Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến thời gian sinh trưởng, phát triển trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 52 - 55)

một số giống lúa ở Bình Định

3.1.1. Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến thời gian sinh trưởng, phát triển trên một số giống lúa ở Bình Định trên một số giống lúa ở Bình Định

Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng là do yếu tố di truyền quyết định. Tuy nhiên, trong từng điều kiện canh tác khác nhau thì thời gian sinh trưởng phát triển của chúng cũng khác nhau, đó là do nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Việc nghiên cứu thời gian sinh trưởng, phát triển của cây lúa qua các giai đoạn là cơ sở xác định các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp để thâm canh như: Bón phân, thủy lợi,... Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa trải qua hai giai đoạn, gồm:

Thời sinh trưởng sinh dưỡng:

Thời kỳ này bắt đầu từ nảy mầm đến trước lúc phân hóa đòng. Đặc trưng của thời kỳ này là cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như ra lá, phát triển rễ, tăng chiều cao, tăng trưởng số nhánh tối đa. Thời kỳ này hết sức quan trọng đặc biệt là giai đoạn đẻ nhánh, nó quyết định số bông trên đơn vị diện tích và có ảnh hưởng lớn đến thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Chất dinh dưỡng tổng hợp được trong thời kỳ này chủ yếu phục vụ cho sự ra rễ, sinh thân, sinh lá, còn lại một phần dự trữ cho thời kỳ sau. Thời kỳ này dài hay ngắn tùy thuộc vào giống, thời vụ, hàm lượng dinh dưỡng đất và nước, các biện pháp kỹ thuật canh tác. Sự sai khác về tổng thời gian sinh trưởng của các giống chủ yếu là do thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng quyết định.

Thời kỳ kỳ sinh trưởng sinh thực:

Thời kỳ kỳ sinh trưởng sinh thực được xác định từ khi phân hóa đòng đến chín (thu hoạch). Thời kỳ này được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn làm đòng và giai đoạn trổ bông, phơi màu, vào chắc. Thời kỳ này cây lúa sinh trưởng cho thế hệ tiếp theo, đặc điểm của giai đoạn này là sự phân hóa, phát triển đòng và quá trình tích lũy của hạt. Nó rất quan trọng vì nó tạo sức chứa, giai đoạn số lượng hạt và chất lượng hạt. Ở thời kỳ này yếu tố thời tiết khí hậu như nhiệt độ và ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành gié, hoa và chất lượng hạt phấn. Vì vậy điều khiển cho lúa trổ hợp lý là tạo điều kiện thuận lợi cho năng suất sau này. Đặc biệt trong những năm gần đây thời tiết thay đổi thất thường, điều này lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Kết quả đánh giá thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây lúa qua các giai đoạn

Tổ hợp Thời gian từ khi gieo sạ đến …. (ngày)

Biện pháp canh tác Giống Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Trổ bông Chín Canh tác thông thường TBR1 24 60 82 112 OM6976 24 57 80 110 KD28 25 60 84 114 BC15 26 62 87 117 Thâm canh cải tiến (SRI)

TBR1 22 60 85 112

OM6976 21 58 83 110

KD28 23 60 88 114

BC15 23 62 90 117

- Thời gian khi sạ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh:

Là thời kỳ có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ đời sống cây lúa và quá trình tạo năng suất lúa sau này. Quá trình ra lá nhanh hay chậm liên quan trực tiếp đến quá trình đẻ nhánh sớm hay muộn. Thời kỳ này nhanh hay chậm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (đặc biệt là nhiệt độ), đặc tính của giống, tuổi mạ. Do phụ thuộc vào điều kiện canh tác thực tế cũng như điều kiện thời tiết có nhiều biến động khác thường so với những năm trước, các giống lúa thí nghiệm được cấy vào thời điểm có nền nhiệt độ thấp. Qua thí nghiệm cho thấy: Thời gian từ sạ cấy ở các công thức của biện pháp canh tác SRI ngắn hơn so với biện pháp thông thường. Ở các công thức của biện pháp canh tác SRI thời gian trên các giống từ 21 – 23 ngày trong đó ngắn nhất là giống OM6976 (21 ngày) và dài nhất là giống BC15, KD28 (23 ngày). Các giống áp dụng trên biện pháp canh tác thông thường có thời gian từ 24 – 26 ngày, ngắn nhất là giống OM6976, TBR1 (24 ngày) dài nhất là giống BC15 (26 ngày). Cùng một giống khi áp dụng 2 biện pháp canh tác khác nhau có thời gian đẻ nhánh khác nhau, khi áp dụng biện pháp canh tác SRI có thời gian đẻ nhánh sớm hơn 2 ngày so với biện pháp canh tác thông thường.

