Bối cảnh lịch sử và chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tài chính c ủa tỉnh giai đoạn 1986

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành tài chính tỉnh bình định (1945 1989) (Trang 94 - 96)

5 Những tờ Tín phiếu này gồm có mệnh giá 1 đồng , đồng, 10 đồng, 20 đồng, 0 đồng, 100 đồng và 00 đồng; t ổng số giá trị những Tín phiếu được phát hành theo Sắc lệnh này không quá 100 triệu đồng Những Tín phiếu kể

3.3.1. Bối cảnh lịch sử và chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tài chính c ủa tỉnh giai đoạn 1986

Trước tình hình kinh tế - xã hội đất nước gặp khủng hoảng, Đại hội VI của

Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức từngày 15 đến ngày 18/12/1986 chính thức xác lập đường lối đổi mới. Đại hội chủtrương đổi mới toàn diện đất nước, trước hết

là đổi mới tư duy, trọng tâm là đổi mới tư duy kinh tế. Mặt khác, chủ trương xây

dựng và củng cố mối quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần nhằm giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất; tiến hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang

cơ chế hoạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Đại hội xác định “nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn

định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong những chặng đường tiếp theo” [19; tr.376].

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã khởi xướng công cuộc đổi mới nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng kinh tế, tài chính. Sau khi có Nghị

quyết Trung ương 6 (khóa VI), với chủ trương kiên quyết đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, nền kinh tế - tài chính nước ta

đã có những chuyển biến tích cực, cơ chế thịtrường từng bước hình thành thay thế

quốc doanh, các pháp lệnh về thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp được bổ

sung sửa đổi, hệ thống thu ngân sách được cải cách, các bộ luật thuế áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tếđược xây dựng và hoàn thiện từng bước. Trong khu vực kinh tế quốc doanh, chính sách động viên tài chính không ngừng được hoàn thiện đi đôi với chế độ quản lý xí nghiệp từng bước được chấn chỉnh. Những bổ

sung, sửa đổi chế độ thu quốc doanh và trích nộp lợi nhuận trong giai đoạn này là bước chuyển tiếp dẫn đến sự ra đời các luật thuế chung, có hiệu lực thi hành từ

1/10/1990 [56].

Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khóa V), từ ngày 10

đến 14/10/1986, Đảng bộ tỉnh Nghĩa Bình tiến hành Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ

IV (vòng 1) và ngày 08/01/1987, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IV (vòng 2) được triệu tập, Đại hội xác định nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong thời gian tới là: “Tập trung thực hiện ba chương trình kinh tế lớn về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; xây dựng hai công trình trọng điểm là thủy lợi Thạch Nham và thủy điện Vĩnh Sơn nhằm tạo tiền đề để phát triển lực lượng sản xuất,

hình thành cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp của tỉnh trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” [6; tr.128]. Bên cạnh đó, Đại hội chủ trương thường xuyên đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa và củng cố quan hệ sản xuất mới với những hình thức và bước đi thích hợp nhằm thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.

Đại hội IV của Đảng bộ tỉnh mở đầu cho thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới ở Nghĩa Bình. Các nghị quyết của Đảng là cơ sở lý luận quan trọng cho toàn

Đảng, toàn dân Nghĩa Bình vươn lên thực hiện đổi mới quê hương. Trên cơ sở đó,

các cấp các ngành của tỉnh ra sức phấn đấu, quyết tâm đạt được thành tích mới trong công tác.

Trong thời gian này, cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính Nghĩa Bình có nhiều

thay đổi. Ngày 27/3/1988, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghĩa Bình ra Quyết định số 1006/QĐ-UB về việc hợp nhất Sở Tài chính, Ủy ban Vật giá, Chi cục Thuế công

thương nghiệp thành Sở Tài chính - Vật giá Nghĩa Bình. Sở Tài chính - Vật giá

Nghĩa Bình có các phòng, ban: Phòng Tổng dự toán; Phòng Hành chính văn xã; Phòng Giao thông, thương nghiệp; Phòng Công nghiệp xây dựng; Phòng Nông - lâm thủy lợi; Phòng Vật giá; Ban Thanh tra. Ngoài ra, còn có các đơn vị trực thuộc gồm: Chi cục Thuế công thương nghiệp; Công ty Xổ số kiến thiết; Phòng Tài vụ thuế nông nghiệp; Trường Tài chính. Tiếp đó, ngày 19/5/1988, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghĩa Bình ra Quyết định số 911/QĐ-UB về việc sắp xếp cán bộ lãnh đạo của Sở Tài chính - Vật giá gồm các đồng chí sau: Nguyễn Hay làm Giám

đốc; các Phó giám đốc gồm: Nguyễn Thị Hồng Vân, Hà Thao, Nguyễn Hưởng, Hoàng Cao Long.

Quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, ngành Tài chính Bình Định đoàn kết,

vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Để thực hiện nhiệm vụ

những năm 1986 - 1989, ngành Tài chính - Vật giá tỉnh xác định phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian này là: phát huy tác dụng tài chính vào sản xuất,

kinh doanh, thúc đẩy tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả. Trên cơ sởđó, tăng cường động viên cao độ mọi nguồn thu vào ngân sách

nhà nước; phân phối vốn hợp lý trong phạm vi nguồn thu nhập quốc dân làm ra và

có được, bảo đảm các nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của kế hoạch kinh tế - xã hội;

thúc đẩy thi hành chế độ tiết kiệm trong mọi lĩnh vực; quản lý tập trung tài chính, kết hợp với việc mở rộng và phát huy quyền chủđộng, tính sáng tạo và tích cực của

các ngành, các địa phương, các đơn vị cơ sở; tăng cường kỷ luật tài chính; lập lại trật tự trên lĩnh vực tài chính lưu thông; từng bước tích lũy từ nội bộ nền kinh tế

quốc dân, xó bỏ bội chi ngân sách, tạo điều kiện ổn định nền tài chính tiền tệ trong cảnước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành tài chính tỉnh bình định (1945 1989) (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)