5 Những tờ Tín phiếu này gồm có mệnh giá 1 đồng , đồng, 10 đồng, 20 đồng, 0 đồng, 100 đồng và 00 đồng; t ổng số giá trị những Tín phiếu được phát hành theo Sắc lệnh này không quá 100 triệu đồng Những Tín phiếu kể
3.2.2. Kết quả hoạt động của ngành Tài chính Bình Định giai đoạn từ tháng 11/1975 đến
tháng 11/1975 đến 1980
Cũng giống như các giai đoạn trước, ngành Tài chính hoạt động theo chức
năng tài chính xã hội chủ nghĩa. Công tác tài chính phải đảm bảo chấp hành đúng
các chính sách của Đảng và Nhà nước, làm tốt vai trò đòn bẩy kinh tế và vị trí hậu cần của sản xuất, từđó tác động tích cực tới việc xây dựng và phát triển kinh tế với trọng tâm là phục vụ thúc đẩy nông nghiệp và công nghiệp, thực hiện phân công
lao động mới trong xã hội, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Sau khi sáp nhập, bộ máy lãnh đạo Ty Tài chính Nghĩa Bình gồm các đồng chí Nguyễn Mạnh Trinh giữ chức vụ Trưởng ty; các Phó Trưởng ty là Nguyễn Thành Long, Tạ Hy. Về cơ cấu tổ chức của Ty Tài chính gồm có: Phòng hành chính tổ chức; Phòng thu thuế nông nghiệp; Phòng thu thuếcông thương nghiệp tập thể và cá thể; Phòng tổng dựtoán ngân sách; Phòng hành chính văn xã; Phòng hành
chính quản trị; Phòng tài vụ kiến thiết kinh tế và thu quốc doanh; Phòng thanh tra
tài chính; Trường nghiệp vụ tài chính.
Về cơ bản, ngành Tài chính cũng hoạt động theo quan điểm lập trường của
Đảng, thực hiện chức năng tài chính xã hội chủ nghĩa7
. Công tác tài chính phải bảo
đảm chấp hành đúng các chính sách của Đảng và Nhà nước, làm tốt vai trò đòn bẩy kinh tế và vị trí hậu cần của sản xuất, từđó tác động tích cực đến việc xây dựng và phát triển kinh tế với trọng tâm là phục vụ thúc đẩy nông nghiệp và công nghiệp, thực hiện sự phân công lao động mới trong xã hội, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Những chức năng cơ bản của tài chính xã hội chủ nghĩa là: chức năng
phân phối; chức năng giám đốc (kiểm tra tài chính); chức năng đòn bẩy kinh tế; chức năng quản lý tổng hợp. Thông qua các chức năng nói trên, ngành tài chính
phải tăng cường tích lũy xã hội chủ nghĩa, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa 7 Những chức năng cơ bản của tài chính xã hội chủnghĩa là: chức năng phân phối; chức năng giám đốc (kiểm tra tài chính); chức năng đòn bẩy kinh tế; chức năng quản lý tổng hợp.
tích lũy và tiêu dùng, tăng cường quản lý nền kinh tế quốc dân một cách hiệu quả
nhất, phục vụđắc lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngành Tài chính Nghĩa Bình hoạt động theo đường lối chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ chung mà Tỉnh ủy đề ra. Sau khi sáp nhập, ngành đối mặt với nhiều khó
khăn về thời tiết, về thiếu vật tư nguyên liệu; một số ngành sản xuất không đạt kế
hoạch; chính sách giá cả có sự thay đổi; bộ máy quản lý tài chính ở các huyện vừa thiếu, vừa yếu đã ảnh hưởng đến hoạt động thu, chi ngân sách. Mặc dù vậy, cán bộ và nhân viên ngành Tài chính Nghĩa Bình cố gắng vươn lên khắc phục khó khăn,
hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ngành đã hoàn thành vượt mức và toàn diện kế hoạch thu của Trung ương và kế hoạch của tỉnh giao, cả phần thu ngân sách địa phương và
phần thu cốđịnh của ngân sách Trung ương.
