Kết quả hoạt động của ngành Tài chính Bình Định giai đoạn 198 6-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành tài chính tỉnh bình định (1945 1989) (Trang 96 - 105)

5 Những tờ Tín phiếu này gồm có mệnh giá 1 đồng , đồng, 10 đồng, 20 đồng, 0 đồng, 100 đồng và 00 đồng; t ổng số giá trị những Tín phiếu được phát hành theo Sắc lệnh này không quá 100 triệu đồng Những Tín phiếu kể

3.3.2. Kết quả hoạt động của ngành Tài chính Bình Định giai đoạn 198 6-

Để thực hiện phương hướng trên, Sở Tài chính - Vật giá, các ngành liên quan, phòng tài chính các huyện đã tăng cường công tác tài chính và ngân sách nhà

nghiệp, tăng cường thu mua nguồn hàng, tăng cường xuất khẩu, thực hiện triệt để

tiết kiệm chi. Đồng thời chỉđạo nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, hạ giá thành và chi phí lưu thông. Chính vì vậy, nhìn một cách tổng quát, công tác thu ngân sách của ngành Tài chính Bình Định tiến bộ hàng năm, mặc dù tình hình kinh tế trong những năm đầu tiên thực hiện đổi mới gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trên mặt trận sản xuất nông nghiệp.

Năm 1986, tổng thu ngân sách phần địa phương được hưởng (kể cả tổng kết

dư năm 1985) là 909.106.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm khoảng 61,5%. Tổng chi ngân sách là 852.307.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm khoảng hơn

55%. Dự kiến tổng kết dư: 56.799.000 đồng [35; tr.2].

Nhiệm vụ chủ yếu của Tài chính - Ngân sách trong giai đoạn này là phải góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, mở

rộng lưu thông phân phối, tăng thu nhập quốc dân và tăng tích lũy xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó động viên và tập trung đầy đủ các nguồn thu để phục vụ sản xuất, đời sống nhân dân, đồng thời giảm mức bội chi Ngân sách như Nghị quyết 2 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VI. Xuất phát từ nhiệm vụ chủ yếu như vậy, việc thực hiện kế hoạch Tài chính - Ngân sách 6 tháng đầu năm 1987 cũng như quán triệt đầu

tư các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, gần nhất là Nghị quyết 3 của Ban Chấp

hành Trung ương khóa VI, góp phần thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của tỉnh.

Tình hình thu ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm 1987 là 1.285.500.000

đồng, trong đó Bình Định chiếm hơn 50%. Tổng chi ngân sách địa phương 6 tháng

đầu năm là 780.000.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm gần 60%. Trong đó các

khoản chi lớn là: chi bù giá ước 125.000.000 đồng đạt 82,3% kế hoạch năm, chi sự

nghiệp kinh tế ước 100.000.000 đồng đạt 38% kế hoạch năm; chi sự nghiệp văn xã ước 265.000.000 đồng đạt 46% kế hoạch năm; chi quản lý hành chính ước

105.000.000 đồng đạt 74% kế hoạch năm [38; tr.1-3].

Từ năm 1988, nhiều chính sách cụ thể của Đảng, Nhà nước và của tỉnh được ban hành. Tiêu biểu như Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý trong

nông nghiệp, Quyết định 217 của Hội đồng Bộtrưởng; tháng 12/1988, Quốc hội ban hành hệ thống luật thuế mới… Đường lối mới đã tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển là cơ sở để công tác tài chính ngân sách của Bình Định đạt được nhiều bước tiến bộ. Trong năm 1989, chỉ với 6 tháng đầu năm tổng thu, tổng chi

ngân sách tăng mạnh so với cùng kỳnăm trước. Tổng thu ngân sách nhà nước quý II

phát sinh trên toàn địa bàn là 7.544.000.000 đồng đạt 35,1 % kế hoạch quý (phần

ngân sách địa phương được hưởng theo tỷ lệ điều tiết quy định là 6.528.000.000

đồng bằng 34,5% kế hoạch thu ngân sách địa phương từ kinh tế). Trong đó, tổng thu

ngân sách nhà nước phát sinh trên địa bàn Bình Định là 5.663.000.000 đồng đạt 40.6% kế hoạch quý, chiếm tỷ trọng 75% tổng thu ngân sách nhà nước trên toàn địa bàn. Tổng chi ngân sách 6 tháng đầu năm là 2.149.000.000 đồng, trong đó Bình Định chiếm gần 60%, đạt 26,2% kế hoạch năm [39; tr.1-5].

