Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 46)

2.7.1. Xác định khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống lúa

- Chiều cao cây: Chiều cao cây được tính từ mặt đất đến đỉnh lá dài nhất (giai đoạn đẻ nhánh) hoặc đến đỉnh bông vào các giai đoạn bắt đầu trổ, kết thúc trổ, chín.

+ Giai đoạn sinh trưởng: 7 ngày một lần, đo từ mặt đất đến chóp lá cao nhất, đo 10 cây/ô đã được định vị, tính trung bình 3 lần lặp lại, đơn vị tính cm.

+ Giai đoạn sinh thực: Đo từ mặt đất đến chóp bông cao nhất, đo 10 cây/ô đã được định vị, tính trung bình 3 lần lặp lại.

- Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây qua các giai đoạn: Tính từ khi gieo sạ đến bắt đầu đẻ nhánh, kết thúc đẻ nhánh, bắt đầu trổ bông và chín hoàn toàn.

+ Thời gian bắt đầu đẻ nhánh: Tính từ khi ruộng lúa có 10% số cây xuất hiện nhánh đầu tiên đến khi cây lúa đạt dảnh tối đa (ngày).

+ Thời gian kết thúc đẻ nhánh: Tính từ khi ruộng lúa có 80% số cây xuất hiện nhánh đầu tiên đến khi cây lúa đạt dảnh tối đa (ngày).

+ Thời gian trổ bông: Từ khi cây có 10% số cây có bông thoát khỏi bẹ lá đòng khoảng 5 cm, đến khi kết thúc trổ (80% số cây trổ).

- Thời gian đẻ nhánh và tỷ lệ nhánh hữu hiệu:

+ Thời gian đẻ nhánh được theo dõi từ khi lúa đẻ nhánh đến khi số lượng nhánh không tăng nữa, đặc biệt là vào giai đoạn làm đòng.

+ Số nhánh hữu hiệu là những nhánh có mang bông lúa, theo dõi ở giai đoạn trổ bông. + Số nhánh cuối cùng là tổng số nhánh trên cây khi số nhánh không tăng nữa. + Tỷ lệ nhánh hữu hiệu được xác định theo công thức:

% nhánh hữu hiệu = (Số nhánh hữu hiệu/ tổng số nhánh)* 100%.

- Màu sắc lá: Sử dụng bảng so màu lá lúa kích thước 8cm x 25cm, trên khung lớn có 6 ô nhỏ có màu xanh khác nhau từ màu xanh đến màu xanh đậm đại diện cho màu sắc lá lúa từ thiếu đạm đến dư đạm và được đánh dấu từ số 1 đến số 6 (đo từ 8 giờ 30 phút – 9 giờ 30 phút. Quan sát các giai đoạn lúa: Đẻ nhánh rộ, đứng cái, đòng già, trước thu hoạch so sánh với bảng so màusắc củalá lúa (chỉ một người thực hiện).

Hình 2.2. Bảng so màu lá lúa

+ Chọn ngẫu nhiên 10 cây hoặc 10 khóm lúa không nhiễm bệnh.

+ Chọn lá đã phát triển đầy đủ và cao nhất trong các cây hoặc khóm vừa chọn. + Đặt phần giữa lá lên bảng và so màu lá với các màu của bảng so màu. Không xé hoặc làm hỏng lá.

+ So màu dưới bóng râm của cơ thể vì ánh nắng mặt trời trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả so màu.

2.7.2. Điều tra thành phần sâu bệnh hại trên một số giống thí nghiệm

Điều tra 7 ngày/lần theo QCVN 01 – 38: 2010/BNNPTNT ban hành theo thông tư 71/2010 [2].

Chỉ tiêu về sâu hại

- Điều tra 7 ngày/ lần trên toàn bộ ô thí nghiệm và đếm số sâu trong mỗi ô.

Mật độ (con/m2) =

Tổng số sâu điều tra Tổng diện tích điều tra

Tỷ lệ hại (%) =

Số cây (lá...) bị hại

x 100 Tổng số cây (lá ...) điều tra

Chỉ tiêuvề bệnh hại

- Phương pháp lấy mẫu:

+ Trên lá: điều tra toàn bộ số lá của 5 dảnh ngẫu nhiên/điểm, điều tra 10 điểm ngẩu nhiên phân bố đều với mỗi giống lúa.

+ Trên thân trong lúc điều tra ghi nhận phân cấp 100 tép.

+ Trên bông: Điều tra ngẫu nhiên 10 bông/điểm, điều tra 10 điểm/giống. Từ đó phân cấp và ghi nhận 100 bông trong lúc điều tra để ta lấy cấp bệnh chiếm tỷ lệ cao mà đánh giá cho giống đó (tương tự như cách đánh giá bệnh trên thân, trên lá).