Cùng với nhiệm vụ chung của toàn tỉnh là thực hiện kế hoạch Nhà nước (1976 - 1980), ngành Tài chính Bình Định bảo đảm nhiệm vụ trong điều kiện có nhiều khó khăn trong nước và của tỉnh. Ngoài ra, đất nước sau khi thống nhất vấp phải sự chống đối của nhiều thế lực thù địch, viện trợ của nước ngoài giảm xuống, chiến tranh xảy ra ở biên giới phía Bắc và biên giới Tây Nam.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình lần thứ I (vòng 1, từ ngày 10 đến này 20/11/1976, vòng 2 từ ngày 23 đến ngày 27/3/1977), đánh giá toàn diện những thành tựu đạt được trong thời gian qua và chỉ rõ những khuyết điểm, hạn chế, đồng thời, vạch ra phương hướng, nhiệm vụ chung cho toàn Đảng bộ trong 5 năm (1976 - 1980) là:
“Ra sức động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tỉnh nhà, nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, tập trung sức cao
độ tạo nên một bước phát triển vượt bậc về nông nghiệp, ra sức đẩy mạnh lâm nghiệp và ngư nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp và thủ công nghiệp, cố gắng xây dựng một số xí nghiệp cơ khí, điện lực; tích cực mở
phân phối; hoàn thành cơ bản công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với quan hệ sản xuất cũ, xây dựng và không ngừng củng cố, mở rộng quan hệ
sản xuất mới, xây dựng, phát triển nền văn hóa mới; sử dụng tốt lao động xã hội, tiến hành phân bổ lại lao động giữa các vùng và giữa các ngành, tổ
chức lại sản xuất, xây dựng hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, từng bước xây dựng tỉnh thành đơn vị kinh tế công - nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; kết hợp kinh tế địa phương và kinh tế Trung ương, kết hợp kinh tế với quốc phòng; thực hiện chuyển biến sâu sắc trong tổ chức và xây dựng kinh tế địa phương theo kịp với đà phát triển của cả nước và tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để phát triển kinh tế với quy mô lớn hơn vào
những kế hoạch dài hạn sau” [6; tr.84-85].
Thực hiện đường lối của Đảng bộ, ngành Tài chính của tỉnh ra sức nỗ lực công tác, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình, thực hiện các chức trách theo quy
định như: công tác thu, chi về ngân sách; công tác lập và phân phối ngân sách nhà
nước; quản lý quỹ ngân sách trong tổ chức ngân hàng; cân đối thu, chi, phân cấp quản lý ngân sách,…
Những năm 1976 - 1980, nhìn chung tình hình sản xuất kinh tế tỉnh Bình
Định có những điểm thuận lợi. Để đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh đã thành lập 6
nông trường quốc doanh, một số cơ sở trạm, trại phổ biến khoa học kỹ thuật nông nghiệp; xây dựng gần 40 công trình thủy lợi. Nhờ vậy sản lượng nông nghiệp tăng lên hàng năm, chiếm 45% tổng sản phẩm xã hội. Sản lượng lương thực quy thóc của cả tỉnh từ 430.000 tấn năm 1976 tăng lên 556.00 tấn năm 1978, tăng 26,6%. Năm 1979, mặc dù hạn hán nhưng sản lượng lúa vẫn đạt gần 500.000 tấn. Địa
phương tự giải quyết được nhu cầu lương thực và có dự trữ. Giá trị tài sản cố định trong sản xuất nông nghiệp từ 157 triệu đồng năm 1976 tăng lên 250 triệu đồng
năm 1979, tăng 59%. Tổng sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của tỉnh
tăng mạnh, góp phần làm cho tổng sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
tăng lên 53,3 triệu đồng năm 1979, tăng 53,6%; thu nhận 71.469 lao động, tăng
12,6% so với năm 1976 [6; tr.90-91].
Các chỉ tiêu mua bán đều đạt. Do mạng lưới hợp tác xã mua bán và tổ chức kinh doanh tổng hợp phát triển nhanh nên hàng hóa lưu thông thuận lợi giữa các vùng thành thị, nông thôn, đồng bằng và miền núi. Giá trị thu từ bán lẻ hàng hóa của tỉnh góp phần quan trọng làm cho tổng thu từ hàng hóa bán lẻ của thịtrường có tổ chức của toàn tỉnh năm 1976 đạt 176 triệu đồng, tăng 123 triệu đồng, trong đó công nghiệp
tăng 31%, nông nghiệp tăng 8%, thu nhập quốc dân tăng 77 triệu đồng [6; tr.92].
Tình hình đó tác động tích cực đến việc thực hiện kế hoạch tài chính và ngân
sách nhà nước hàng năm. Năm 1977, tổng thu ngân sách tỉnh Nghĩa Bình là 73.357.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm hơn 60% [45; tr.3]. Năm 1978, tổng
thu ngân sách là 98.426.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm khoảng 62% [46; tr.1]. Năm 1980, tổng thu ngân sách là 101.630.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm gần 70% [47; tr.1]. Về chi ngân sách, năm 1977, tổng chi ngân sách là
71.083.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm hơn 50%; năm 1978, tổng chi ngân
sách là 86.826.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm hơn 60%. Năm 1980, tổng chi
ngân sách là 72.882.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm gần 61%.
