5 Những tờ Tín phiếu này gồm có mệnh giá 1 đồng , đồng, 10 đồng, 20 đồng, 0 đồng, 100 đồng và 00 đồng; t ổng số giá trị những Tín phiếu được phát hành theo Sắc lệnh này không quá 100 triệu đồng Những Tín phiếu kể
3.2.3. Tình hình và hoạt động của ngành Tài chính Bình Định giai đoạn (1981 1985)
3.2.3.1. Bối cảnh lịch sử và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, tài chính của tỉnh giai đoạn 1981 - 1985
Từ năm 1981 đến năm 1985 là khoảng thời gian ngành Tài chính Bình Định
đẩy mạnh hoạt động trong điều kiện đất nước có những thuận lợi. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội sau hơn 5 năm đất nước thống nhất đã giành được những kết quả quan trọng. Đất nước hoàn toàn thống nhất về mặt nhà nước; tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ổn định, bước đầu khắc phục được hậu quả chiến tranh và hậu quả của chủ nghĩa thực dân mới; đất nước đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong sản xuất, chiến đấu, cải tạo quan hệ sản xuất, bắt đầu phát triển kinh tế, văn hóa,
giáo dục. Chiến thắng của quân đội Việt Nam giành được trong chiến đấu bảo vệ
biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc càng làm tinh thần cách mạng của nhân dân lên cao. Kết quảgiành được trong hơn 5 năm thống nhất đất nước có ý nghĩa to
lớn “không chỉ xét trên tầm vóc các sự kiện lịch sử” mà “còn ở những kinh nghiện rất bổ ích… tích lũy được” [18; tr.51-52]. Đối với Bình Định là tỉnh rộng, tài nguyên, nguồn lao động dồi dào, có điều kiện phát triển kinh tế to lớn. Nhân dân tỉnh nhà có truyền thống cách mạng, tinh thần lao động cần cù, chịu khó, sẵn sàng
vượt qua mọi khó khăn. Khắc phục hậu quả nặng nề sau chiến tranh, xây dựng tỉnh nhà ngày một phát triển, đời sống nhân dân ổn định hơn.
Tuy nhiên, những năm 1981 - 1985, đất nước đứng trước nhiều khó khăn.
Nền kinh tế vẫn còn quy mô nhỏ, chưa hoàn toàn khắc phục những hậu quả nặng nề
của cuộc chiến tranh để lại. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, nhất là những
người ăn lương. Cơ chế quản lý và kế hoạch hóa mang nặng tính quan liêu bao cấp,
ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống xã hội. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục chống phá cách mạng nước ta…
Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam họp tại Hà Nội từ ngày 27 đến 31/3/1982. Đại hội xác định: “Trong giai đoạn mới của cách mạng, toàn dân, toàn quân ta… đoàn kết một lòng, ra sức phấn đấu làm hai nhiệm vụ chiến lược: một là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội; hai là sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa” [18; tr.53]. Đại hội
xác định nhiệm vụ tổng quát trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội gồm 5 năm (1981 - 1985) và năm 1980 là: “Tiếp tục xây dựng chủ
nghĩa xã hội và cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cường hơn nữa về sự nhất trí về chính trị và tinh thần của nhân dân, giảm bớt và khắc phục những khó khăn, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, chặn đứng và loại trừ các biểu hiện tiêu cực, đạt được những tiến bộ quan trọng trong mọi lĩnh vực, tạo ra thế cân đối mới của nền kinh tế,
đồng thời chuẩn bị cho những bước tiến vững chắc và mạnh mẽ hơn trong những chặng đường tiếp theo” [18; tr.61].Đại hội đã đề ra kế hoạch 5 năm (1981 - 1985).
Giai đoạn 1981 - 1985, ngành Tài chính Việt Nam phải đối mặt với những
khó khăn lớn bắt đầu từ việc mất cân đối của nền kinh tế trong những năm 1976 - 1980, kinh tế giảm sút, tài chính tiền tệ bội chi lớn. Do vậy, ngành Tài chính Việt Nam chủ trương tiếp tục thực hiện các chính sách, chế độ, biện pháp quản lý tài chính nhằm chống tập trung quan liêu bao cấp, lấy năng suất lao động làm thước
đo, khắc phục tư tưởng ỷ lại, nâng cao tinh thần tự lực, đảm bảo công tác thu, chi
ngân sách Nhà nước, công tác lập và chấp hành ngân sách nhà nước, công tác quản lý quỹ ngân sách, cân đối thu chi và các giải pháp xử lý bội chi ngân sách, công tác phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước giữa trung ương và địa phương phải được
đảm bảo, an toàn [55].
