Theo quy định 1 đồng bạc Đông Dương được đổi 1 đồng bạc Việt Nam, nhưng nhiều người dân ở Bình Định tin tưởng và ủng hộ cách mạng nên tự nguyện xin đổi 1,3 đồng tiền Đông Dương lấy 1 đồng tiền Việt Nam Đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành tài chính tỉnh bình định (1945 1989) (Trang 52 - 53)

tin tưởng và ủng hộ cách mạng nên tự nguyện xin đổi 1,3 đồng tiền Đông Dương lấy 1 đồng tiền Việt Nam. Đây là yếu tố quyết định sự thành công của việc phát hành đồng tiền Tài chính - giấy bạc Cụ Hồở Nam Trung Bộ.

Việc phát hành đồng tiền Tài chính - giấy bạc Cụ Hồ ở Nam Trung Bộ nói chung, tỉnh Bình Định nói riêng có tác dụng, ảnh hưởng nhiều mặt đối với đất

nước. Mặt khác, qua thu đổi khi phát hành, chúng ta thu được một lượng lớn tiền

Đông Dương để Chính phủ sử dụng cho các mục đích quốc gia tại các tỉnh Bắc Bộ

và Nam Bộ, góp phần làm giảm áp lực ngân sách. Đồng thời, giúp cho việc giao

thương đi lại và giao lưu hàng hóa của nhân dân ởđây được thuận lợi và phát triển ra các tỉnh Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ.

Chỉ hơn một năm sau Cách mạng tháng Tám, kinh tế Bình Định được phục hồi và phát triển. Đời sống các tầng lớp nhân dân Bình Định được ổn định và cải thiện. Nạn đói được đẩy lùi, cuộc sống mới đang khởi sắc. Nhân dân Bình Định tin

tưởng vào sựưu việt của chế độ mới, nỗ lực xây dựng đời sống mới, góp phần bảo vệ và củng cố chính quyền cách mạng. Trong đó Ty Tài chính ra đời và góp phần to lớn vào ổn định kinh tế tài chính sau cách mạng, quản lý và điều hành hoạt động của các loại quỹ, từng bước tiếp cận và tăng cường chức năng quản lý thu chi trong toàn tỉnh, trở thành một trong những Ty đầu tàu của Ủy ban Kháng chiến hành

chính Bình Định.

Bước sang năm 1947, trong hoàn cảnh chiến trường toàn quốc bị chia cắt,

tình hình đi lại giữa các miền gặp nhiều khó khăn, cho nên việc vận chuyển đồng tiền Tài chính - giấy bạc Cụ Hồ in ở Bắc Bộ vào các tỉnh Nam Trung Bộ gặp nhiều trắc trở; do vậy ngân sách chi tiêu và lưu thông hàng hóa không còn thuận lợi như trước nữa. Mặt khác, lúc này kẻ thù cũng tìm cách phá hoại đồng tiền Việt Nam, hòng làm suy yếu nền kinh tế - tài chính của ta ở Nam Trung Bộ. Trước tình

hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 231/SL ngày 18/7/1947, cho phép phát hành tại Nam phần Trung Bộ những “Tín phiếu” có giá trịnhư giấy bạc Việt Nam5.

5 Những tờ Tín phiếu này gồm có mệnh giá 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng, 50 đồng, 100 đồng và 500 đồng; tổng số giá trị những Tín phiếu được phát hành theo Sắc lệnh này không quá 100 triệu đồng. Những Tín phiếu kể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành tài chính tỉnh bình định (1945 1989) (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)