Với phong trào cách mạng ở Bình Định trong những năm 193 0-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành tài chính tỉnh bình định (1945 1989) (Trang 34 - 42)

6 tháng đầu tháng cuối tháng đầu tháng cuối Thanh Hóa 100 118.120 7.782 9

1.3.2. Với phong trào cách mạng ở Bình Định trong những năm 193 0-

Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) và lãnh đạo phong trào cách mạng, Đảng xác định công tác tài chính trong thời kỳ cách mạng là huyết mạch của

toàn Đảng, toàn dân và chiếm một vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế tài

chính nước nhà. Trong quá trình ấy, quần chúng nhân dân từng bước theo Đảng,

ủng hộ cách mạng và Đảng về mọi mặt. Đồng thời, các cán bộ, đảng viên và lực

lượng cách mạng cũng phải dựa vào dân để hoạt động, gây dựng cơ sở cách mạng,

phát động quần chúng nhân dân đấu tranh. Đó là những cơ sở đầu tiên để hình thành nền tài chính cách mạng ởBình Định.

Ngay từ những ngày mới ra đời và bước vào lãnh đạo phong trào cách mạng 1930 - 1931, vấn đềtài chính đã được Đảng quan tâm. Công tác tài chính giai đoạn này chủ yếu đề cập đến hai yếu tố: vai trò của tài chính nhằm duy trì hoạt động của

Đảng và hoạt động tài chính trong các tổ chức đảng lãnh đạo phong trào đấu tranh. Sau khi Chi bộ Cộng sản Nhà máy đèn Quy Nhơn ra đời vào đầu tháng 3/1930. Chi bộ đã nhanh chóng mở rộng địa bàn hoạt động, phát triển lực lượng ở

các huyện, xí nghiệp, trường học, nhà máy. Đồng thời chi bộ cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động viên chức trong một số công sở tư tham gia tổ chức

cũng như quyên góp ủng hộ tài chính cho hoạt động của chi bộ. Ngoài ra, chi bộ

còn tích cực xây dựng các tổ chức: Sinh hội đỏ, Công hội đỏ, Cứu tế đỏ… trong học sinh, viên chức, tiểu thương nhằm mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần

chúng cũng như kêu gọi sự ủng hộ tài chính. Càng về sau các chi bộ lần lượt được thành lập là chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Hoài Nhơn được thành lập tại thôn Cửu Lợi vào tháng 8/1930, đến tháng 10/1930 chi bộ trường Quốc Học Quy Nhơn cũng ra đời. Các chi bộ lần lượt ra đời góp phần mở rộng các tổ chức đảng trong toàn tỉnh góp phần vận động tuyên truyền giáo dục quần chúng nhân dân ủng hộ

tham gia các tổ chức Đảng. Làm cho phong trào đấu tranh trong giai đoạn 1930 - 1931 phát triển mạnh mẽ.

Tại nhiều địa phương trong tỉnh, các tổ chức đảng còn tổ chức cho nhân dân

thường xuyên chăm lo thủy lợi, chống hạn hán, phục vụ sản xuất; động viên các làng, xã không bị hạn hán, giúp đỡ các vùng bị hạn nặng; vận động các chủ ruộng cung cấp lương thực cho những người lao động trong những ngày chống hạn.

Lực lượng đóng vai trò nòng cốt trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 và trong hoạt động xây dựng các chi bộ Đảng ở các địa phương trong tỉnh là giai cấp

nông dân, công nhân, đội ngũ trí thức và học sinh. Các chi bộ Đảng đã lãnh đạo

nhân dân đấu tranh có suy nghĩ và có bước chuyển biến mới. Từ tháng 4/1930,

đảng bộQuy Nhơn tổ chức rải truyền đơn, treo cờĐảng ở nhiều nơi trong tỉnh như

Bồng Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Quy Nhơn để hô hào vận động các tầng lớp nhân dân lao động đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm

cho công nhân, đòi miễn giảm sưu, hoãng thuế, xóa nợ lãi cho nông dân và dân nghèo. Trong tháng 9 và tháng 10/1930, Trung ương Đảng và Xứ ủy Trung Kỳ phát

động cảnước nhanh chóng đứng lên đoàn kết chặt chẽ với công - nông Nghệ - Tĩnh. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, các Đảng bộ Hoài Nhơn, Quy Nhơn tiến hành tổ chức phân phát truyền đơn, mở những cuộc mít tinh, kêu gọi công nhân và nhân dân thành phố đứng lên đấu tranh phản đối cuộc khủng bố trắng của Đế quốc Pháp và tay sai,

ủng hộ “Nghệ - Tĩnh Đỏ”. Đợt quyên góp đầu tháng 10 Đảng bộ Quy Nhơn đã góp được 100 đồng Đông Dương đểủng hộ công - nông NghệTĩnh [3; tr.46].

