Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành tài chính tỉnh bình định (1945 1989) (Trang 60 - 64)

5 Những tờ Tín phiếu này gồm có mệnh giá 1 đồng , đồng, 10 đồng, 20 đồng, 0 đồng, 100 đồng và 00 đồng; t ổng số giá trị những Tín phiếu được phát hành theo Sắc lệnh này không quá 100 triệu đồng Những Tín phiếu kể

2.2.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng

2.2.1.1. Bối cảnh lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Geneve, rút quân về nước, lập lại hòa bình trên cơ sở thừa nhận chủ quyền của dân tộc Việt Nam, Lào, Campuchia. Xuất phát từ sự so sánh lực lượng và tính phức tạp của tình hình thế giới trong thời điểm đó, Hiệp định Geneve quy định, lãnh thổ Việt Nam tạm thời chia cắt thành hai miền khác nhau, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự

tạm thời. Hai miền sẽ bắt đầu hiệp thương từ ngày 20/7/1955 và tiến hành tổng tuyển cử vào tháng 7/1956. Như vậy, sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân của Việt Nam vẫn chưa hoàn thành. Hai miền đất nước sẽ thực hiện hai nhiệm vụ lịch sử mới: miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, bước vào thời kỳ hàn gắn vết

thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất để tiến lên chủ nghĩa xã hội, làm hậu thuẫn cho nhân dân miền Nam đẩy mạnh cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới hòa bình, thống nhất đất nước.

Bình Định là một phần máu thịt của miền Nam “đi trước vềsau”. Đảng bộ và

nhân dân Bình Định bước vào cuộc chiến đấu mới có những nét đáng chú ý: vừa là vùng tự do hoàn chỉnh, hậu phương chiến lược trực tiếp trong kháng chiến của Liên khu V suốt 9 năm chống Pháp, vừa là khu vực tập kết 300 ngày của miền Nam. Đó là

những thuận lợi cơ bản cũng là những khó khăn, phức tạp của Bình Định [5; tr.8]. Từng là vùng tự do trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, chính quyền cách mạng ở Bình Định từng bước tôi luyện trong thử thách, có kinh nghiệm lãnh đạo. Mặt khác, cũng trong thời gian này, chính quyền và nhân dân Bình Định đạt được một số thành tựu nhất định trong việc ổn định chính trị xã hội, xây dựng được các

cơ sở kinh tế dân chủ, góp phần cải thiện đời sống nhân dân lao động, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với chính quyền. Vì vậy, nhân dân sẵn sàng sát cánh

cùng nhau đoàn kết một lòng vì sự nghiệp chung.

Sau Hiệp định Geneve, Mỹâm mưu chiếm miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. Bình Định là một trong những nơi

có phong trào cách mạng mạnh ở Liên khu V. Trong khi đó về tổ chức và hầu hết lực lượng cách mạng đều bị địch nhận diện, ta không thể đổi vùng công tác hoặc che giấu, tức điều hoặc lắng một lúc hàng vạn con người. Hơn nữa, không chỉ nhân dân mà phần lớn số cán bộ được bố trí ở lại đều chưa có kinh nghiệm hoạt động bí mật và đấu tranh hợp pháp. Mặt khác, sự chuẩn bị về chính trịvà tư tưởng cho đội

ngũ cốt cán này phải rất công phu, đòi hỏi một thời gian nhất định.

Trong khi Đảng bộ, nhân dân Bình Định ra sức ổn định về tư tưởng và tổ

chức, thì bọn phản động địa phương hoạt động ráo riết. Chúng bí mật cho người

đến nơi địch vừa tiếp quản móc nối liên lạc, cung cấp tình hình, chuẩn bị sẵn khung ngụy quyền các cấp. Chúng lập các băng nhóm lưu manh, tổ chức chính trị phản

động, nhất là các huyện phía Nam tỉnh.

Tư tưởng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên diễn biến rất phức tạp, nảy sinh nhiều tiêu cực. Mỹ - Diệm lại gây liên tiếp những vụ thảm sát man rợ, càng làm cho tinh thần, tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân lo lắng, dao động. Đảng

bộ tỉnh Bình Định phải bắt tay giải quyết cùng một lúc hàng loạt vấn đề nóng bỏng của phong trào cách mạng địa phương. Trước mắt, Đảng bộ tỉnh phải tổ chức chuyển hướng công tác như thế nào và chuẩn bị những gì để chống kẻ thù mới rất hiểm độc và độc ác.

Tất cả những khó khăn trên trở thành thử thách cam go đối với nhân dân

Bình Định trong những ngày đầu tiên sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống

Pháp. Đồng thời, đó cũng là bài toán nan giải, là phép thử đối với vai trò lãnh đạo của Đảng. Vấn đề quan trọng đặt ra lúc này là phải nhanh chóng ổn định đời sống

nhân dân, đưa mọi hoạt động của đời sống nhân dân trở lại bình thường, từng bước

ổn định nền kinh tếtheo hướng xây dựng đời sống mới.

