Hoạt động của ngành Tài chính Bình Định sau ngày giải phóng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành tài chính tỉnh bình định (1945 1989) (Trang 75 - 76)

5 Những tờ Tín phiếu này gồm có mệnh giá 1 đồng , đồng, 10 đồng, 20 đồng, 0 đồng, 100 đồng và 00 đồng; t ổng số giá trị những Tín phiếu được phát hành theo Sắc lệnh này không quá 100 triệu đồng Những Tín phiếu kể

3.1.2. Hoạt động của ngành Tài chính Bình Định sau ngày giải phóng

Hơn hai tháng sau ngày giải phóng, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã nghiên cứu, ban hành các chính sách thuế mới nhằm

động viên sự đóng góp công bằng, hợp lý của các tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Nhiều khoản thuế do chế độ cũ trước đây đặt ra được bãi bỏ, thay thế bằng một số chính sách thuế mới, khuyến khích nhân dân phát triển sản xuất và đóng góp một phần nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Thực hiện chính sách thuế mới, các ngành, các huyện trong tỉnh tiến hành lập sổ bộ thuế, triển khai công tác thu thuế nông nghiệp và công, thương nghiệp. Đến tháng 9/1975, toàn tỉnh thu gần 1.000 tấn lương thực và hơn 100 triệu đồng tiền thuế. Riêng ở thịxã Quy Nhơn thu được 3.178.000 đồng tiền thuế của chếđộcũ.

Ngày 06/6/1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt

Nam đã ra Nghị định số 04/PCT-75 về thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Nhằm từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối và lệ thuộc vào nước ngoài, đáp ứng yêu cầu quản lý nền kinh tế mới, ngày 22/9/1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quyết định thu đổi tiền của Chính quyền Sài

Gòn, phát hành và lưu thông các loại tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo đó, tại Bình Định đã triển khai và cơ bản hoàn thành công tác thu đổi tiền cũ

sang tiền mới, đảm bảo an toàn, thuận lợi. Sau đổi tiền, quần chúng phấn khởi, giá thịtrường ổn định hơn.

Trong xây dựng cơ bản, tỉnh Bình Định đã đầu tư vốn và huy động hàng vạn ngày công tu sửa cầu đường, xây dựng các tuyến đường mới và tu sửa các bến cảng, nhà ga, bảo đảm giao thông thông suốt giữa các vùng, miền. Chỉ tính riêng tuyến Quy Nhơn - Vân Canh, Quy Nhơn - Khánh Phước, trung bình mỗi tháng có

gần 250 chuyến tàu, vận chuyển 125.800 lượt hành khách, doanh thu đạt 15 triệu

đồng theo thời giá lúc đó.

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Định còn thực hiện công tác tiếp thu, bảo quản tài sản và chiến lợi phẩm ở vùng mới giải phóng. Đi đôi với việc tiếp quản, các lực

lượng của ta đã tiến hành kiểm kê, quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật thu được của

địch bao gồm: 1.500 tấn gạo, 20 tấn sữa, 20 tấn thuốc tây y, 500 tấn phân, 4 kho

xăng dầu lớn với khoảng 3 triệu lít, 200 xe ôtô các loại, 50 máy tính, 23 máy điện thoại và nhiều chiến lợi phẩm khác [6; tr.20]. Hầu hết các cơ sở và tài sản của chế độ cũ ta thu được đều có lực lượng quản lý, bảo vệ, hạn chế thất thoát để phục vụ

cho công cuộc khôi phục đất nước.

Sau khi thực hiện tốt công tác tiếp quản, các địa phương tiến hành quy hoạch và tổ chức lại sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Ở thị xã Quy Nhơn có 77 cơ sở sản xuất và dịch vụ dưới các hình thức tổ hợp tác thuộc các ngành, nghề cơ khí, đồ gỗ, xây dựng, chế biến hải sản, mỹ nghệ xuất khẩu, nước đá với tổng doanh thu là

2.426.528 đồng, thu hút 2.500 lao động. Trong đó có các cơ sở tiêu biểu như: Cơ

khí Minh Tân, Hải sản Bạch Đằng, Xây dựng Đồng Tiến, Đan mây Tháp Đôi,

Mành trúc Nam Trung… Ngoài ra, tỉnh Bình Định thực hiện phong trào “Tuần lễ

lạc quyên” đóng góp tiền, lương thực, thực phẩm và một phần chiến lợi phẩm như

khí tài, quân trang, quân dụng thu được của địch phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh (500 tấn gạo, 14 triệu đồng…).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ngành tài chính tỉnh bình định (1945 1989) (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)