Một đặc điểm của phong trào đấu tranh năm 1930 - 1931 là sự lãnh đạo của

Đảng Cộng sản với cương lĩnh cách mạng đúng đắn, khoa học, với phương pháp,

hình thức đấu tranh mới cùng lực lượng cách mạng mới đã tạo ra sự bùng nổ cao trào cách mạng 1930 - 1931 chưa từng thấy ở Bình Định. Các cuộc đấu tranh với biểu tình kết hợp với đấu tranh vũ trang đã làm rung chuyển toàn bộ hệ thống cơ

cấu chính quyền của đế quốc và phong kiến trong các huyện. Thành quả lớn nhất của các cuộc đấu tranh này là nó khẳng định thực tế quyền lãnh đạo và năng lực

lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản. Đồng thời, qua thực tiễn đấu tranh đã làm cho đông đảo quần chúng công - nông tự tin vào sức mạnh to lớn của mình.

Kể từ năm 1931 trở về sau, các cuộc đấu tranh của nhân dân thường xuyên nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Những cuộc

đấu tranh của nhân dân ở thành thị cũng được nhân dân các làng xã và các huyện lân cận tích cực chi viện, tiếp tế lương thực, thực phẩm. Nhờ vậy, các cuộc đấu tranh ấy mới có thể kéo dài, gây sức ép mạnh với kẻ thù, buộc chúng phải chấp nhận những yêu sách của công nhân và nông dân.

Bên cạnh đó, nhờ sự giúp đỡ của quần chúng nhân dân, những cán bộ, đảng viên ở cơ sở đã tìm cách vượt qua khó khăn nguy hiểm, bám sát địa bàn có quần chúng, gây dựng cơ sở để tồn tại và kịp thời lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Thậm

chí, để có thể tiếp tục duy trì, gây dựng lại cơ sở và phát triển phong trào cách mạng sau những đợt khủng bố, đàn áp của kẻ thù, Đảng bộ Bình Định đã dựa vào sự quyên góp, giúp đỡ của nhân dân về mọi mặt như ăn, mặc, ở, thuốc chữa bệnh… Bản thân mỗi cán bộ, đảng viên luôn thực hiện phương châm cơm nhà việc nước, lấy tự túc tự lực làm chính; khi đi hoạt động, các cán bộ, đảng viên được nhân dân góp tiền, góp gạo hoặc được trích một phần lương thực thu của bọn cường hào, địa chủ để hoạt động. Có thể nói, trong quá trình hoạt động cách mạng, không một

đảng viên, cán bộ cách mạng nào có thể tách rời khỏi dân. Chính nhân dân đã nuôi

giấu cán bộ, đảng viên bằng chính những phương tiện, của cải đã nuôi sống gia

đình, bản thân họ.

Khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra (1939), Đảng bộ Bình Định đứng ra

lãnh đạo các phong trào đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ (1936 - 1939). Trong quá trình chuẩn bị cho các cuộc đấu tranh nhiều cơ sởĐảng, cơ sở cách mạng trong quần chúng được gây dựng và phát triển. Dưới sự lãnh đạo của các cấp Đảng, nhân

dân Bình Định kiên quyết đấu tranh bảo vệ những quyền lợi giành được trong thời kỳ đấu tranh công khai hợp pháp (1936 - 1939) tại các nhà máy ở Quy Nhơn, nhà

ga Quy Nhơn và Đềpô Diêu Trì, những cuộc họp kín rải truyền đơn, vận động biểu

tình, đình công và yêu sách của công nhân liên tiếp diễn ra.

Cùng với phong trào đấu tranh của công nhân, cuộc đấu tranh chống ách thống trị thực dân, phong kiến ở nông thôn Bình Định tiếp tục phát triển. Bên cạnh

đấu tranh đòi chia lại ruộng đất công, phong trào chống cường hào ức hiếp dân nghèo chống phụ thu lạm bổ, đòi bỏ lệ ma chay linh đình thì phong trào đấu tranh chống bắt phu, bắt lính diễn ra khá rầm rộ nhất là ở các phủ, huyện Hoài Nhơn, Phù

Mỹ, An Nhơn, Tây Sơn, Tuy Phước… Phong trào chống siêu thuế diễn ra quyết liệt, cùng với phong trào chống thu thóc, chống phá hoa màu trồng bông. Nhiều

làng xã, nhân dân đánh cả lính lệ, bang tá vềlàng đốc thúc thu thuế. Có nơi phong

trào quần chúng đã ảnh hưởng tới cả hào lý địa phương, làm cho kẻ thù hết sức lúng túng trong việc đối phó.

