5 Những tờ Tín phiếu này gồm có mệnh giá 1 đồng , đồng, 10 đồng, 20 đồng, 0 đồng, 100 đồng và 00 đồng; t ổng số giá trị những Tín phiếu được phát hành theo Sắc lệnh này không quá 100 triệu đồng Những Tín phiếu kể
3.2.1. Sự sáp nhập hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định và chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tài chính của Đảng và chính quyền
triển kinh tế - xã hội, tài chính của Đảng và chính quyền
Ngay sau thắng lợi vĩ đại mùa xuân năm 1975, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ
chiến lược của cách mạng nước ta là hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thực hiện những nhiệm vụ to lớn trên, để tăng cường quản lý đất nước về mọi mặt, bảo đảm nhiệm vụ nhanh chóng khắc phục hậu quả
chiến tranh, tập trung phát triển kinh tế xã hội trong phạm vi cảnước cũng như mỗi
địa phương, Đảng ta chủ trương điều chỉnh đơn vị hành chính, bỏ cấp khu, hợp nhất tỉnh, xây dựng tỉnh là địa bàn chiến lược, kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh.
Ngày 20/9/1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh. Nghị quyết nhấn mạnh: “Việc hợp nhất các tỉnh nhỏ hiện nay thành các tỉnh mới là nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị
hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất của những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước; đồng thời cũng để giảm bớt cấp trung gian, giảm đầu mối trực thuộc Trung
ương” [17; tr.437].
Thực hiện Nghị quyết số 245-NQ/TW ngày 29/9/1975 của Bộ Chính trị về
việc bỏ khu, hợp tỉnh…theo chủ trương của Bộ Chính trị, tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi được hợp nhất thành một đơn vị hành chính mới, lấy tên tỉnh là Nghĩa
Bình; lập Đảng bộ là bộ máy chính quyền tỉnh hợp nhất. Thị xã Quy Nhơn được chọn làm thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Nghĩa Bình. Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ tỉnh
Nghĩa Bình gồm 31 ủy viên. Ban Thường vụ Tỉnh ủy lâm thời gồm 10 đồng chí.
Đồng chí Lê Tấn Tỏa được chỉ định làm Bí thư Tỉnh ủy. Các đồng chí Nguyễn Trung Tín, Nguyễn Nghĩa, Võ Văn Đinh, Đinh Bá Tòng giữ chức vụPhó Bí thư.
Sau khi hợp nhất, Tỉnh Nghĩa Bình tổ chức lại các đơn vị hành chính, củng cố chính quyền các cấp. Toàn tỉnh có 21 huyện, thịđã hợp nhất thành 15 huyện, 2 thị xã, 264 xã, 12 khu phố, 17 khối phố, 1.336 thôn với 1.710.478 nhân khẩu, trong
đó 76% dân số sống bằng nông nghiệp. Trên địa bàn Bình Định, huyện Tuy Phước và huyện Vân Canh hợp nhất thành huyện Phước Vân, huyện Bình Khê và huyện
Vĩnh Thạnh hợp nhất thành huyện Tây Sơn, huyện Hoài Ân và huyện An Lão hợp nhất thành huyện Hoài An [6; tr.55-57].
Thực hiện chủ trương chung, các sở, ban, ngành, đoàn thể của hai tỉnh Bình
Định và Quảng Ngãi cũng nhanh chóng được sáp nhập. Theo đó Ty Tài chính Bình Định và Ty Tài chính Quảng Ngãi sáp nhập thành Ty Tài chính Nghĩa Bình. Cũng
giống như các sở, ban, ngành và đoàn thể khác, thực hiện chủ trương của đảng bộ
hai tỉnh, lãnh đạo Ty Tài chính Bình Định và Quảng Ngãi rất chú trọng và làm tốt
công tác tư tưởng, nhấn mạnh tinh thần chấp hành nghiêm chỉnh, thực hiện nhanh gọn, bảo đảm sự đoàn kết sau khi hợp nhất. Với ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng cao, lãnh đạo, nhân viên Ty Tài chính Bình Định và Quảng Ngãi khẩn trương chuẩn bị cho việc hợp nhất. Chính vì thế, công việc hợp nhất ngành Tài chính, thành lập Ty Tài chính Nghĩa Bình diễn ra nhanh, hầu như không
có xáo trộn.
Trong tình hình khó khăn chung sau ngày đất nước thống nhất, Đại hội lần thứ IV của Đảng đề ra kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1980) với mục tiêu xây dựng một bước cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, hình thành bước đầu
cơ cấu kinh tế mới trong cả nước; cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa
của nhân dân.
Nghĩa Bình là tỉnh mới sáp nhập, chủ yếu dựa vào nền kinh tế nông nghiệp, chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, lại vừa hợp nhất nên nhiệm vụ càng trở
nên nặng nềhơn. Tỉnh ủy Nghĩa Bình kịp thời đề ra nhiệm vụ cho toàn tỉnh; trước mắt là phải hàn gắn vết thương chiến tranh, bước đầu giải quyết những vấn đề cấp
bách trong đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất và chuẩn bị điều kiện để phát triển trong những năm sau; tiến hành quy hoạch, phân vùng công - nông - lâm - ngư
nghiệp. Đặc biệt, cần xác định rõ ba thế mạnh của nền kinh tế Bình Định là nông nghiệp, nghề rừng và nghề biển. Trong đó phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp
nhanh chóng để giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, tạo ra quy mô sản xuất mới về nguyên liệu cho công nghiệp và hàng xuất khẩu. Trên cơ sở đó, tổ chức lại sản xuất từcơ sở và trên địa bàn các huyện.