Về thu ngân sách, thu từ khu vực kinh tế quốc doanh đạt khá, vượt kế hoạch

hàng năm. Thu từ xí nghiệp quốc doanh do Trung ương quản lý bình quân hàng

năm đạt khá cao. Một số đơn vị nộp ngân sách khá cao như: Xí nghiệp lâm sản, Công ty du lịch, Công ty thủy lợi 7. Thu xí nghiệp quốc doanh do địa phương quản

lý hàng năm đạt khá cao. Các đơn vị nộp ngân sách hàng năm đạt khá là Công ty

lương thực tỉnh, Liên hiệp dược… Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều xí nghiệp quốc

doanh do Trung ương quản lý chưa hoàn thành kế hoạch thu nộp cho Nhà nước. Số

nộp của xí nghiệp quốc doanh do địa phương quản lý vẫn còn thấp. Tỷ trọng thu từ

khu vực này trong tổng thu giảm sút so với giai đoạn trước.

Thu thuế công thương nghiệp có nhiều chuyển biến. Năm 1986, ước thực hiện cả năm là 231.900.000 đồng, trong đo Bình Định chiếm gần 60%, vượt 59,9% kế hoạch Bộ Tài chính giao [35; tr.8]. Tính đến hết quý II năm 1989, thuế công

thương nghiệp thực thu vào ngân sách ước khoảng 1.850.000.000 đồng, trong đó thu trên địa bàn Bình Định là 1.200.000.000 đồng đạt 42.9% kế hoạch quý. Trong 6

tháng đầu năm 1989, thuếcông thương nghiệp thực thu vào ngân sách trên toàn địa

năm trước, trong đó Bình Định chiếm gần 60% [39; tr.3]. Nhiều năm, thời tiết diễn biến không thuận lợi, mưa kéo dài dẫn đến mất mùa cá biển, nhưng nhiều địa

phương đã cố gắng nên vẫn đạt được kết quả tích cực trong việc thu thuế công

thương nghiệp.

Thu thuế nông nghiệp năm 1986, ước thu ngân sách cả năm là 112.000.000 đồng, đạt 94,9% kế hoạch do Bộ Tài chính giao, vượt 3,7% kế hoạch do tỉnh xây dựng, trong đó Bình Định chiếm hơn 60% [36; tr.8]. Năm 1989, thực thu vào ngân

sách quý II là 3.212.000.000 đồng đạt 51% kế hoạch quý, trong đó địa bàn Bình

Định là 2.612.000.000 đồng đạt 68% kế hoạch. Nhìn chung, tình hình thu nhập kho thóc, thuế nông nghiệp vụ Đông Xuân đến thời điểm đó tiến độ đạt khá. Riêng địa

bàn Bình Định đến ngày 12/6/1989, thu được tổng số thuế quy thóc là 15.169 tấn đạt 82,6% kế hoạch, trong đó lương thực quy thóc 14.746 tấn đạt 93.5% kế hoạch [39; tr.5]. Về cơ bản, thu thuế nông nghiệp của tỉnh đều vượt chỉ tiêu. Nhiều huyện đã

nhập kho nhanh gọn, hoàn thành sớm nghĩa vụ. Thuế đất vườn, cây lâu năm cũng được triển khai mạnh mẽ.

Đối với các nguồn thu khác như thu Xổ số kiến thiết đạt thấp, bình quân khoảng 1.000.000 đồng mỗi năm. Ngoài ra, nhờ sự cố gắng của Sở Tài chính - Vật giá và các phòng tài chính cấp huyện, thời gian này đã cố gắng khai thác thêm các nguồn thu như thu bán tài sản, thu hồi các khoản chi năm trước, thu về viện trợ. Chính vì vậy đã phần nào giải quyết được khó khăn cho ngân sách.

Về chi ngân sách, những năm 1986 - 1989, xét tổng thể, thu không đủ chi do nhu cầu chi tăng mạnh theo từng năm, nhưng ngành Tài chính Bình Định đã

bảo đảm ngân sách cho các khoản chi lớn. Cụ thể: chi xây dựng cơ bản: vốn xây dựng cơ bản hàng năm bố trí đều vượt kế hoạch. Năm 1986, tổng chi xây dựng cơ

bản là 66.900.000 đồng đạt 100,9% kế hoạch; 6 tháng đầu năm 1989 chi 710.000.000 đồng đạt 21,6% kế hoạch, do nguồn thu không bảo đảm theo kế

hoạch cho nên không thể thanh toán kịp thời theo khối lượng xây dựng cơ bản đã

điểm. Nhiều công trình đã đẩy mạnh tiến độ thi công và đưa vào hoạt động. Hầu hết phần vốn vượt kế hoạch là do những khoản phát sinh trong các công trình lớn

