Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến màu sắc lá trên một số giống lúa thí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 62 - 64)

thí nghiệm

Đặc trưng về hình thái của cây là tập hợp của nhiều kiểu hình giữa các tính trạng của thân, lá, bông…do kiểu gen quy định. Cùng một kiểu gen nhưng ở những điều kiện khác nhau sẽ có đặc trưng hình thái khác nhau. Vì nó chịu sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh: mật độ, khí hậu, ẩm độ, chế độ canh tác…

So màu lá lúa là phương pháp đối chiếu màu lá với bảng so màu. Nhờ phương pháp này, chúng tôi có thể có thể xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa (chủ yếu là yếu tố đạm) ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển chính của cây lúa. Qua đó người nông dân biết được từng giai đoạn cụ thể của cây lúa lượng đạm được sử dụng đủ hay chưa nên tiếp tục hay ngừng bón phân đạm. Phương pháp này dể áp dụng với dụng cụ bảng so màu người ta có thể bổ sung lượng đạm cần thiết

ngay sau có kết quả so màu lá lúa. Kết quả nghiên cứu về màu sắc lá lúa được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Màu sắc lá lúa qua các giai đoạn hai biện pháp canh tác lúa

Tổ hợp Màu sắc lá qua các giai đoạn

Biện pháp

canh tác Giống Đẻ nhánh rộ Đứng cái Đòng già

Trước thu hoạch Canh tác thông thường TBR1 4,6 c 4,4 b 4,2 b 3,6 b OM6976 4,7 bc 4,4 b 4,4 a 3,8 a KD28 4,9 a 4,7 a 4,5 a 3,9 a BC15 4,9 ab 4,6 a 4,5 a 3,8 a Thâm canh cải tiến (SRI) TBR1 3,8 d 3,5 e 3,3 e 3,2 d OM6976 3,9 d 3,6 de 3,4 de 3,3 cd KD28 4,0 d 3,8 c 3,6 c 3,4 c BC15 3,9 d 3,7 cd 3,5 cd 3,3 c LSD 0,05 0,17 0,17 0,1 0,11 CV% 2,22 2,42 1,46 1,80

Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái;các chữ cái

khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở P≤ 0,05.

- Màu sắc lá giai đoạn đẻ nhánh rộ:

Ở giai đoạn này nhu cầu về đạm rất quan trọng cho sự sinh trưởng của cây lúa. Nếu bón thừa đạm gây tốn kém đồng thời làm gia tăng nguy cơ phát sinh phát triển sâu bệnh. Chúng tôi tiến hành đo màu sắc lá sau khi đã bón thúc, kết quả ở bảng 3.4 cho thấy màu sắc lá ở hai biện pháp canh tác khác nhau rõ rệt, những giống áp dụng theo quy trình canh tác thông thường có màu lá đậm hơn nhiều so với quy trình canh tác SRI, màu lá các công thức dao động từ 3,8 – 4,9. Ở biện pháp canh tác thông thường màu sắc lá dao động từ 4,6 – 4,9. Biện pháp canh tác SRI dao động từ 3,8 – 4,0.

- Màu sắc lá giai đoạn đứng cái:

Màu sắc lá giai đoạn này có vai trò quan trọng để xác định lượng phân đạm để bón đòng. Qua đo màu sắc lá giai đoạn này kết quả cho thấy sự khác nhau rõ rệt về màu sắc lá của hai biện pháp canh tác, các giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường có màu lá đậm hơn các giống áp dụng biện pháp SRI, màu sắc lá các công thức dao động từ 3,5 – 4,7. Ở biện pháp thông thường có màu sắc lá dao động từ 4,4 – 4,7; điều đó cho thấy các công thức áp dụng biện pháp thông thường bón thừa đạm. Các công thức áp dụng biện pháp SRI có màu lá dao động từ 3,5 – 3,8; đây là màu lá chứng tỏ lượng đạm bón cho các công thức là vừa phải.

- Màu sắc lá giai đoạn đòng già:

Đo màu lá lúa giai đoạn này để xác định lượng đạm cho lần bón bổ sung, nếu màu lá < 3 tiến hành bón thêm đạm. Qua đo màu sắc lá giai đoạn này cho kết quả các công thức có màu lá dao động từ 3,3 – 4,5. Ở biện pháp thông thường màu lá dao động từ 4,2 – 4,5 kết quả cho thấy lượng đạm bón cho các công thức ở mức cao. Giống KD28 không có sự sai khác về mặt thống kê với giống BC15, OM6976 và sai khác về mặt thống kê với giống TBR1. Biện pháp canh tác SRI dao động từ 3,3 – 3,6 kết quả cho thấy lượng đạm bón cho các công thức là vừa phải. Giống KD28 không có sự sai khác về mặt thống kê với giống BC15 và sai khác về mặt thống kê với giống TBR1 và OM6976.

- Màu sắc lá giai đoạn trước thu hoạch:

Hai biện pháp canh tác có sự chênh lệch màu rõ rệt, biện pháp canh tác thông thường có màu đậm hơn công thức áp dụng SRI, màu sắc lá các công thức dao động từ 3,2 – 3,9. Biện pháp canh tác thông thường giống TBR1 sai khác về mặt thống kê với các giống còn lại. Biện pháp canh tác SRI giống TBR1 không có sự sai khác với giống OM6976 và sai khác về mặt thống kê với các giống còn lại.

Các công thức qua các giai đoạn sinh trưởng có màu sắc lá giảm dần, giai đoạn đẻ nhánh rộ có màu sắc cao nhất. Biện pháp canh tác SRI có màu sắc lá vừa phải, lượng đạm bón cho các giai đoạn là hợp lý. Biện pháp canh tác thông thường có màu lá luôn cao, lượng đạm bón vào thừa vừa làm tốn tiền lại tăng khả năng phát sinh phát triển các loại sâu bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)