Hoạt động kinh tế tài chính cách mạng ở Bình Định trong kháng chi ến chống Mỹ, cứu nước (1954 1975)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành tài chính tỉnh bình định (1945 1989) (Trang 64 - 73)

5 Những tờ Tín phiếu này gồm có mệnh giá 1 đồng , đồng, 10 đồng, 20 đồng, 0 đồng, 100 đồng và 00 đồng; t ổng số giá trị những Tín phiếu được phát hành theo Sắc lệnh này không quá 100 triệu đồng Những Tín phiếu kể

2.2.2. Hoạt động kinh tế tài chính cách mạng ở Bình Định trong kháng chi ến chống Mỹ, cứu nước (1954 1975)

Sau khi thiết lập bộ máy cai trị, địch tiến hành tịch thu lại số ruộng đất công mà cách mạng đã chia cho dân nghèo trước đây, đem đấu giá lấy tiền sung vào ngân sách xã; nhiều nông dân được tạm cấp ruộng đất của bọn Việt gian, địa chủ đều phải trả lại cho chủ cũ… Ta chủ trương phát động phong trào đấu tranh hợp pháp của nông dân chống lại việc tịch thu, xáo cấp ruộng đất của địch.

Sau khi bàn giao địa bàn cho địch, đội ngũ cán bộ cốt cán của tỉnh rút lên các huyện miền núi từng bước xây dựng, củng cố lực lượng. Vĩnh Thạnh là căn cứ đầu tiên của Tỉnh ủy Bình Định: “Là vùng đất trù phú với tiềm năng đa dạng nhất trong các huyện miền núi của tỉnh Bình Định, nhưng sức sản xuất của Vĩnh Thạnh lại vô cùng lạc hậu. Tình trạng du canh du cư là phổ biến, mọi tầng lớp nhân dân sống dựa chủ yếu vào nghề làm nương rẫy và hái lượm lâm thổ sản. Vĩnh Thạnh chẳng những thiếu thóc gạo, mà các loại cây lương thực quan trọng của miền núi

như: bắp, mì, lang... cũng chẳng có bao nhiêu”.

Năm 1954, chính quyền tỉnh Bình Định và huyện Vĩnh Thạnh đưa hàng chục tấn gạo, thóc giống và muối, cùng nông cụ, thuốc men, quần áo, dụng cụ gia đình,

trâu bò và heo giống... cấp cho các làng xã thiếu, đói, bệnh tật ở vùng thấp và vùng

cao, đểổn định đời sống, khôi phục sản xuất. Mậu dịch tỉnh và huyện thu mua hàng chục tấn lâm thổ sản của nhân dân, tổ chức trao đổi hàng hóa giữa miền núi và đồng bằng, khôi phục lại các chợvùng giáp ranh (như Định Quang, chợVĩnh Thạnh, chợ

Cuối năm 1956, địch phát động giai đoạn 1 chiến dịch “tố cộng”, lấy huyện An Lão, một số xã vùng thấp Vân Canh và Vĩnh Thạnh làm trọng điểm đánh phá. Tại đây, chúng kết hợp những cuộc hành quân vây ráp, cưỡng bức nhân dân tố giác cán bộ Kinh và các tổ chức cách mạng, với việc mua chuộc, dụ dỗ đểtìm người lập bộ máy tề, cài cấy mạng lưới “cộng tác viên”. Đồng thời buộc dân vào các tổ chức chính trị phản động và nửa vũ trang. Đứng trước hoàn cảnh đó, Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện từng bước việc nắm tình hình, ổn định xã hội, phát triển sản xuất trong

các buôn làng mà trước hết là tại khu vực căn cứ của Tỉnh ủy đứng chân như Vĩnh

Thạnh, An Lão, Vân Canh. Thực hiện việc tăng gia sản xuất, dọn rẫy trỉa lúa cho kịp thời vụ, thu hái lâm thổ sản xuống vùng giáp ranh đổi lấy gạo, muối, nông cụ, thuốc men, vải, nilông,... vừa có cái dùng vừa dự trữ. Các làng cho người đi sâu

vào núi cao chọn sẵn địa điểm làng bí mật và nơi cất dấu tài sản. Phát một số rẫy xa

làng đềphòng địch bao vây đánh phá làng. “Trong một thời gian ngắn, Vĩnh Thạnh

đã dự trữ được một số hàng khá lớn, riêng về muối và nông cụ đủ dùng trong vài mùa rẫy”. Các loại cây ngắn ngày như khoai, sắn, lúa và chăn nuôi được cán bộ và

nhân dân đẩy mạnh, tích cực góp phần xây dựng căn cứ.