như thủy điện Vĩnh Sơn…

Mặt khác, nguồn chi vốn lưu động trong thời gian này của ngành Tài chính rất lớn. Theo quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, chỉ cấp vốn lưu động cho các đơn vị

mới thành lập, nhưng do giá cả tăng nhanh nên mỗi năm tỉnh phải chi một khoảng khá lớn cho các xí nghiệp có vốn hoạt động. Số vốn đó chủ yếu phân phối cho các ngành sản xuất và lưu thông. Trong khi đó, chi về hành chính sự nghiệp là khâu chi

luôn được tỉnh, Sở Tài chính - Vật giá quan tâm thực hiện tốt. Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi của tỉnh. Khoản chi này trước hết là bảo đảm lương

cho cán bộ và một phần cho nhu cầu công việc. Hàng năm, ngân sách được ưu tiên

và giải quyết kịp thời nhu cầu tối thiểu vềlương và duy trì các hoạt động sự nghiệp

bình thường, nhưng do sức mua của đồng tiền giảm nên đời sống của người làm

công ăn lương vẫn gặp nhiều khó khăn. Những năm 1986 - 1989, tỉnh còn thực hiện nhiều khoản chi khác như chi cứu tế; chi an ninh, quốc phòng; chi điều tiết ngân sách

xã; chi điều tiết các loại thuế; chi trợ cấp cán bộ xã; chi khắc phục bão lụt… Các khoản chi này cũng chiếm một phần kinh phí lớn của tỉnh.

Công tác phân cấp quản lý tài chính và ngân sách cấp huyện nhìn chung có nhiều tiến bộ. Trong những năm 1986 - 1989, ngành Tài chính Bình Định tiếp tục thực hiện tốt các nghị quyết của Trung ương về phân cấp quản lý kinh tế tài chính và ngân sách cấp huyện. Các huyện bước đầu phát huy quyền làm chủ tập thể, tinh thần chủ động, sáng tạo để xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương

và làm tốt nhiệm vụđối với Nhà nước. Các huyện triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ,

giúp đỡ các xí nghiệp, đơn vị kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh để tăng hiệu quả của việc thu ngân sách. Bên cạnh đó, các huyện có nhiều cố gắng trong việc thu ngân sách từ các xí nghiệp quốc doanh, thu thuế thương nghiệp, thu thuế nông nghiệp và các khoản thu khác. Nhờ làm tốt công tác xây dựng nguồn thu, nên tổng thu ngân sách các huyện tăng từng năm. Hàngnăm, thu ngân sách cấp huyện chiếm

khoảng 40% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Ngoài ra, chi ngân sách cấp huyện chủ

yếu phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa ở địa phương. Trong đó, phần lớn vốn tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, công nghiệp, giáo dục, y tế, văn hóa… Tổng chi ngân sách ở các huyện trong tỉnh

thường xuyên chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi ngân sách trong toàn tỉnh, khoảng 50%. Có nhiều đơn vị tiến bộ trong công tác thu chi ngân sách.

Trong công tác ngân sách xã của ngành Tài chính Bình Định có nhiều tiến bộ. Tổng thu ngân sách xã hàng năm đều đạt kế hoạch và tăng nhanh so với năm trước. Có năm, tổng thu tăng gấp vài lần so với năm trước. Việc xây dựng nguồn thu của các xã được chú trọng. Các xã tăng cường trồng cây, phát triển chăn nuôi

gia súc, gia cầm, phát triển tiểu thủ công nghiệp như sản xuất gạch, ngói,… Nhờ

có số thu nhanh nên về cơ bản đáp ứng được nhu cầu chi tiêu của xã. Các xã xây dựng được nhiều công trình phúc lợi làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi thay. Mặt khác, tích lũy được vốn đầu tư cho sản xuất. Vì thế, hệ thống ngành nghề ở các xã phát triển tốt, như sản xuất vật liệu xây dựng, trồng cây công nghiệp, nuôi cá, phát triển các ngành nghề dịch vụ… Sự phát triển đa dạng của các ngành nghề không những tạo thêm nguồn thu cho xã, mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhân dân.

Trong tình hình ngân sách gặp nhiều khó khăn, thu không đủ chi, bội chi ngân sách còn lớn thì việc xây dựng và phát triển ngân sách xã lại càng có ý nghĩa

rất quan trọng. Ngân sách xã góp phần giảm tốc độ bội chi, tiến tới cân đối thu, chi

ở cả ba cấp (tỉnh, huyện, xã). Các cấp, các ngành nói chung và ngành tài chính nói

riêng ngày càng xác định rõ vị trí quan trọng của ngân sách trong tình hình mới nên không ngừng cố gắng tìm biện pháp để phát triển nguồn thu ngân sách xã, khuyến khích các xã tìm nguồn thu mới; tăng thu đểđáp ứng nhu cầu chi ngày càng lớn. Từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh và hoàn thành nhiệm vụ tài chính, ngân sách nhà nước hàng năm.