Trong những năm 1976 - 1980, ngành Tài chính đạt được những thành tích và tiến bộ quan trọng. Trong việc quản lý ngân sách, ngành đã có những bước chuyển mới về nhận thức và quan điểm. Vận dụng đúng đắn, kịp thời các nghị quyết của
Đảng và Nhà nước nên có nhiều biện pháp tăng thu, tiết kiệm chi; khai thác và tận thu ở các xí nghiệp quốc doanh và chống thất thu mạnh mẽ về thuế nông nghiệp, đề
xuất điều chỉnh một số giá cả bất hợp lý để giảm bù lỗ của ngân sách…
Trong khu vực kinh tế quốc doanh, Ty Tài chính tổ chức công tác kiểm kê tài sản, đánh giá lại tài sản, vốn và xác định lại tỷ lệ khấu hao cơ bản để bảo đảm thu hồi vốn đầu tư. Kiểm kê đến đâu, chấn chỉnh công tác quản lý tài sản đến đó và tăng cường bảo quản vật tư, tài sản của Nhà nước. Đồng thời xây dựng phương án
hơn. Trong xí nghiệp quốc doanh, thực hiện chủ trương của Nhà nước, Ty Tài chính triển khai giúp đỡ các xí nghiệp sản xuất những mặt hàng bằng nguyên liệu tận dụng tại địa phương, bằng phế liệu, phế phẩm thải loại để vừa giải quyết công
ăn việc làm cho công nhân, vừa tăng thu nhập và chống hiện tượng bù lỗ.
Việc mở rộng và cải tiến chế độ tín dụng, chế độ quản lý tiền mặt và công tác thu hồi tiền ngân hàng góp phần cải thiện công tác quản lý kinh tế, quản lý tài chính, quản lý tiền mặt ởcác ngành và các cơ sở.
Công tác phân cấp tài chính và ngân sách huyện được làm tốt ở tất cả các huyện, thị. Sau khi được phân cấp ngân sách, các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xây dựng phương án tăng nguồn thu trên địa bàn. Các huyện đẩy mạnh sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, phát triển các cơ sở vật liệu xây dựng, cơ sở chế biến nông - lâm - hải sản, đẩy mạnh kinh doanh các mặt hàng ăn uống, phục vụ, các cửa hàng hợp tác xã mua bán. Vì vậy, góp phần phục vụ đời sống, sản xuất và tăng nguồn thu
cho địa phương. Các đơn vị làm tốt mặt công tác này cân đối được thu, chi, có dư
ngân sách.
Việc phân cấp tài chính và chỉ đạo ngân sách xã được quan tâm. Các huyện trong tỉnh phấn đấu đạt được nhiều thành tích trong công tác tài chính, với tinh thần tự lực cánh sinh, các xã động viên nhân dân, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Nhà
nước tập trung phát triển kinh tế. Đặc biệt, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng như: trường học, trạm xá, cầu cống, đường sá. Với sự nỗ lực cao, các xã ngày càng giảm
được phần trợ cấp của ngân sách tỉnh, tạo điều kiện cho việc phân cấp tài chính và ngân sách xã.
Những năm 1976 - 1980, việc phân vốn ngân sách bảo đảm mối quan hệ
giữa tích lũy và tiêu dùng. Về cơ bản, ngân sách phục vụ tích cực chủ trương của tỉnh về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, sự nghiệp phát triển văn
hóa, giáo dục, y tế. Ngoài vốn đầu tư xây dựng cơ bản, ngân sách còn phục vụ xây dựng vùng kinh tế mới, chi định canh định cư, phòng chống bão lụt. Việc quản lý
tài chính thực sự đi vào nề nếp. Việc chấp hành chế độ chính sách, các tiêu chuẩn
định mức chi tiêu có nhiều tiến bộ. Các khoản chi sai nguyên tắc, lãng phí ngày
càng được hạn chế. Nhiều khoản chi được tính toán chặt chẽ và tiết kiệm hơn so
với trước.