Những năm 1981 - 1985, Bình Định thực hiện kế hoạch Nhà nước với mục tiêu là nhằm khai thác hiệu quả thế mạnh vềđất đai, rừng, biển, khả năng lao động dồi dào và ngành nghềphong phú, cơ sở vật chất và kỹ thuật tạo tiền đề cho chặng
đường ban đầu của thời kỳquá độ lên chủnghĩa xã hội. Trong hoàn cảnh chung đó,
tỉnh trong việc quản lý tài sản, vật tư, ngân sách, tiền vốn; trong việc đề ra những chủ trương về tài chính trên địa bàn tỉnh; xây dựng nền ngân sách tích cực (ngân
sách nhà nước và ngân sách địa phương) nhằm bảo đảm hoạt động và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội… Trong đó, nhiệm vụcơ bản của ngành Tài chính là tranh thủ các nguồn vốn để đầu tư cho sự nghiệp xây dựng kinh tế, xã hội và bảo đảm nhu cầu của đời sống nhân dân, cũng như bảo đảm nhiệm vụ giữ gìn an ninh, củng cố quốc phòng.
Về mặt cơ cấu tổ chức, Ty Tài chính Nghĩa Bình có sựthay đổi so với những
năm 1976 - 1980. Thành lập thêm một số bộ phận đểđảm bảo hoạt động trên nhiều
lĩnh vực như thành lập Phòng Tem phiếu để bảo đảm nhận việc quản lý, cấp phát tem phiếu. Năm 1983, đổi thành Sở Tài chính Nghĩa Bình, lãnh đạo của Sở Tài
chính Nghĩa Bình gồm: Nguyễn Thành Long giữ chức vụ Giám đốc; các Phó Giám
đốc là Hoàng Cao Long và Nguyễn Hưởng.
3.2.3.2. Kết quả hoạt động của ngành Tài chính Bình Định giai đoạn 1981 - 1985
Sau 5 năm thực hiện thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước các cấp, ngành Tài chính Bình Định ra sức phấn đấu, vượt qua nhiều khó khăn,
thách thức, vươn lên đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Về thu ngân sách Nhà nước thời gian đầu thực hiện kế hoạch Nhà nước 1981 - 1985 đạt được kết quả quan trọng. Năm 1982, tổng thu ngân sách Nhà nước là
520.334.700 đồng, trong đó Bình Định chiếm khoảng 62%. Đến năm 1985, tổng thu ngân sách Nhà nước là 224.737.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm khoảng gần 60%. Trong những năm 1981 - 1985, tình hình trong tỉnh vừa có những thuận lợi vừa có những khó khăn nhưng nhìn chung số thu ngân sách của tỉnh hàng năm đều vượt so với kế hoạch.
Về chi ngân sách, năm 1982 thực hiện chi ngân sách địa phương do Hội
đồng Bộ trưởng giao đạt 110%, vượt 10% kế hoạch điều chỉnh của tỉnh xây dựng,
đạt 101,9% [44; tr.9-10]. Năm 1985, tổng số chi ngân sách là 248.963.000 đồng,
1985, tình hình thực hiện ngân sách hàng năm có sự cố gắng. Toàn ngành tích cực khai thác nguồn thu, hoàn thành nhiệm vụ thu. Tuy nhiên, việc thu giữa các thành phần kinh tế, giữa các ngành không đồng đều. Các xí nghiệp kinh tế quốc doanh vẫn là những đơn vịđóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách.