- Phân cấp cấp bệnh.

Theo Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế ( IRRI), bệnh được phân theo 5 cấp sau: Cấp 1, cấp 3, cấp 5, cấp 7, cấp 9.

+ Bệnh trên lá được phân cấp sau: Cấp 1: < 1% diện tích lá bị hại Cấp 3: 1 đến 5 % diện tích lá bị hại Cấp 5: > 5 đến 25 % diện tích lá bị hại Cấp 7: > 25 đến 50 % diện tích lá bị hại Cấp 9: > 50 % diện tích lá bị hại.

+ Bệnh trên thân được phân cấp như sau: Cấp 1: < 1/4 diện tích bẹ lá

Cấp 3: 1/4 đến ½ diện tích bẹ lá

Cấp 5: 1/4 đến 1/2 % diện tích bẹ lá, cộng lá thứ 3, thứ 4 bị bệnh nhẹ Cấp 7: 1/2 đến 3/4 diện tích bẹ lá và lá phía trên

Cấp 9: vết bệnh leo tới đỉnh cây lúa, các lá nhiễm nặng, một số cây chết. + Bệnh trên bông được phân cấp như sau:

Cấp 1: < vết bệnh đến 1% hạt bị bệnh Cấp 3: > 1 đến 5 % hạt bị bệnh

Cấp 7: > 25 - 50 % hạt bị bệnh Cấp 9: > 50 % hạt bị bệnh.

- Xác định tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh

Điều tra định kỳ 7 ngày/ lần và xác đinh chỉ tiêu tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh. + Tỷ lệ bệnh (TLB) ở các giống thử nghiệm:

TLB (%) =

Số lá (số bông) bị bệnh

x 100 Tổng số lá (số bông) điều tra

+ Chỉ số bệnh (CSB): CSB (%) = [( N1 x 1) + … + (Nn x n)] x 100 N x K Trong đó: + N1: là số dãnh bị bệnh ở cấp 1. + Nn : là số dãnh bị bệnh ở cấp n. + N: tổng số lá điều tra.

+ K : cấp bệnh cao nhất của thang phân cấp.

Đối với rầy hại lúa: Đếm số lượng rầy trên 10 dảnh ngẫu nhiên trong khung 40 x 50cm, sau đó tính mật độ rầy/m2 bằng cách lấy số lượng rầy trung bình trên 1 dảnh x số dảnh/m2.

2.7.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống lúa

+ Số bông/m2: Mỗi ô đếm số bông trên 1m2, tính trung bình rồi nhân với diện tích 10.000 m2.

+ Số hạt trên bông: Mỗi ô đếm tổng số hạt có trên bông của 5 bông rồi tính trung bình số hạt/bông.

+ Chiều dài bông: Chiều dài bông được đo từ cổ bông đến đỉnh bông vào giai đoạn vào chắc.

+ Số hạt chắc/bông: Trên cơ sở đếm số hạt/bông, loại bỏ hạt lép rồi tính trung bình số hạt chắc/bông.

+ Khối lượng 1.000 hạt: Mỗi công thức lấy 3 mẫu ở 3 tầng khác nhau (trên, giữa, dưới), mỗi mẫu 1.000 hạt. Mỗi mẫu chia 2 lần cân, mỗi lần 500 hạt, sai số giữa 2 lần cân không vượt quá 2%, sau đó tính trung bình.

+ Năng suất lý thuyết (tấn/ha):

NSLT = (Số bông/m2) x (số hạt chắc/bông) x P1000 hạt/10.000

+ Năng suất thực thu: Cân khối lượng thực thu sau khi phơi khô (độ ẩm hạt 13% - 14%) của 3 lần nhắc lại, quạt sạch đem cân lấy trung bình, đơn vị kg/ô, quy ra năng suất tấn/ha.

2.7.4. Hiệu quả kinh tế

- Lãi ròng = tổng thu – tổng chi

+ Tổng thu: Năng suất thực thu x Giá bán sản phẩm (đ/kg).

+ Tổng chi: Giống + phân bón + thuốc bảo vệ thực vật + công lao động.

2.8. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thí nghiệm được tính toán các giá trị trung bình, phân tích phương sai một nhân tố, tính toán sai biệt giữa các nghiệm thức bằng các phần mềm statitisc 10.0 Microsoft Excel 2007.

2.9. Diễn biến thời tiết khí hậu

- Tháng 12: Những ngày trong tháng trước và sau khi sạ cấy do ảnh hưởng của nhiều đợt không khí lạnh trời có mưa lượng mưa trong tháng cao (257,6 mm), ẩm độ trong không khí cao (87%), nhiệt độ thấp nhất là 17,00C, cao nhất là 290C. Trong tháng có số giờ nắng thấp.

