năng suất của một số giống lúa ở Bình Định
3.3.1. Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến các yếu tố cấu thành năng suất của một số giống lúa ở Bình Định của một số giống lúa ở Bình Định
Năng suất được xem là kết quả và mục tiêu cuối cùng của quá trình sản xuất, nó là một chỉ tiêu đánh giá toàn diện và đầy đủ nhất các quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, đồng thời cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tư. Trong thí nghiệm, năng suất là chỉ tiêu được dùng để đánh giá sự sai khác giữa các biện pháp canh tác trên các loại giống khác nhau được sử dụng trong thí nghiệm. Năng suất lúa được tạo thành bởi các yếu tố: Số bông trên một đơn vị diện tích, số hạt trên một bông, tỷ lệ hạt chắc và khối lượng 1.000 hạt. Khi các yếu tố này đạt tối ưu năng suất lúa sẽ đạt cao nhất. Trong các yếu tố cấu thành năng suất lúa thì số bông là yếu tố có tính chất quyết định nhất và sớm nhất. Số bông có thể đóng góp 74% năng suất trong khi đó số hạt đóng góp khoảng 20% năng suất. Qua nghiên cứu chúng tôi thu được một số kết quả ở bảng 3.10.
- Chiều dài bông:
Là một trong những chỉ tiêu quan trọng, chiều dài bông phản ánh khả năng cho số hạt nhiều hay ít, quyết định đến năng suất của một giống lúa. Những giống bông dài, mật độ đóng hạt dày thì năng suất cao hơn những giống có bông ngắn và mật độ đóng hạt thưa. Chiều dài bông lúa chủ yếu do đặc tính di truyền của giống quy định. Tuy nhiên, nó cũng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh, trình độ kỹthuật, khả năng đầu tư thâm canh và chăm sóc tưới tiêu.
Qua theo dõi thấy: Giống OM6976 áp dụng biện pháp canh tác thông thường có chiều dài bông ngắn nhất (19,1 cm), giống BC15 áp dụng biện pháp canh tác SRI có chiều dài bông dài nhất (24,0 cm). Ở biện pháp canh tác thông thường, giống TBR1 không có sự sai khác về mặt thống kê với giống KD28, BC15, và sai khác về mặt thống kê với giống OM6976. Biện pháp canh tác SRI, giống TBR1 không có sự sai khác về mặt thống kê với giống BC15, KD28 và có sai khác về mặt thống kê với giống OM6976.
- Số bông/m2:
Đây là yếu tố mang tính di truyền của giống và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện canh tác, phương pháp canh tác là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất. Số bông/m2 phụ thuộc vào mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của cây lúa. Mật độ sạ cấy và khả năng nở bụi của cây lúa thay đổi tùy vào giống lúa, điều kiện thời tiết, chế độ phân bón nhất là phân đạm, chế độ nước, tình hình sâu bệnh.
Do vậy để tăng số bông trên một đơn vị diện tích cần: Chọn đúng thời vụ, mật độ gieo cấy thích hợp, bón phân cân đối hợp lý, điều khiển quá trình đẻ nhánh thích hợp.
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác lúa đến các yếu tố
cấu thành năng suất của một số giống lúa
Tổ hợp Các yếu tố cấu thành năng suất
Biện pháp canh tác Giống Số bông/m2 (bông) Chiều dài bông (cm) Tổng số hạt/bông (hạt) Số hạt chắc/bông (hạt) Tỷ lệ hạt chắc (%) P 1000 (gam) Biện pháp thông thường TBR1 347,3 b 20,3 de 125,7 c 95,0 c 75,6 bc 22,2 de OM6976 332,7 c 19,1 f 120,0 de 95,7 c 79,7 b 21,2 ef KD28 360,0 b 19,9 e 115,0 e 86,3 d 75,2 bc 22,3 d BC15 373,3 a 21,0 d 135,7 ab 99,0 c 73,0 c 20,7 f Biện pháp SRI TBR1 251,7 e 23,2 ab 132,7 b 121,7 a 91,8 a 27,5 a OM6976 238,3 f 21,9 c 131,3 b 120,0 a 91,4 a 26,3 bc KD28 259,0 de 22,7 bc 124,7 cd 114,7 b 92,0 a 27,3 ab BC15 268,3 d 24,0 a 140,0 a 121,7 a 86,9 a 26,0 c LSD 0,05 12,78 0,84 5,35 4,62 6,12 1,16 CV% 2,40 2,24 2,38 2,47 4,20 2,75
Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái;các chữ
cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở P≤ 0,05.
Qua kết quả đo đếm được về số bông/m2 đã thể hiện rằng trong cùng một biện pháp canh tác thì sự khác biệt về số bông không đáng kể chủ yếu là sự khác nhau rõ rệt giữa hai biện pháp canh tác. Với LSD0,05 = 12,78; ở biện pháp canh tác thông thường các giống TBR1, OM6976, KD28, BC15 có số bông lần lượt là 347,3 bông, 332,7 bông, 360,0 bông, 373,3 bông; giống TBR1 có sự sai khác về mặt thống kê với giống OM6976, BC15 và không có sự sai khác với giống KD28. Ở biện pháp canh tác SRI các giống TBR1, OM6976, KD28, BC15 có số bông lần lượt là 251,7 bông,
238,3 bông, 259,0 bông, 268,3 bông. Giống TBR1 có sự sai khác về mặt thống kê với giống BC15, OM6976 và không sai khác với giống KD28.