Trong những năm 1956 - 1958, trung tâm căn cứ địa cách mạng tỉnh được xây dựng ở huyện Vĩnh Thạnh. Tại Vĩnh Thạnh và một số xã miền núi của huyện An Lão, Vân Canh, Bình Khê… nhân dân đã tiến hành đẩy mạnh sản xuất tự túc, thực hiện phát triển “làm rẫy cách mạng”, dự trữ muối, gạo, thuốc men, nông cụ.

Đồng bào dân tộc đã cùng với cán bộ cách mạng dồn sức vào việc dọn rẫy để trỉa bắp, trồng lúa, mì, khoai lang. Ngoài ra, để động viên phong trào quần chúng tăng

gia sản xuất, tại Vĩnh Thạnh chính quyền cách mạng đã thực hiện việc giảm tô, giảm tức cho nhân dân.

Khoảng tháng 3/1960, tại Klot (Vĩnh Châu), Huyện ủy Vĩnh Thạnh tổ chức hội nghị mở rộng, đánh giá phong trào và kiểm điểm sự lãnh đạo của Đảng về các mặt chính trị, quân sự và đẩy mạnh sản xuất để xây dựng huyện nhà thành căn cứ

trào toàn dân tham gia bố phòng, xây dựng và củng cố làng chiến đấu, sẵn sàng chống địch đánh phá lấn chiếm vùng giải phóng. Phong trào tăng gia sản xuất và tiết kiệm, từng bước cải thiện đời sống nhân dân và động viên nhân tài, vật lực ngày càng to lớn cho cách mạng. Phong trào quần chúng tham gia các đoàn thể giải phóng. Phong trào quần chúng tham gia cải biến một số phong tục tập quán lạc hậu, gây cản trởcho đời sống, sản xuất, đoàn kết Kinh - Thượng và chiến đấu.

Đầu năm 1961, công tác xây dựng vùng giải phóng miền núi thu những

thành tích đáng kể. Nhân dân các dân tộc, các cơ quan, đơn vị ở căn cứ đẩy mạnh phong trào phát rẫy trồng mì và đóng góp lương thực cho cách mạng.

Trong những năm 1961 - 1962 nhân dân trong tỉnh đã trồng được 3.654.179 gốc mì, 175.861 m lang vồng; trồng, trỉa 1.375 kg bắp giống. lực lượng thoát ly trồng 887.630 gốc mì, cấy 40 mẫu 9 sào lúa, trỉa 532 kg bắp giống, trồng 20.160 lang vòng. Nhằm bồi dưỡng sức dân, nhất là nông dân vùng giải phóng, chính quyền đã

thi hành chính sách ruộng đất của Đảng. Từ cuối năm 1962 bắt đầu thí điểm một số

thôn. Điển hình như thôn Vĩnh Viễn, Ân Tường (Hoài Ân) và các thôn lân cận của

Hoài Nhơn, Phù Mỹ, ta đã thực hiện chia 347 mẫu ruộng công và vận động giảm tô 800 kg lúa, khai hoang 339 mẫu. Đến năm 1965, đã chia 35.238 mẫu ruộng đất công (chiếm khoảng 68,5% ruộng đất công toàn tỉnh) cho 426.417 nhân khẩu nông nghiệp, tạm cấp 552 mẫu 7 sào ruộng vắng chủ cho 2.982 nông dân thiếu ruộng, thực hiện giảm tô cho nông dân một sốnơi được 25.000 kg lúa [23; tr.172].