- Tháng 1: Nhiệt độ trung bình trong tháng là 21,60C, nhiệt độ thấp nhất là 15,60C, nhiệt độ cao nhất là 29,00C, lượng mưa trong tháng thấp, số giờ nắng 174,7 giờ. Nhiệt độ thấp ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng cây lúa.

- Tháng 2: Lượng mưa trong tháng thấp từ 16,8 – 29,10C, số giờ mưa và lượng mưa trong tháng thấp, ẩm độ không khí cao (87%). Nhiệt độ trong tháng thấp ẩm độ không khí cao phần nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây lúa, làm các cho các đối tượng dịch hại phát sinh mạnh.

- Tháng 3: Đây là thời kỳ mà cây lúa đang trong giai đoạn làm đòng – trổ bông, cây lúa giai đoạn này rất rất mẫn cảm với nhiệt độ và ẩm độ. Theo số liệu thời tiết tháng 3 cho thấy nhiệt độ trung bình đạt 24,60C. Độ ẩm không khí khá cao đạt 87% đây là điều kiện thời tiết thuận lợi cho cây lúa giai đoạn này.

- Tháng 4: Nhiệt độ trung bình là 26,50C, nhiệt độ tối thấp là 19,40C, nhiệt độ tối cao là 36,40C, độ ẩm không khí đạt 83%. Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa.

Bảng 2.3. Tình hình thời tiết, khí hậu vụ Đông xuân 2014 – 2015

Thời gian Nhiệt độ không khí (0C) Ẩm độ không khí (%) Lượng mưa trung bình (mm) Tổng số ngày mưa (ngày) Số giờ nắng (giờ)

Max Min Trung

bình 12/2014 29,9 17,0 23,2 87 257,6 23 45,5 01/201 29,0 15,6 21,6 82 28,3 13 174,7 02/2015 29,1 16,8 22,4 87 20,0 11 199,0 03/2015 30,6 20,0 24,6 87 30,6 5 266,9 04/2015 36,4 19,4 26,5 83 12,4 4 276,5

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến sự sinh trưởng, phát triển trên một số giống lúa ở Bình Định một số giống lúa ở Bình Định

3.1.1. Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến thời gian sinh trưởng, phát triển trên một số giống lúa ở Bình Định trên một số giống lúa ở Bình Định

Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng là do yếu tố di truyền quyết định. Tuy nhiên, trong từng điều kiện canh tác khác nhau thì thời gian sinh trưởng phát triển của chúng cũng khác nhau, đó là do nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Việc nghiên cứu thời gian sinh trưởng, phát triển của cây lúa qua các giai đoạn là cơ sở xác định các biện pháp kỹ thuật tác động thích hợp để thâm canh như: Bón phân, thủy lợi,... Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa trải qua hai giai đoạn, gồm:

Thời sinh trưởng sinh dưỡng:

Thời kỳ này bắt đầu từ nảy mầm đến trước lúc phân hóa đòng. Đặc trưng của thời kỳ này là cây lúa chủ yếu hình thành và phát triển các cơ quan dinh dưỡng như ra lá, phát triển rễ, tăng chiều cao, tăng trưởng số nhánh tối đa. Thời kỳ này hết sức quan trọng đặc biệt là giai đoạn đẻ nhánh, nó quyết định số bông trên đơn vị diện tích và có ảnh hưởng lớn đến thời kỳ sinh trưởng sinh thực. Chất dinh dưỡng tổng hợp được trong thời kỳ này chủ yếu phục vụ cho sự ra rễ, sinh thân, sinh lá, còn lại một phần dự trữ cho thời kỳ sau. Thời kỳ này dài hay ngắn tùy thuộc vào giống, thời vụ, hàm lượng dinh dưỡng đất và nước, các biện pháp kỹ thuật canh tác. Sự sai khác về tổng thời gian sinh trưởng của các giống chủ yếu là do thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng quyết định.

Thời kỳ kỳ sinh trưởng sinh thực:

Thời kỳ kỳ sinh trưởng sinh thực được xác định từ khi phân hóa đòng đến chín (thu hoạch). Thời kỳ này được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn làm đòng và giai đoạn trổ bông, phơi màu, vào chắc. Thời kỳ này cây lúa sinh trưởng cho thế hệ tiếp theo, đặc điểm của giai đoạn này là sự phân hóa, phát triển đòng và quá trình tích lũy của hạt. Nó rất quan trọng vì nó tạo sức chứa, giai đoạn số lượng hạt và chất lượng hạt. Ở thời kỳ này yếu tố thời tiết khí hậu như nhiệt độ và ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành gié, hoa và chất lượng hạt phấn. Vì vậy điều khiển cho lúa trổ hợp lý là tạo điều kiện thuận lợi cho năng suất sau này. Đặc biệt trong những năm gần đây thời tiết thay đổi thất thường, điều này lại càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Kết quả đánh giá thời gian sinh trưởng của các công thức thí nghiệm được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thời gian sinh trưởng, phát triển của cây lúa qua các giai đoạn