- Số hạt/bông:
Số hạt/bông tùy thuộc vào số bông được phân hóa và số hoa bị thoái hóa. Hai yếu tố này bị ảnh hưởng bởi giống lúa, kỹ thuật canh tác và điều kiện thời tiết. Thời kỳ quyết định số hạt trên bông chủ yếu là từ bắt đầu phân hóa đòng đến cuối thời kỳ giảm nhiễm, vào thời kỳ trước trổ bông 5 ngày trở về sau không ảnh hưởng. Vì vậy áp dụng biện pháp canh tác hợp lý: Chọn giống tốt, chọn thời vụ thích hợp, ức chế sự gia tăng chồi vô hiệu vào thời kỳ phân hóa đòng để tập trung dinh dưỡng nuôi chồi hữu hiệu, bón phân nuôi đòng đúng lúc và hợp lý, chế độ nước thích hợp, làm cỏ sục bùn đúng lúc, bảo vệ cây lúa không bị sâu bệnh tấn công. Với LSD0,05 = 5,35; số hạt/bông của các công thức thí nghiệm dao động từ 115 – 140 hạt, cùng một giống nhưng áp dụng biện pháp thông thường có số hạt/bông thấp hơn áp dụng biện pháp canh tác SRI. Ở biện pháp canh tác thông thường số hạt/bông dao động từ 115 – 135,7 hạt, số hạt của các giống: TBR1 (125,7 hạt), OM6976 (120,0 hạt), KD28 (115,0 hạt), BC15 (135,7 hạt); giống TBR1 có sự sai khác về mặt thống kê với các giống còn lại. Ở biện pháp canh tác SRI số hạt/bông dao động từ 124,7 – 140,0 hạt; số hạt của các giống: TBR1 (132,7 hạt), OM6976 (131,3 hạt), KD28 (124,7 hạt), BC15 (140,0 hạt); giống TBR1 không sai khác về mặt thống kê với giống OM6976 và có sự sai khác về mặt thống kê với giống BC15, KD28.
- Số hạt chắc/bông:
Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn và có mối tương quan thuận với năng suất lúa. Số hạt chắc/bông được quyết định ở thời kỳ trước và sau trổ bông (thời kỳ giảm nhiễm, trổ bông và chín sữa). Lúa có tỷ lệ hạt chắc cao hay thấp đều chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật canh tác. Nghiên cứu số hạt chắc/bông giúp chúng ta có những biện pháp tác động thích hợp (bố trí thời vụ, phân bón cân đối, hợp lý…) nhằm đạt được năng suất cao. Qua nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy số hạt chắc/bông của hai biện pháp canh tác có sự khác biệt rõ rệt. Ở biện pháp canh tác thông thường giống BC15 số hạt chắc/bông cao nhất (99,0 hạt) đến OM6976 (95,7 hạt), TBR1 (95,0 hạt), giống KD28 thấp nhất (86,3 hạt). Ở biện pháp canh tác SRI giống BC15, TBR1 có số hạt chắc/bông cao nhất (121,7 hạt), giống OM6976 (120,0 hạt), giống KD28 thấp nhất (114,7 hạt).
-Tỷ lệ hạt chắc/bông:
Được tính bằng phần trăm hạt chắc trên tổng số hạt. Là yếu tố được quyết định từ đầu thời kỳ phân hóa đòng đến khi lúa vào chắc nhưng quan trọng nhất là thời kỳ phân bào giảm nhiễm, trổ bông, phơi màu, thụ phấn, thụ tinh và vào chắc. Phụ thuộc vào biện pháp canh tác, số hoa trên bông, đặc tinh sinh lý của cây lúa và
lúa thời tiết tốt, bảo vệ cây lúa khỏi bị sâu bệnh tấn công và bón phân nuôi đòng hợp lý là rất quan trọng làm tăng tỷ lệ hạt chắc qua đó tăng năng suất. Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ hạt chắc giữa hai biện pháp canh tác có sự chênh lệch rất lớn. Tỷ lệ hạt chắc biện pháp canh tác thông thường dao động từ 73,0 – 79,7%, giống TBR1 không có sự sai khác về mặt thống kê với các giống còn lại. Ở biện pháp canh tác SRI tỷ lệ hạt chắc ít có chênh lệch dao động từ 86,9 – 92,0%. Tất cả các giống áp dụng biện pháp canh tác SRI đều không có sự sai khác về mặt thống kê.
- Trọng lượng 1.000 hạt:
Là yếu tố cuối cùng cấu thành năng suất lúa. Khối lượng 1.000 hạt chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố di truyền của giống, ngoài ra chế độ canh tác cũng có ảnh hưởng nhưng không đáng kể. Trọng lượng 1.000 hạt được quyết định từ thời kỳ phân hóa hoa đến khi lúa chín nhưng quan trọng nhất là thời kỳ giảm nhiễm tích cực và vào chắc rộ. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy trọng lượng 1.000 hạt của các công thức dao động từ 20,7 – 27,5 gam, những giống áp dụng biện pháp canh tác SRI có trọng lượng 1.000 hạt cao hơn rõ rệt so với khi áp dụng biện pháp canh tác thông thường. Ở biện pháp canh tác thông thường trọng lượng 1.000 hạt các giống dao động từ 20,7 – 22,3 gam; còn ở biện pháp canh tác SRI trọng lượng 1.000 hạt dao động từ 26,0 - 27,5 gam.