- Thời gian từ khi sạ cấy đến kết thúc đẻ nhánh:

Đây là giai đoạn quan trọng của giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, nó quyết định số nhánh hữu hiệu, là yếu tố quyết định số bông trên đơn vị diện tích, một trong những yếu tố cấu thành năng suất. Nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, giống tốt, cây lúa đẻ nhánh nhiều, đẻ khoẻ, đẻ tập trung thì tỷ lệ nhánh hữu hiệu sẽ cao. Ngược lại gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi thì làm tăng tỷ lệ nhánh vô hiệu và làm giảm năng suất lúa rất nhiều. Qua điều kiện thí nghiệm ta thấy: Các giống thí nghiệm trên hai biện pháp canh tác có thời gian từ sạ cấy đến kết thúc đẻ nhánh dao động từ 57 – 62 ngày. Tuy nhiên các giống áp dụng biện pháp canh tác SRI có thời gian cây từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh dài hơn so với các giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường.

- Thời gian từ sạ cấy đến trổ bông (10% cây trổ):

Đây là thời gian có sự tiếp nối của thời gian từ sạ cấy đến phân hoá đòng cộng với thời gian từ phân hoá đòng đến bắt đầu trổ. Bón phân nuôi đòng dựa trên màu sắc lá vào thời điểm này sẽ nâng cao được số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1.000 hạt. Thời kỳ trổ bông cây lúa rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh, nếu gặp rét đậm hoặc trời nắng nhiệt độ cao > 32o C sẽ ảnh hưởng đến khả năng trổ, thụ phấn, thụ tinh và kết hạt của lúa. Thời gian từ khi sạ cấy đến trổ của các công thức từ 80 – 90 ngày.

- Thời gian từ cấy đến chín hoàn toàn:

Thời kỳ này quyết định khối lượng hạt và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo năng suất lúa. Quá trình chín của lúa nó chia thành 3 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn chín sữa: Thường giai đoạn này quyết định chủ yếu đến trọng lượng cuối cùng của hạt (75 - 80% trọng lượng hạt). Thời kỳ này các chất dự trữ trong thân lá và sản phẩm quang hợp được chuyển vào trong hạt. Hơn 80% chất khô tích lũy trong hạt là do quang hợp ở giai đoạn sau khi trổ. Do đó, các điều kiện dinh dưỡng, tình trạng sinh trưởng, phát triển của cây lúa và thời tiết từ giai đoạn trổ trở đi là hết sức quan trọng.

+ Giai đoạn chín sáp: Hạt lúa cứng lại và lưng lúa hơi vàng. + Giai đoạn chín hoàn toàn: Lúa chuyển từ xanh sang vàng.

Lúc này cây lúa huy động các chất hữu cơ trong thân tập trung để nuôi hạt, giai đoạn này nếu gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ, số giờ nắng thích hợp thì cây lúa sẽ chín nhanh, ngược lại nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao thì vật chất tích luỹ trong hạt ít dẫn đến tỷ lệ lép lửng nhiều.

Trong giai đoạn này thời tiết thuận lợi, số giờ nắng nhiều nên quá trình chín của hạt ở các giống thí nghiệm ngày càng nhanh, giúp giảm thời gian sinh trưởng. Qua

theo dõi thời gian từ lúc sạ cấy đến thu hoạch của các giống trên hai biện pháp canh tác dao động từ 110 – 117 ngày. Hai biện pháp canh tác có thời gian tương đương nhau. Giống có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn nhất là OM6976 (110 ngày), giống có thời gian gian sinh trưởng, phát triển dài nhất là giống BC15 (117 ngày).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)