Chấp hành chủ trương đẩy mạnh sản xuất nuôi quân và cải thiện đời sống, nhân dân bỏ tục lệ nghỉ ngơi sau mùa suốt lúa, bắt tay ngay vào phát dọn rẫy cũ để

kịp thời trồng bắp, khoai lang vụ đông xuân và chuẩn bịđợt phát rẫy mới. Dựa vào một số làng giáp ranh An Khê và xã Vĩnh Bình còn ở thế hợp pháp, nhân dân tìm cách tiêu thụ số lâm thổ sản vừa thu hoạch và mua được một số loại hàng hóa thật cần thiết. Đồng thời với đẩy mạnh sản xuất, năm 1960, nhân dân Vĩnh Thạnh đóng

góp cho tỉnh hơn 20.000 kg thóc và hàng chục tấn mì lát sấy khô. Năm 1960, nộp quỹ nuôi quân vượt chỉ tiêu tỉnh giao là 20.000 kg, năm 1961 dù bị địch càn quét

đánh phá ác liệt, nhưng huy động được hơn 9.000 gùi (mỗi gùi 20 kg). Năm 1962, đóng góp được 7.300 gùi, năm 1963, bị mất mùa nhưng vẫn được 15.000 kg.

Năm 1962, từ kết quả làm thí điểm tại thôn Vĩnh Viễn (Ân Tường, Hoài Ân), cách mạng tiến hành chia 347 mẫu ruộng công và vận động giảm tô 800 kg lúa, khai hoang 339 mẫu ở một số thôn vùng giáp ranh các huyện: Hoài Ân, Hoài

Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát. Thu 30 tấn lúa, mua 55 tấn gạo, thu quỹ động viên

499.475 đồng, hàng chục tấn muối và hàng hóa nhu yếu phẩm. Về sản xuất tự túc, các lực lượng vũ trang nhân dân địa phương huyện Vĩnh Thạnh thu được một số

kết quả quan trọng. Trong hai năm 1962 - 1963, riêng du kích xã và bộ đội địa

phương huyện sản xuất tự túc được 50.000 kg thóc, 300.000 gốc mì và 120.000 trái bắp, 50 con heo, 500 con gà, đánh bắt 3.500 kg cá sông.

Năm 1963, riêng bộ đội địa phương huyện Vĩnh Thạnh giúp dân sản xuất 300 công, cứu đói cho dân 300 kg gạo; đóng góp cho tỉnh đội mấy tấn thóc. “Năm 1963, ba huyện miền núi lập 179 tổ vòng đổi công với 2.312 lao động, lập 7 lò rèn, 1 lò nấu dầu, 2 lò gốm, 1 trại chăn nuôi, đã sản xuất 4.666 nông cụ mới và sửa chữa 689 nông cụ cũ, 1 tấn dầu dừa, 2.621 sản phẩm gốm. Trong vụ sản xuất đông xuân 1962 - 1963, nhân dân miền núi trồng 3.654.179 gốc mì, 175.861 mét lang vồng, trỉa 1.375 kg bắp giống. Lực lượng thoát ly trồng 887.630 gốc mì, cấy 40 mẫu 9 sào lúa. Năm 1963, nhân dân miền núi đóng góp 523.507 kg lúa nuôi quân, 15.639 ngày công phục vụ tiền tuyến”. Năm 1963, nhân dân miền núi đóng góp

523.507 kg lúa nuôi quân [5; tr.79].

Từ năm 1960 - 1964, nhân dân miền núi dù đời sống còn nhiều thiếu thốn,

thường chỉăn bắp và mì, nhưng đã đóng góp gần 3.000 tấn lúa, hàng chục triệu bụi mì và trên 20.000 ngày công phục vụ chiến trường. Ở đồng bằng từ năm 1962 đến

năm 1964 đóng góp trên 3.700 tấn lúa gạo, trên 3.500.000 đồng vào quỹ nuôi quân và quỹ động viên [5; tr.113-114]. Nhân dân các huyện miền núi An Lão, Vĩnh

Thạnh, Vân Canh mặc dù đời sống còn nhiều thiếu thốn (thường chỉăn bắp và mì)

trường. Nhân dân căn cứđịa Vĩnh Thạnh đóng góp 35.659 ngày công, đội dân công

thường trực với khoảng 300 người, phục vụ liên tục 3 tháng (12/1967 - 02/1968) để

vận chuyển vũ khí cho bộ đội đánh địch. Cũng trong đợt này, có 97 thanh niên

hăng hái gia nhập lực lượng vũ trang huyện, tỉnh và chủ lực khu. Riêng trong nửa

đầu tháng 1/1968, với số thóc thu được từ đóng góp của nhân dân là 52.085 kg

thóc, Vĩnh Thạnh trở thành huyện đứng đầu toàn tỉnh Bình Định về thu thóc động viên Xuân 1968 [23; tr.187-188].