Về thu thuế công thương nghiệp và thuế nông nghiệp hàng năm đều hoàn thành kế hoạch thu của Nhà nước giao. Đây là những nguồn thu chủ yếu và thường xuyên của huyện, chiếm khoảng 70 - 80% tổng số thu ngân sách. Các huyện tìm nhiều biện pháp thích hợp để khai thác tốt nguồn thu này. Trong năm 1982, thu thuế công thương nghiệp 125.433.700 đồng, so với kế hoạch Hội đồng Bộ trưởng
đạt 114,03%, trong đó Bình Định chiếm khoảng 57%. Thu thuế nông nghiệp
81.649.400 đồng, so với kế hoạch Hội đồng Bộ trưởng đạt 91,6%, trong đó Bình Định chiếm khoảng 62,7%. Nhờ thực hiện Pháp lệnh về thu thuế công thương
nghiệp nên tình hình thu có nhiều chuyển biến. Công tác thu thuế công thương
nghiệp đã làm tốt một số mặt như: xác định số hộ chịu thuế, doanh thu, lợi tức, mức thuế, chống thất thu về số hộ và doanh thu, tổ chức kiểm tra, kiểm soát kết hợp với tăng cường quản lý thịtrường, chống đầu cơ, buôn lậu… Tuy nhiên, thất
thu trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều, nhất là sau khi giá cả biến động và điều chỉnh doanh thu và mức thuế chậm. Thuế nông nghiệp hàng năm được tiến hành thu nhanh gọn, có hiệu quả cao. Pháp lệnh về thuế nông nghiệp được thực hiện nghiêp túc. Các huyện, xã đã tiến hành kiểm tra diện tích, điều chỉnh hạng nhất để
lập bộ thuế nông nghiệp.
Chế độ thu quốc doanh dược mở rộng phạm vi áp dụng với các hoạt động vận tải, cảng vụ và kinh doanh nghệ thuật. Mức thu được xác định bằng số tuyệt
đối chênh lệch giữa giá bán buôn công nghiệp với giá buôn xí nghiệp, giá thành. Ngoài các khoản thu quốc doanh và trích nộp lợi nhuận, các khoản thu chênh lệch giá thành trong khoản lưu thông, chính sách giá của Nhà nước tạo ra cũng được nhập vào ngân sách. Nguồn thu tích lũy giai đoạn này tăng nhanh hơn so với giai
độ phát triển của thu nhập thuần túy từ kinh tế quốc doanh trong 5 năm (1981 - 1985) là 10 lần, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 78%.
Những năm 1981 - 1985 là khoảng thời gian ngành thuế Bình Định tăng cường huy động vốn của nhân dân thông qua việc thống nhất quản lý xổ số kiến thiết và phát hành công trái xây dựng Tổ quốc. Tuy vậy, việc thu các khoản này đạt kết quả không cao. Năm 1984, thu xổ số kiến thiết chỉ đạt 236.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm 62%; năm 1985 đạt 349.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm hơn
60%. Thu phát hành công trái xây dựng Tổ quốc chưa mạnh và chưa liên tục.
Công tác phân phối và quản lý vốn ngân sách có nhiều chuyển biến. Mặc dù tổng thu có hạn, nhưng ngân sách vẫn bảo đảm các yêu cầu chi tiêu thường
xuyên và đột xuất của tỉnh, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương.
Chi xây dựng cơ bản hàng năm đều vượt kế hoạch đề ra. Ngành Tài chính tập trung vốn, vật tư cho các công trình trọng điểm do Trung ương và tỉnh quản lý. Nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận nên các công trình trọng điểm bảo
đảm tiến độ thi công. Nhiều huyện tích cực huy động đóng góp của nhân dân và
vay ngân hàng để xây dựng các công trình quan trọng như: cầu cống, đường sá,
trường học, hồđập thủy lợi… nâng cấp các hệ thống đê ngăn mặn ởKhu Đông, đập Thạnh Hòa (Tân An),...
Các khoản chi thường xuyên như chi cho sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp văn
hóa, y tế, giáo dục và đào tạo… đều được quan tâm. Chi thường xuyên hàng năm
vẫn tăng do chính sách giá cả, tiền lương và những yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng tăng. Việc quản lý chi tiêu thường xuyên có nhiều cố gắng, tính toán chặt chẽ, xác định đúng định mức chi tiêu, quản lý theo
định mức, khoán chi theo từng công việc, gắn thu, bù chi. Tuy nhiên, thời gian này, hiện tượng lãng phí vẫn còn nhiều. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do biên chế tăng và các khoản cho hội nghị, liên hoan, mua sắm xăng dầu ô tô, sửa chữa nhà cửa, xe cộchưa được quản lý chặt chẽ.
Đây cũng là khoảng thời gian ngành Tài chính Bình Định phải chi nguồn ngân sách tương đối lớn để bù giá. Sự điều chỉnh giá năm 1981 làm giá thành tăng
lên. Từ năm 1984 hệ thống giá bán lẻ (giá kinh doanh thương nghiệp) tăng nhanh, nhưng hệ thống giá bán buôn công nghiệp không thay đổi làm cho thu quốc doanh và lợi nhuận giảm, còn thu chênh lệch giá tăng. Ngoài ra, tỉnh còn phải chi bù giá
vào lương và từng bước đưa lương đã bù giá vào giá thành và phí lưu thông. Giữa
năm 1985, hầu hết các xí nghiệp sản xuất kinh doanh, các đơn vị hành chính sự
nghiệp trên địa bàn tỉnh nhận được tiền lương đã bù giá. Tháng 12/1985, Bình Định thực hiện lương mới.