Tổ hợp Thời gian từ khi gieo sạ đến …. (ngày)

Biện pháp canh tác Giống Bắt đầu đẻ nhánh Kết thúc đẻ nhánh Trổ bông Chín Canh tác thông thường TBR1 24 60 82 112 OM6976 24 57 80 110 KD28 25 60 84 114 BC15 26 62 87 117 Thâm canh cải tiến (SRI)

TBR1 22 60 85 112

OM6976 21 58 83 110

KD28 23 60 88 114

BC15 23 62 90 117

- Thời gian khi sạ cấy đến bắt đầu đẻ nhánh:

Là thời kỳ có ý nghĩa đáng kể trong toàn bộ đời sống cây lúa và quá trình tạo năng suất lúa sau này. Quá trình ra lá nhanh hay chậm liên quan trực tiếp đến quá trình đẻ nhánh sớm hay muộn. Thời kỳ này nhanh hay chậm phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (đặc biệt là nhiệt độ), đặc tính của giống, tuổi mạ. Do phụ thuộc vào điều kiện canh tác thực tế cũng như điều kiện thời tiết có nhiều biến động khác thường so với những năm trước, các giống lúa thí nghiệm được cấy vào thời điểm có nền nhiệt độ thấp. Qua thí nghiệm cho thấy: Thời gian từ sạ cấy ở các công thức của biện pháp canh tác SRI ngắn hơn so với biện pháp thông thường. Ở các công thức của biện pháp canh tác SRI thời gian trên các giống từ 21 – 23 ngày trong đó ngắn nhất là giống OM6976 (21 ngày) và dài nhất là giống BC15, KD28 (23 ngày). Các giống áp dụng trên biện pháp canh tác thông thường có thời gian từ 24 – 26 ngày, ngắn nhất là giống OM6976, TBR1 (24 ngày) dài nhất là giống BC15 (26 ngày). Cùng một giống khi áp dụng 2 biện pháp canh tác khác nhau có thời gian đẻ nhánh khác nhau, khi áp dụng biện pháp canh tác SRI có thời gian đẻ nhánh sớm hơn 2 ngày so với biện pháp canh tác thông thường.

- Thời gian từ khi sạ cấy đến kết thúc đẻ nhánh:

Đây là giai đoạn quan trọng của giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, nó quyết định số nhánh hữu hiệu, là yếu tố quyết định số bông trên đơn vị diện tích, một trong những yếu tố cấu thành năng suất. Nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, giống tốt, cây lúa đẻ nhánh nhiều, đẻ khoẻ, đẻ tập trung thì tỷ lệ nhánh hữu hiệu sẽ cao. Ngược lại gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi thì làm tăng tỷ lệ nhánh vô hiệu và làm giảm năng suất lúa rất nhiều. Qua điều kiện thí nghiệm ta thấy: Các giống thí nghiệm trên hai biện pháp canh tác có thời gian từ sạ cấy đến kết thúc đẻ nhánh dao động từ 57 – 62 ngày. Tuy nhiên các giống áp dụng biện pháp canh tác SRI có thời gian cây từ bắt đầu đẻ nhánh đến kết thúc đẻ nhánh dài hơn so với các giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường.

- Thời gian từ sạ cấy đến trổ bông (10% cây trổ):

Đây là thời gian có sự tiếp nối của thời gian từ sạ cấy đến phân hoá đòng cộng với thời gian từ phân hoá đòng đến bắt đầu trổ. Bón phân nuôi đòng dựa trên màu sắc lá vào thời điểm này sẽ nâng cao được số hạt chắc/bông, tỷ lệ hạt chắc và trọng lượng 1.000 hạt. Thời kỳ trổ bông cây lúa rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh, nếu gặp rét đậm hoặc trời nắng nhiệt độ cao > 32o C sẽ ảnh hưởng đến khả năng trổ, thụ phấn, thụ tinh và kết hạt của lúa. Thời gian từ khi sạ cấy đến trổ của các công thức từ 80 – 90 ngày.

- Thời gian từ cấy đến chín hoàn toàn:

Thời kỳ này quyết định khối lượng hạt và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo năng suất lúa. Quá trình chín của lúa nó chia thành 3 giai đoạn chính:

+ Giai đoạn chín sữa: Thường giai đoạn này quyết định chủ yếu đến trọng lượng cuối cùng của hạt (75 - 80% trọng lượng hạt). Thời kỳ này các chất dự trữ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)