Ở các huyện đồng bằng, từ năm 1962 đến năm 1964, nhân dân đã đóng góp

3.700 tấn lúa gạo trên 3.500.000 đồng cho quỹ nuôi quân và đảm phụ kháng chiến,

hơn 1.000.000 ngày công phục vụ chiến đấu. Huy động dân công vận chuyển hàng ngàn tấn lương thực và thực phẩm từ khu Đông lên căn cứ, điều hòa hơn 2.000 tấn gạo từ Nam và Bắc tỉnh [23; tr.188].

Tháng 3/1965, nhân dân đồng bằng tiếp tục đóng góp hơn 3.197 tấn lúa,

2.408.325 đồng đảm phụ, 1.000.000 đồng quỹ nuôi quân, 29.903 dân và 300 hộ lý phục vụ chiến trường. Năm 1965, chính quyền cách mạng toàn tỉnh mua và nông

dân đồng bằng đóng góp 7.500 lương thực (toàn khu 22.000 tấn), huy động 50 triệu

đồng cho các quỹ nuôi quân và đảm phụ kháng chiến, hơn 1.000.000 ngày công

phục vụ chiến đấu. Huy động dân công vận chuyển hàng ngàn tấn lương thực và thực phẩm từ địa bàn Khu Đông lên căn cứ, điều hòa hơn 2.000 tấn gạo từ nam ra bắc tỉnh [5; tr.126-127].

Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm

lược”, năm 1967 nhân dân trong tỉnh đóng góp 4.893 tấn lúa, khá nhất là Phù Mỹ.

Huy động gắn với bồi dưỡng sức, chính quyền cách mạng đã chia 31.147 mẫu ruộng công cho 390.477 nhân khẩu, mở 458 lớp học cấp I và II cho 13.364 học sinh, 210 lớp bình dân học vụ, với 468 giáo viên giảng dạy. Năm 1967, công tác

củng cố vùng giải phóng có những tiến bộ, cả năm thu mua 3.985 tấn lương thực,

có 3.309 thanh niên thoát ly, riêng Hoài Nhơn và Phù Mỹ tới 2.000 người. Huy

Thạnh và đồng bằng là huyện Phù Mỹ. Công tác hậu cần tại chỗ có nhiều kết quả.

Ở vùng tranh chấp nhà nào cũng dự trữ sẵn 15 - 20 kg gạo và 5 - 10 kg muối. Mỗi huyện đồng bằng nuôi 1.800 thương binh. Một số xã của huyện Hoài Nhơn và

huyện Phù Mỹ đều có công sự mật, thường xuyên nuôi giấu và bảo vệ hàng trăm

cán bộ, thương binh [5; tr.159-160].

Với vị trí địa lý khá đặc biệt, gần cửa ngõ đô thị Quy Nhơn, xung quanh là

đồng bằng trù phú thuận lợi cho cung cấp lương thực tại chỗ; nhân dân có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường; núi Bà là căn cứ xuất phát của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Cả năm 1968 thu mua 3.985 tấn

lương thực, các huyện đồng bằng nuôi 1.800 thương binh [5; tr.173].

Năm 1969, công tác xây dựng thực lực 3 vùng chuyển biến khá. Đồng bào

địa bàn miền núi vượt qua nạn đói. Nhân dân vùng giải phóng và làm chủ ở đồng bằng tuy khó khăn, nhưng nhờ đẩy mạnh sản xuất nên cũng tự túc được lương

thực. Vận động nhân dân đóng góp và thu mua hơn 1.120 tấn gạo, 9.500.286

đồng. Huy động 94.000 ngày công phục vụ chiến trường, mở 10 tuyến đường vận chuyển ngang nối liền với hành lang chiến lược. Phát động hơn 900 thanh niên

tham gia quân giải phóng [5; tr.190].