Phong trào đấu tranh công nhân, nông dân đã tác động phần nào tới các tầng lớp xã hội khác. Ở một số nơi, anh em binh lính liên lạc xin xem sách, báo và tài liệu cách mạng bí mật. Trong các cuộc đấu tranh của nông dân ở vùng nông thôn, một sốđịa chủ, phú nông và hào lý có tinh thần dân tộc đã tham gia ủng hộ. Trước tình hình ấy đế quốc Pháp và phong kiến Nam triều tăng cường đàn áp, bắt bớ, sát hại hàng trăm cán bộ, đảng viên và quần chúng yêu nước, phá vỡ các cơ sở quần chúng ởBình Định.

Trước sự khủng bố điên cuồng của địch, cuộc đấu tranh của nhân dân Bình

Định trở nên khó khăn hơn. Cuối năm 1941 đầu năm 1942, phong trào cách mạng của nhân dân Bình Định tạm thời lắng xuống. Trước tình hình đó, Ban Thường vụ

lâm thời Xứ ủy Trung Kỳ ra lời hiệu triệu: “Sự khủng bố làm cho một phần non kém trong quần chúng sợ sệt chỉ vì họ không hiểu ý nghĩa của cuộc khủng bố của kẻ thù. Ta phải làm cho dân chúng nhận thấy rằng: khủng bố trắng không phải để

biểu dương một lực lượng hùng cường của đế quốc, mà nó là hành động tất nhiên của một nền thống trị yếu ớt sắp đổ nát. Quân thù càng dùng thủ đoạn tàn ác bạo

Đầu năm 1945, khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc với thắng lợi của phe Đồng minh, phát xít Nhật lật đổ nền cai trị của Pháp để độc chiếm Đông Dương. Tình hình cách mạng diễn biến hết sức khẩn trương, đặt ra cho phong trào cách mạng ở Bình Định yêu cầu cấp thiết là phải kịp thời thành lập tổ

chức chung để thống nhất chỉ đạo phong trào cách mạng trên phạm vi toàn tỉnh.

Trước yêu cầu khẩn cấp ấy, Ủy ban vận động Cứu quốc tỉnh Bình Định, Ủy ban vận động Việt Minh được thành lập để tập hợp đại bộ phận đảng viên cũ huyện

Hoài Ân, Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Nhơn, thành lập nên Ủy ban vận động cứu quốc huyện và tổng. Sự ra đời của hai tổ chức Việt Minh trong tỉnh có tác dụng thúc đẩy phong trào Việt Minh mạnh mẽ. Các đoàn thể cứu quốc như: Công nhân cứu quốc, Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ lão cứu quốc… dần được hình thành. Các cơ sở Việt Minh đã phát triển ở hầu hết các xã, tổng và huyện trong tỉnh. Trong tỉnh bất kỳ nơi nào cán bộ Việt Minh đứng ra kêu gọi là quần chúng nhanh chóng tập hợp đóng góp sức lực, tiền bạc, quần áo, thuốc men, các vật dụng cần thiết theo yêu cầu của các tổ chức đoàn thểvà hành động theo chủ trương của Việt Minh.

Đáp lời hiệu triệu của Việt Minh, các tầng lớp nhân dân hăng hái gia nhập mặt trận, đóng góp sức người, sức của cho cách mạng và dấy lên cao trào kháng Nhật cứu nước. Những đóng góp của nhân dân lúc này là hoàn toàn tự nguyện, tùy theo hảo tâm của mỗi người, của gia đình, không đòi hỏi cách mạng phải ghi chép sổ sách, không cần người chứng giám, trong nội bộ quần chúng không suy tính thiệt hơn, mỗi người đều muốn góp sức mình vào công cuộc giành chính quyền. Ở

một số phủ, huyện, ngoài các đội tự vệ ở cơ sở còn có đội tự vệ thường trực ở

huyện để làm nòng cốt cho cuộc khởi nghĩa khi thời cơ đến. Ngoài ra Việt Minh còn phân công một số cán bộ về các địa phương thu nhặt vũ khí, rèn vũ khí ở các

địa phương đặc biệt là công nhân cơ khí Đềpô Diêu Trì, Đềpô Quy Nhơn. Ta còn

vận động một số thương gia góp tiền để mua sắm súng đạn và tiếp tế cho đội tự vệ

lượng cho việc thành lập các khu an toàn (ATK) theo chỉ thị của Trung ương Đảng.