Ở giai đoạn 1986 - 1989, công tác thanh tra trong những năm sau đổi mới

được chú trọng. Ngoài việc thực hiện thanh tra theo kế hoạch và thanh tra phối kết hợp với một số cơ quan chức năng như: Ủy ban Thanh tra tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Chi cục Thuế công thương nghiệp, Chi cục Kiểm lâm nhân dân tỉnh kiểm tra một số đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thể. Nội dung của các cuộc kiểm tra chủ yếu tập trung kiểm tra việc chấp hành chế độ thu nộp ngân sách, giao nộp sản phẩm, kiểm tra giá thành và phí lưu thông, kiểm tra chế độchi tiêu trong các đợn vị

dự toán, việc chấp hành ngân sách ở một số huyện cùng với đó thanh tra theo nội dung chống lạm phát.

Kết quả kiểm tra, thanh tra đã phát hiện những thiếu sót, tồn tại trong công tác quản lý và chấp hành chính sách, chế độ tài chính. Chủ yếu là những thiếu sót

như việc tổ chức hoạch toán ở một số cơ sở chưa đảm bảo chính xác; nhiều khoản chi sai chế độ được hợp thức hóa để tính vào giá thành và phí lưu thông; tình hình

lập dự toán, quyết toán chậm và không bảo đảm yêu cầu. Các đợt kiểm tra, thanh

tra có ý nghĩa thiết thực đối với ngành, đơn vị sản xuất, giúp kịp thời nhận ra thiếu sót, nhanh chóng tìm ra biện pháp khắc phục. Thu nộp những khoản chi sai vào

ngân sách nhà nước.

Bên cạnh những thành tích đạt được, những năm 1986 - 1989, hoạt động của ngành Tài chính Bình Định vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là:

Cũng như các giai đoạn trước, giai đoạn này thu ngân sách không đủ chi, bội chi ngân sách còn lớn. Bội chi ngân sách có năm lên tới 30%. Hầu hết các huyện,

các ngành, cân đối thu, chi đều ở mức âm. Trong việc thu từ xí nghiệp quốc doanh, nhiều xí nghiệp chưa hoàn thành kế hoạch. Tính bình quân số cán bộ, công nhân, viên chức của các xí nghiệp này nộp ngân sách quá ít.

Việc quản lý tài chính ở một số xí nghiệp còn lỏng lẻo dẫn đến tình trạng hao hụt vốn, hao phí vật tư, lao động. Việc thu thuế công thương nghiệp còn hiện

tượng thất thu, nhất là đối với thuế sát sinh. Bởi vì, loại thuế này còn phụ thuộc vào sự diễn biến của thời tiết làm ảnh hưởng đến sản lượng một số ngành. Hơn nữa,

nhiều hộ buôn chìm, buôn lớn, thầu khoán… rất khó thu thuế. Việc thu các nguồn khác có nhiều cố gắng, tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn. Nguồn chi ngân sách

hàng năm tăng nhanh nhưng công tác quản lý chưa thật tốt và chưa đều. việc xây dựng ngân sách huyện, xã chưa đều, chưa mạnh, chưa khai thác hết tiềm lực kinh tế

của địa phương.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là nền kinh tế của tỉnh chưa

phát triển, làm ảnh hưởng đến nguồn thu hàng năm, trong khi đó nhu cầu về chi

tăng lên nhanh; việc khai thác các nguồn thu chưa tận dụng hết những tiềm năng to

lớn của tỉnh. Ngoài ra, còn do giá cả biến động thất thường, sức mua của đồng tiền giảm sút, phân phối lưu thông và đời sống của nhân dân chưa ổn định; công tác quản lý kinh tế, tài chính chưa chặt chẽ nên bị thất thoát và thất thu còn lớn.

Mặc dù còn tồn tại nhiều hạn chế, nhưng nhìn chung một cách tổng quát, những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới đất nước và cũng là những năm cuối

cùng trước khi tách tỉnh (1986 - 1989), ngành Tài chính Bình Định đã có những cố

gắng, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Công tác tài chính đã khắc phục được nhiều

khó khăn, triển khai nghị quyết đổi mới của Trung ương và tỉnh một cách kịp thời, hoàn thành một khối lượng công tác lớn, có hiệu quả. Công tác thu, chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành tài chính tỉnh bình định (1945 1989) (Trang 96 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)