Tình hình phát sinh gây hại của bệnh đạo ôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 71 - 74)

Bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae) là loại bệnh nguy hiểm nhất trên cây lúa. Khi bệnh xảy ra ở diện nặng sẽ ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng gây thiệt hại lớn đến kinh tế. Bệnh gây hại nghiêm trọng ở trên cả lá và cổ bông. Mức độ tác hại của bệnh thay đổi liên quan đến nhiều yếu tố như giống lúa, thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, biện pháp canh tác, khí hậu thời tiết... Trong đó biện pháp canh tác và giống lúa có ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh, phát triển của nấm bệnh đạo ôn. Cây lúa bị bệnh đạo ôn lá làm cho lá bị lụi, khô cháy, trổ kém, hạt bị lép. Qua điều tra thu được kết quả ở bảng 3.7 cho thấy:

- Ngày điều tra 09/02/2015:

Bệnh đạo ôn xuất hiện từ ngày điều tra 09/02/2015 nhưng với tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh thấp. Bệnh chỉ xuất hiện trên các giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường.

- Ngày điều tra 16/02/2015:

Ở ngày điều tra này tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh tăng so với kỳ điều tra trước, bệnh cũng xuất hiện trên các giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường. Tỷ lệ bệnh dao động từ 8,83 – 11,67%, giống OM6976 có tỷ lệ bệnh thấp nhất (8,83%), BC15 có tỷ lệ bệnh cao nhất (11,67%), các giống có sự sai khác về mặt thống kê. Chỉ số bệnh ở kỳ điều tra này dao động từ 1,24 – 1,63%, các giống có sự sai khác về mặt thống kê.

- Ngày điều tra 23/02/2015:

Ở kỳ điều tra này tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh tăng lên rõ rệt so với kỳ điều tra trước, bệnh cũng chỉ xuất hiện trên các giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường. Tỷ lệ bệnh của các giống TBR1, OM6976, KD28, BC15 lần lượt là 18,33%, 16,50%, 19,83%, 20,83%; giống BC15 có tỷ lệ bệnh cao nhất không sai khác về mặt thống kê với giống KD28, và sai khác về mặt thống kê với giống OM6976, TBR1. Chỉ số bệnh

ở kỳ điều tra này dao động từ 3,35 – 4,20%, giống BC15 có chỉ số bệnh cao nhất không có sự sai khác về mặt thống kê với giống KD28 và sai khác với các giống còn lại áp dụng biện pháp canh tác thông thường.

- Ngày điều tra 02/03/2015:

Ở kỳ điều tra này tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh tăng hơn kỳ điều tra trước, bệnh cũng chỉ xuất hiện ở biện pháp canh tác thông thường. Tỷ lệ bệnh các giống dao động từ 19,67 – 33,00%; giống TBR1 có tỷ lệ bệnh thấp nhất, giống BC15 có tỷ lệ bệnh cao nhất, các giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường đều có sự sai khác về mặt thống kê. Chỉ số bệnh các giống ở kỳ điều tra này dao động từ 3,96 – 7,18%, giống TBR1 có chỉ số bệnh thấp nhất, giống BC15 có chỉ số bệnh cao nhất, giống BC15 không có sự sai khác về mặt thống kê với giống KD28 và sai khác với giống OM6976, TBR1.

- Ngày điều tra 09/03/2015:

Ở kỳ điều tra này tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh tăng lên không đáng kể so với kỳ điều tra trước. Tỷ lệ bệnh dao động từ 20,50 – 33,83%; tỷ lệ bệnh của các giống TBR1, OM6976, KD28, BC15 lần lượt là 20,50%, 26,67%, 31,83%, 33,83%; giống BC15 có tỷ lệ bệnh cao nhất có sự sai khác về mặt thống kê với các giống còn lại. Chỉ số bệnh ở kỳ điều tra này dao động từ 3,87 – 7,27%, chỉ số bệnh các giống TBR1, OM6976, KD28, BC15 lần lượt là 3,87%, 5,09%, 6,68%, 7,27%, giống BC15 có chỉ số bệnh cao nhất không có sự sai khác về mặt thống kê với giống KD28 và sai khác về mặt thống kê với giống OM6976, TBR1.

Qua các kỳ điều tra bệnh đạo ôn chỉ phát sinh gây hại nặng trên các công thức giống áp dụng biện pháp thông thường, những công thức áp dụng biện pháp canh tác SRI không xuất hiện gây hại.

Bảng 3.8. Tình hình phát sinh gây hại của bệnh đạo ôn trên hai biện pháp canh tác lúa

Tổ hợp Ngày điều tra

Biện pháp canh tác Giống 09/02 16/02 23/02 02/03 09/03 TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) Canh tác thông thường TBR1 5,17b 0,69c 9,67c 1,40c 18,33bc 3,55bc 19,67d 3,96c 20,50d 3,87c OM6976 5,17b 0,69c 8,83d 1,24d 16,50c 3,35c 24,17c 5,00b 26,67c 5,09c KD28 6,67a 0,96b 10,83b 1,50b 19,83ab 3,95ab 30,83b 6,57a 31,83b 6,68a BC15 7,00a 1,13a 11,67a 1,63a 20,83a 4,20a 33,00a 7,18a 33,83a 7,27a Thâm canh cải tiến TBR1 0,00c 0,00d 0,00e 0,00e 0,00d 0,00d 0,00e 0,00d 0,00e 0,00d OM6976 0,00c 0,00d 0,00e 0,00e 0,00d 0,00d 0,00e 0,00d 0,00e 0,00d KD28 0,00c 0,00d 0,00e 0,00e 0,00d 0,00d 0,00e 0,00d 0,00e 0,00d BC15 0,00c 0,00d 0,00e 0,00e 0,00d 0,00d 0,00e 0,00d 0,00e 0,00d LSD 0,05 0,80 0,09 0,40 0,08 2,40 0,47 1,84 0,87 1,78 0,80 CV% 15,27 12,05 4,45 5,96 14,53 14,20 7,81 16,58 7,19 15,96

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)