2.2.1.2. Chủ trương của Đảng

Trước hoàn cảnh như thế, Tỉnh ủy chủ trương xây dựng căn cứ Tỉnh ủy nhằm bảo toàn và phát triển lực lượng cách mạng, chiến đấu lâu dài cho đến khi giành chiến thắng cuối cùng. Trong Hội nghị lần thứ VI của Trung ương Đảng (từ ngày 15 đến ngày 18/7/1954) đã chỉ rõ: Hướng của ta là củng cố cơ sở ở những

vùng căn cứcũ, dựa vào những vùng đó mà phát triển thành những trung tâm chính trị, kinh tế và những nơi có tính chất quan trọng về quân sự chuyển hướng công tác cho thích hợp với điều kiện mới, nắm vững phương châm, chính sách mới, sắp xếp cán bộ, bố trí lực lượng, vừa che giấu lực lượng vừa lợi dụng công khai hợp pháp.

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ VI của Trung ương Đảng, trong các ngày 27 và ngày 28/7/1954, Liên khu ủy V họp hội nghị mở rộng đến các Bí thư

Tỉnh ủy hoặc trưởng Ban Cán sựĐảng các tỉnh thuộc Liên khu. Hội nghịđề ra công tác cấp bách phải làm ngay đó là: “Khẩn trương tổ chức lại bộ máy lãnh đạo của

Đảng và các tổ chức quần chúng để nhanh chóng bắt kịp tình hình mới của phong trào cách mạng”.

Đối với Bình Định trong kháng chiến chống Pháp là vùng tự do của Liên khu

V. Bước sang giai đoạn mới, Bình Định có nhiều thay đổi cả về thế và lực, cả phương châm, phương pháp đấu tranh. Để quán triệt Nghị quyết Hội nghị mở rộng

của Liên khu ủy V, tháng 8/1954 Tỉnh ủy Bình Định họp đánh giá tình hình các mặt, nhất là tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân địa phương, đề ra những chủtrương trước mắt:

1. Mở đợt tuyên truyền giáo dục sâu rộng cho tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân về các điều khoản của Hiệp định Geneve; về tình hình và nhiệm vụ mới, về phương châm, phương pháp đấu tranh nhằm làm cho mọi người thông suốt tư tưởng, nhất trí với Đảng và Chính phủ và có những hiểu biết cần thiết về pháp lý của Hiệp định Geneve.

2. Tiếp nhận chu đáo số cán bộ, chiến sĩ và đồng bào ta bị địch bắt nay trao trả lại cho ta.

3. Giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội, đảm bảo ổn định tình hình trong suốt thời gian chính quyền ta còn quản lý.

4. Phân công cán bộ của tỉnh thành hai bộ phận chỉđạo. Một bộ phận chuyên

trách điều hành những công việc công khai cho đến khi ra đi tập kết như: giữ vững an ninh trật tự, chăm lo sản xuất và đời sống cho dân, sắp xếp cán bộ đi tập kết, quan hệ với Ủy ban quốc tế và bàn giao địa bàn, lãnh thổ cho đối phương. Một bộ

phận là đội ngũ cán bộ đảng viên bí mật ở lại hoạt động, gấp rút xây dựng căn cứ địa cho tỉnh.

Bộ phận bí mật ban đầu gồm các đồng chí trong cấp ủy là Trần Quang

Khanh, Đặng Thành Chơn và một số cán bộ. Sau đó, Liên khu ủy V điều đồng chí

Mai Dương bổ sung cho bộ phận bí mật của Tỉnh ủy. Đồng thời Liên khu ủy V còn

đưa 2 đoàn cán bộ do đồng chí Võ Chí Công, Thường vụ Liên khu V và đồng chí Huỳnh Lắm, Liên khu ủy viên phụ trách vềgiúp Đảng bộBình Định trong công tác chuyển hướng tổ chức và đấu tranh. Đầu tháng 5/1955, Liên khu ủy V chính thức công nhận Tỉnh ủy Bình Định gồm 11 ủy viên, do đồng chí Hồng Châu làm Bí thư và đồng chí Mai Dương làm Phó Bíthư.

Sau khi ra đời, Tỉnh ủy Bình Định bí mật lựa chọn, sắp xếp hệ thống cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng từ tỉnh xuống xã một cách gọn nhẹ; đồng thời bắt tay

ngay việc xây dựng căn cứđể làm nơi sinh hoạt, chỉđạo và tổ chức các hoạt động. Mặt khác, Tỉnh ủy Bình Định tiến hành bố trí một số đồng chí chuyển vùng hoạt

động và sắp xếp công tác cho các đồng chí từ các nơi khác chuyển đến. Các đoàn

thể quần chúng trong kháng chiến chống Pháp đều giải thể, thay vào đó là các hội biến tướng: quần đổi công, hiếu hỉ, trợtang, đi săn, đá bóng, ca nhạc, tuần sương,...

2.2.2. Hoạt động kinh tế - tài chính cách mạng ở Bình Định trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành tài chính tỉnh bình định (1945 1989) (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)