Ty Tài chính tăng cường quản lý thu trong khu vực kinh tế tập thể, cá thể. Về thu thuế công thương nghiệp hàng năm đều tăng. Năm 1977, ngành tiến hành thu thuế công thương nghiệp tư doanh (bao gồm thuế muối) là 11.566.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm hơn 65%. Hầu hết các huyện thu đạt và vượt kế hoạch, trừAn Nhơn chỉđạt 93,5% và Tây Sơn đạt 90,3%. Địa phương có số thu thuế tuyệt
đối là thị xã Quy Nhơn 3.410.000 đồng, chiếm gần 1/3 số thuế thực thu của toàn tỉnh. Phước Vân 753.000 đồng… Trong khu vực kinh tếNhà nước, bao gồm thu xí nghiệp quốc doanh và các hoạt động sự nghiệp đạt 32.841.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm 59,7% kế hoạch. Năm 1978, nguồn thu này là 15.892.000 đồng, trong
đó Bình Định chiếm hơn 63%. Năm 1980, thuế công thương nghiệp thu được là
21.730.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm gần 65% kế hoạch [48; tr.1].
Bên cạnh đó, việc thu thuế nông nghiệp hàng năm của ngành Tài chính Bình
Định giai đoạn này cũng được bảo đảm tốt. Ví như, năm 1977 đạt 6.052.371 đồng, trong đó Bình Định chiếm hơn 50%. Tuy nhiên, trong thời gian này, ở Bình Định thời tiết và khí hậu không thuận lợi, mất mùa nặng nên tỉnh Nghĩa Bình chủ trương
giảm thuế bình quân. Huyện trọng điểm lúa như Phước Vân bị mất nặng (60%), phải giảm 30% số thuế, Phù Cát trên 31%, Hoài An 27,2%, An Nhơn huyện trọng
điểm lúa cũng mất nặng (39%) phải giảm đến 20,6% số thuế… Năm 1978, thu thuế
nông nghiệp đạt 10.546.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm khoảng 60%. Năm
1980, thu thuế nông nghiệp đạt 14.326.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm khoảng 64%. Ty đã chỉ đạo triển khai công tác điều tra diện tích, lập bộ thuế nông nghiệp nhằm hạn chế thất thu.
Công tác kiểm tra, thanh tra tài chính được làm thường xuyên và có hiệu quả. Bình quân hàng năm, ngành Tài chính chủ động tổ chức kiểm tra hàng chục
cuộc ở các cơ sở. Qua kiểm tra giúp các đơn vị, xí nghiệp kịp thời sửa chữa sai sót, uốn nắn công tác quản lý của bộmáy lãnh đạo. Nhờđó, công tác thu nộp ngân sách
hàng năm đều có những chuyển biến tích cực.
Ngành Tài chính Bình Định luôn coi trọng công tác tổ chức và cán bộ. Cán bộ lãnh đạo ngành rất chú ý việc kiện toàn các tổ chức, đặc biệt là ngành thuế. Mỗi
năm đào tạo được hàng trăm cán bộ thuếđể hình thành bộ máy thống nhất của Chi cục từ tỉnh xuống các phòng, trạm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, những năm 1976 - 1980, công tác quản lý kinh tế tài chính ở một số huyện, cơ sở sản xuất còn buông lỏng. Tình trạng bao cấp, làm ăn không hiệu quả kinh tế vẫn còn tồn tại. Lao động, tài nguyên, đất đai,
thiết bị, vật tư, tiền vốn ở một số đơn vị vẫn chưa được khai thác, sử dụng đúng
mức, còn để hư hỏng, lãng phí, thậm chí mất mát. Việc quản lý và đôn đốc thu nộp ngân sách chưa khẩn trương, nhất là xí nghiệp quốc doanh. Trong các xí nghiệp này, việc đôn đốc thu nộp ngân sách chưa gắng được với công tác khai thác nguồn thu…
Cùng với đó công tác quản lý kinh tế chuyển biến còn chậm nên các chỉ tiêu chất lượng hiệu quả kinh tếđạt thấp. Nhìn chung, tích lũy tiền tệ trên 1 đồng giá trị
tổng sản lượng trong các ngành kinh tế địa phương còn thấp. Tỷ suất thu nhập thuần túy trên vốn và trên giá trị sản lượng của các ngành quốc doanh có chiều
hướng giảm sút. Vốn cố định của từng ngành có tăng, nhưng tích lũy tiền tệ trên
đồng vốn cốđịnh giảm so với trước. Giá trị tổng sản lượng tăng chậm.
Việc chấp hành các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán chưa thực sự nghiêm chỉnh. Nguồn vốn và các nguồn tài sản trong các xí nghiệp quốc doanh, các hợp tác
xã chưa được bảo toàn, chưa được hoạch toán chính xác. Một số xí nghiệp, hợp tác