Chỉ mấy tháng đầu năm 1970, nhân dân toàn tỉnh đã đóng góp và bán 300

tấn gạo, 2.700.000 đồng và hàng trăm tấn hàng hóa. Năm 1971, mua 3.844 tấn

lương thực, thu 13.858.000 đồng. Các công tác chuẩn bị vật chất, nhất là lương

thực, thực phẩm, vũ khí, đạn dược, thiết bị cho chiến trường rất gian khổ, tốn mồ hôi và xương máu. Từ tháng 11/1971, Thường vụ Tỉnh ủy và BộTư lệnh Sư đoàn 3 Sao vàng đã mở “Chiến dịch gạo”. Đến giữa tháng 3/1972, ở phía Bắc tỉnh, gạo dự

trữđủcho Sư đoàn 3 Sao Vàng.

Để chuẩn bị cho đợt tiến công Xuân Hè 1972, công tác hậu cần thu được những kết quả khá: “Nhân dân đóng góp 31.000.000 đồng, thu mua 7.500 tấn lương thực và 250 tấn muối, huy động 600.000 ngày công phục vụ chiến trường. Khai hoang và phục hóa 1.580 mẫu ruộng đất, gieo cấy trên 60.000 mẫu lúa, trồng mới

18.000 cây dừa, nạo vét 133 km mương, đắp 77 đập bổi, khôi phục 13 bờ xe nước. Cấp 130 tấn gạo, 20 tấn muối và 1 triệu đồng chi 10.600 người đói lạt, gặp khó khăn” [5; tr.231]. Cuối tháng 7/1972, nhân dân đóng góp và bán cho hậu cần Sư đoàn 3 hơn 1.200 tấn gạo.

Năm 1973, công tác sản xuất và phục vụ chiến đấu trên toàn tỉnh đạt được nhiều kết quả, ở đồng bằng gieo cấy 43.890 mẫu lúa, khai hoang phục hóa 3.388 mẫu, đắp 322 đập nổi, vét và đào 268 con mương, làm 54 bờ xe nước. Thu mua 4.730 tấn gạo, 8.675.000 đồng, rút 2.300 thanh niên. Mua bán hàng hóa giữa vùng cách mạng làm chủ với vùng địch kiểm soát khoảng trên 300 triệu đồng, huy động 356.729 ngày công phục vụ chiến trường, làm mới 60 km đường giao thông cho xe

cơ giới nhẹ. Cùng với đó quân dân Bình Định tiếp tục thực hiện vừa chiến đấu vừa sản xuất, xây dựng và bảo vệ hậu phương để chuẩn bị mục tiêu “ đánh cho ngụy

nhào”. Trong 2 năm 1973 - 1974 nhân dân Bình Định tích cực thi đua sản xuất phục vụ tiền tuyến và đã đóng góp được 12.200 tấn gạo, 28.675.000 đồng cùng hàng chục vạn ngày công phục vụ tiền tuyến [23; tr.189].

Năm 1974, nhân dân vùng giải phóng gieo trồng 68.438 mẫu lúa và hoa màu, khai hoang 9.000 mẫu, nuôi 24.253 trâu bò, 47.875 heo, đắp 384 đập, vét 400

con mương, tu sửa và làm mới 120 lượt bờ xe. Cuối năm 1974, cách mạng thu mua 7.484 tấn gạo và động viên 20.000.000 đồng. Cho nông dân vay để sản xuất

71.000.000 đồng, mua bán giữa vùng giải phóng với vùng địch kiểm soát lên đến 3.045.000.000 đồng [5; tr.267].

* Nhận xét

Hoạt động kinh tế - tài chính là lĩnh vực không thể thiếu được trong thời kỳ

chống Mỹ, cứu nước để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và chiến đấu. Xây dựng kinh tế

không những tạo nguồn lực tại chỗ mà còn bồi dưỡng sức dân trong vùng đồng bào, chủ yếu vào các vấn đề sau:

Chú trọng sản xuất tự túc, hướng dẫn đồng bào làm nông nghiệp, cố gắng đủ ăn, tránh thiếu đói. Tăng sản lượng cây lương thực, mở rộng diện tích và tăng mùa

vụ trồng trọt. Động viên các hộ gia đình xây dựng tổ vòng công đổi công, phát

thêm nương rẫy không để ruộng hoang, trồng trỉa xen kẽ làm nhiều vụ trong năm.

Phong trào “rẫy cách mạng” được đồng bào hưởng ứng tích cực. Ngoài sản xuất

lương thực, cán bộ, bộđội và lực lượng an ninh còn tiến hành chăn nuôi và đắp đập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành tài chính tỉnh bình định (1945 1989) (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)