Công tác phân cấp quản lý tài chính và ngân sách cấp huyện những năm
1981 - 1985 có nhiều tiến bộ. Trong 5 năm (1981 - 1985), ngành Tài chính Bình
Định thực hiện tốt các nghị quyết của Trung ương về phân cấp quản lý kinh tế tài chính và ngân sách cấp huyện. Các cấp, các ngành ngày càng ý thức được vị trí trọng yếu, có ý nghĩa chiến lược của công tác xây dựng huyện trong toàn bộ xây dựng chủnghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ngân sách huyện là kế
hoạch tài chính cơ bản của chính quyền cấp huyện và là công cụđể xây dựng huyện về mọi mặt. Mặc dù trong hoàn cảnh có nhiều khó khăn, nền kinh tế mất cân đối, thiên tai liên tiếp xảy ra, nhưng công tác xây dựng huyện và phân cấp quản lý tài chính ngân sách huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các huyện đã bước
đầu phát huy quyền làm chủ tập thể, tinh thần chủ động, sáng tạo để xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương và làm tốt nghĩa vụđối với Nhà nước.
Nhờ sự quan tâm của tỉnh về công tác phân cấp quản lý kinh tế cho huyện, về cơ bản, các huyện đã vươn lên làm chủ kinh tế, làm chủ ngân sách. Các huyện tập trung đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất trên địa bàn. Đến tháng 12/1985, phần lớn các huyện của Bình Định đã làm xong quy hoạch tổng thể. Trong quy hoạch, các huyện chú ý đến việc khai thác tiềm năng của mình, phát triển kinh tế toàn diện, trước hết là chú trọng nông nghiệp. Từ khi phân cấp, các huyện đã có hệ
Công tác quản lý tài chính và thu ngân sách cấp huyện có những tiến bộ. Các huyện đẩy mạnh tập trung nguồn thu và ngân sách. Để tạo nguồn thu các huyện giúp đỡ các cơ sở kinh tế quốc doanh tổ chức lại sản xuất, sắp xếp hoạt
động, xây dựng phương án kinh tế, kỹ thuật, cải tiến cung úng vật tư, tiền vốn, quản lý giá thành và phí lưu thông, khai thác mọi khả năng sẵn có để đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh.
Về công tác xây dựng và phát triển ngân sách xã đều thực hiện tốt trong thời gian này. Ngân sách xã ở Bình Định được xây dựng từ thời gian trước, đây là
nguồn chủ yếu của chính quyền cấp xã có phương tiện để hoạt động xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Thời gian này, Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tài
chính Nghĩa Bình có nhiều chủ trương và biện pháp đẩy mạnh xây dựng và phát triển ngân sách xã, có cơ chế khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi và trích thưởng
hàng năm. Đối với những xã hàng năm đạt số thu cao so với kế hoạch sẽđược trích
thưởng một phần. Những biện pháp đó góp phần động viên các xã trong tỉnh xây dựng và phát triển nguồn thu nhanh. Trong 5 năm (1981 - 1985), với nguồn thu
tăng lên, các xã có điều kiện để tăng chi và đáp ứng được yêu cầu chi tiêu thường xuyên. Ngoài ra, cấp xã cũng dành một số vốn đáng kể để đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất như đường sá, hồđập thủy lợi, trường học, nhà văn hóa,…
Công tác kiểm tra và thanh tra tài chính tiếp tục được đẩy mạnh. Bình quân
hàng năm triển khai kiểm tra được gần 200 đơn vị cơ sở. Ngoài việc kiểm tra và thanh tra của cán bộ tài chính Nhà nước, các ngành, các huyện, cán bộ tài chính
ngành và cơ sở đều tổ chức kiểm tra. Nội dung của các cuộc kiểm tra chủ yếu tập trung kiểm tra việc chấp hành chế độ thu nộp ngân sách, giao nộp sản phẩm, kiểm
tra giá thành và phí lưu thông, kiểm tra chế độ chi tiêu trong các đợn vị dự toán,