khai diện tích, nhân khẩu và nộp thuếđúng mức, đúng hạng, lúa tốt.
Thực hiện chủ trương của Hội nghị Ban Thường vụ Liên Khu ủy mở rộng cuối tháng 02/1954: “Vùng tự do phải kết hợp đánh giặc với các công tác kinh tế, tài chính, tổ chức”. Trong vòng 5 tháng đầu năm 1954, nhân dân Bình Định thi đua
nộp gần 20.000 tấn lúa thuế nông nghiệp cho đợt thanh thu cuối năm 1953 (28/02/1954) và tiên thu năm 1954, cùng 629.495.000 đồng thuế thương nghiệp, chỉ kém 23.947.000 đồng so với thuế công thương nghiệp thu cả năm 1953 (653.413.000/629.495.000 đồng). Thuế nông nghiệp đợt tiên thu năm 1954 được 13.130.483 kg cả lúa và tiền, tuy kém hơn vụ tiên thu năm 1953 đến 4.417.982 kg
(17.548.465/13.130.483 đồng), nhưng chiếm tới 66,73% số thuế nông nghiệp đợt
tiên thu năm 1954 của 3 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên (13.130.483/19.675.485) [4; tr.167].
Thuế nông nghiệp chiếm từ 36,28% (năm 1951) đến 66,73% (năm 1954)
tổng số thuế nông nghiệp thu được 4 tỉnh vùng tự do (Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Phú Yên); từ năm 1952 đến năm 1954, tỉnh Bình Định đã góp
8.000.000 ngày công phục vụ hỏa tuyến [4; tr.170].
* Về các khoản chi
Tài chính Bình Định giai đoạn này bước đầu phân định rõ các khoản chi theo
hướng hành chính phí và sự nghiệp phí. Về sự nghiệp phí, ngân sách nhà nước chi
cho các lĩnh vực xây dựng chính quyền các cấp, quốc phòng, giao thông công chính, nông - công nghiệp, tuyên truyền, văn hóa giáo dục và các hoạt động lương thưởng… được chú trọng.
Ty Tài chính rà soát tổng thể nguồn thu hành chính phí, thực hiện chức năng
xây dựng chế độ lương bổng, chế độ công tác phí cho bộ máy hành chính, liên tục rà soát bộ máy nhân sự biên chế và hợp đồng trong toàn tỉnh, quản lý thu chi hợp
lý. Theo quy định của Bộ Tài chính, đểđảm bảo đời sống cho cán bộ, bộ đội, công nhân, viên chức, chế độ lương bổng được tính theo gạo (mức tối thiểu là 35 kg, tối
đa là 72 kg). Gia đình công nhân, viên chức cũng được trợ giúp một phần (vợ 11
kg, con dưới 16 tuổi 5,5 kg một tháng). Vì vậy quỹ lương chiếm một vị trí rất quan trọng trong ngân sách nhà nước. Hàng năm, Ty Tài chính Bình Định lập dự toán
ngân sách chi cho công tác lương bổng và hành chính trong toàn tỉnh.
* Về quản lý tiền tệ
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, do hoàn cảnh lịch sử đặc thù, trên lãnh thổ Việt Nam lưu hành cùng lúc ba loại tiền: Tiền Đông Dương, tiền Quan kim và Quốc tệ, tiền Nhà nước phát hành. Một trong những nhiệm vụ của Ty Tài
chính Bình Định giai đoạn này là vận hành, quy đổi cùng lúc cả ba loại tiền nhưng
từng bước thay thế các loại tiền bằng tiền đồng do Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa phát hành.
Ngày 06/3/1946, Hiệp định Sơ bộ giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện của Chính phủ Pháp được ký tại Hà Nội. Với quyết định nhân
nhượng Pháp tại Hiệp định Sơ bộ, Chính phủta đã đuổi được quân Tưởng vềnước, tránh được tình thế cùng một lúc phải đối diện với nhiều kẻ thù, bảo toàn thực lực, tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng và củng cố lực lượng.
Sau Cách mạng tháng Tám thành công, tình hình các tỉnh Nam Trung Bộ nói chung, tỉnh Bình Định nói riêng các cấp chính quyền được củng cố, kiện toàn để lãnh đạo, chỉđạo thực hiện công cuộc kháng chiến. Lúc này, Đảng và Chính phủđã
quyết định phát hành Đồng tiền Tài chính - Giấy bạc Cụ Hồ Chí Minh2 đầu tiên ở
miền Trung theo Sắc lệnh số 18/B ngày 31/01/1946 phát hành đồng giấy bạc Việt Nam tại Nam Trung Bộ3
(từvĩ tuyến 16 trở vào) (Theo Công báo 1946, tr. 46; 110; 333 và 502).
Ở Bình Định, từ ngày 03/02/1946 (Mùng 2 Tết Bính Tuất) các tờ bạc Việt