Dưới các khẩu hiệu thiết thực đòi cứu đói, hoãn sưu thuế, chống bắt phu, bắt lính, chống chính sách cướp bóc của Nhật, các cuộc đấu tranh nổ ra liên tiếp. Ngoài những hình thức đấu tranh ở mức độ thấp như trốn tránh, kêu kiện, một số nơi đã

tiến tới những hình thức đấu tranh cao như: cử đại biểu lên huyện, lên tỉnh khiếu nại, tịch thu các thuyền chở gạo của Nhật, vay lúa của địa chủ phân phát cho nhân dân bịđói...

Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban vận động Việt Minh không khí chuẩn bị khởi

nghĩa khẩn trương và sôi nổi. Ngày 13/8/1945 Ủy ban vận động Việt Minh họp khẩn cấp tại nhà ga Quy Nhơn và nhận định tình thế cách mạng đã xuất hiện. Tuy

chưa nhận được lệnh khởi nghĩa của cấp trên nhưng căn cứ vào chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945 của Trung ương Đảng, hội nghị quyết định thành lập ủy ban khởi nghĩa, lập đội tự vệ cứu quốc tập trung, cử

cán bộ liên lạc với Ủy ban vận động cứu quốc Bình Định bàn kế hoạch khởi nghĩa.

Ngày 18/8/1945 ủy ban vận động cứu quốc tỉnh họp bất thường hội nghị quyết định thành lập ủy ban khởi nghĩa tỉnh. Hội nghị chỉ thị cho các huyện công khai treo cờ, giăng khẩu hiệu, mít tinh, biểu tình để biểu dương lực lượng và nơi nào có điều kiện thuận lợi thì có thểcướp chính quyền. Ngày 20/8/1945 tại Tài Lương, đại biểu của hai tổ chức Việt Minh họp để bàn kế hoạch thống nhất khởi nghĩa nhưng kế

hoạch không thành. Như vậy, trước thời cơ chiến lược, hai tổ chức Việt Minh trong tỉnh không thống nhất kế hoạch với nhau nên kết quả của cuộc khởi nghĩa sẽ khác nhau và phần nào ảnh hưởng không tốt đến kết quả của khởi nghĩa.

Thực hiện chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, chiều ngày 16/8/1945 một lực lượng giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã làm lễ tại gốc đa Tân

Trào (Tuyên Quang) tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cho một cuộc tổng khởi nghĩa trên toàn quốc.

Ở một số tỉnh trong nước, mặc dù chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa của

Minh các tỉnh đã phát động và lãnh đạo quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Ngày 18/8/1945, 4 tỉnh giành được chính quyền ở tỉnh lỵ: Hà Tĩnh, Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Nam. Đến ngày 19/8/1945 nhân dân Hà Nội nổi dậy và

giành được chính quyền. Những thắng lợi đạt được ở một số tỉnh, đặc biệt là thắng lợi tại Hà Nội có ý nghĩa rất to lớn, tạo cho thời cơ ởcác địa phương nhanh

chóng chín muồi.

Không khí khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước nhanh chóng ảnh

hưởng tới Bình Định, thôi thúc cổ vũ Đảng bộ Bình Định kịp thời phát động nhân

dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Tổng khởi nghĩa ở Bình Định diễn ra

trong vòng hơn một tuần lễ từ ngày 22/8/1945 đến ngày 31/8/1945 đã giành thắng lợi trong toàn tỉnh. Chính quyền cách mạng ởBình Định được thành lập từ cấp tỉnh

đến các huyện, thị, xã. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn

độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nền độc lập của dân tộc đã

giành lại được, người dân Bình Định từ đây bước vào công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ. Nền tài chính cách mạng từđây có những điều kiện mới để tiếp tục xây dựng và phát triển.

Tiểu kết chương 1

Bình Định là tỉnh có vịtrí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho nơi đây một vị trí chiến lược cũng như điều kiện để phát nền kinh tế - tài chính. Chính vì những điều kiện thuận lợi như thế nên trong những năm thực dân Pháp thống trị,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành tài chính tỉnh bình định (1945 1989) (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)