cây của một số giống lúa thí nghiệm
Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây
Tổ hợp Chiều cao cây lúa qua các ngày sau sạ, cấy (cm)
Biện pháp canh tác Ngày Giống 35 42 49 56 63 70 77 84 91 98 110 Canh tác thông thường TBR1 35,3 40,0 46,3 53,3 60,3 64,3 67,3 70,3 78,7 88,7 95,0de OM6976 36,7 41,3 47,3 56,7 62,3 66,7 71,0 74,0 79,7 88,0 94,0de KD28 35,3 40,3 47,0 55,3 59,7 64,0 67,3 69,7 77,3 86,3 92,0e BC15 37,7 42,3 46,7 55,0 60,0 64,7 67,7 73,3 81,7 89,3 96,3d Thâm canh cải tiến (SRI) TBR1 36,7 42,0 47,3 60,3 65,3 67,3 70,0 77,0 85,7 95,7 109,3ab OM6976 39,7 46,0 50,7 63,0 66,7 70,0 73,0 80,0 84,0 97,0 106,7bc KD28 39,0 43,0 50,3 62,7 67,3 69,3 71,3 74,0 82,3 92,7 104,7c BC15 38,7 45,3 52,3 62,7 68,0 70,7 72,7 76,0 84,3 97,3 111,3a LSD 0,05 3,06 CV% 1,73
Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái;các chữ cái
khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở P≤ 0,05.
Quá trình tăng trưởng chiều cao của cây diễn ra trong suốt quá trình sống của cây từ khi gieo đến khi trổ. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều cao là khác nhau. Nghiên cứu về chiều cao và tốc độ tăng chiều cao của cây qua các giai đoạn giúp chúng ta biết được quy luật sinh trưởng về chiều cao cây, đó là cơ sở để tác động các biện pháp kỹ thuật thích hợp đối với từng giống của từng
giai đoạn phát triển, sinh trưởng của cây nhằm cho năng suất cao hơn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về động thái tăng trưởng chiều cao của các công thức. Kết quả được tổng hợp ở bảng 3.2.
- Chiều cao cây lúa sau sạ, cấy 35 ngày:
Chiều cao của các công thức thời gian này dao động từ 35,3 – 39,7 cm, sự chênh lệch về chiều cao của các công thức thí nghiệm thời gian này chưa cao.
- Chiều cao cây lúa sau sạ, cấy 42 ngày:
Đây là giai đoạn cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, là thời kỳ mà cây lúa phát triển mạnh về chiều cao, cây lúa có nhu cầu dinh dưỡng lớn để tập trung cho bộ rễ phát triển, ra lá và đẻ nhánh và đây là thời kỳ tăng trưởng lá và nhánh lớn nhất. Giai đoạn này quyết định diện tích lá và số nhánh tối đa. Do vậy áp dụng biện pháp canh tác hợp lý là rất quan trọng đặc biệt là việc bón phân cho cây lúa.
Chiều cao các công thức thí nghiệm thời gian này dao động từ 40,0 – 46,0 cm. So với lần đo trước chiều cao các công thức tăng lên từ 4,3 – 6,3 cm. Cùng một giống nhưng áp dụng biện pháp canh tác thông thường có chiều cao thấp hơn so với áp dụng biện pháp canh tác SRI. Chiều cao các giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường dao động từ 40,0 – 42,3 cm. Chiều cao các giống áp dụng biện pháp canh tác SRI dao động từ 42,0 – 46,0 cm.
- Chiều cao cây lúa sau sạ, cấy 49 ngày:
Các công thức đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ. Chiều cao các công thức lần đo này dao động từ 46,3 – 52,3 cm. Cùng một giống nhưng áp dụng biện pháp canh tác thông thường có chiều cao dao động từ 46,3 – 47,3 cm thấp hơn áp dụng biện pháp canh tác SRI có chiều cao dao động từ 47,3 – 52,3 cm.
- Chiều cao cây lúa sau sạ, cấy 56 ngày:
Thời kỳ này cây lúa đang trong giai đoạn cuối đẻ nhánh. Chiều cao các công thức dao động từ 53,3 – 63,0 cm tăng lên rõ rệt so với lần đo trước (tăng lên từ 7,0 – 13,0 cm). Cùng một giống nhưng áp dụng biện pháp canh tác thông thường có chiều cao thấp hơn so với biện pháp canh tác SRI. Chiều cao các công thức áp dụng biện pháp canh tác thông thường dao động từ 53,3 – 56,7 cm, giống TBR1 có chiều cao thấp nhất (53,3 cm), giống OM6976 có chiều cao cao nhất (56,7 cm). Biện pháp canh tác SRI có chiều cao các công thức dao động từ 60,3 – 63,0 cm, giống TBR1 có chiều cao thấp nhất (60,3 cm), giống OM6976 có chiều cao cao nhất (63,0 cm).
- Chiều cao cây lúa sau sạ, cấy 63 ngày:
Thời kỳ này cây lúa kết thúc đẻ nhánh và chuyển qua giai đoạn làm đốt, làm đòng, lúc này một số nhánh đã lụi dần trở thành nhánh vô hiệu. Cuối thời kỳ này cây
lúa sinh trưởng, phát triển mạnh, dinh dưỡng tập trung cho quá trình làm đốt, làm đòng. Các lóng vươn dài ra tạo thành thân cây lúa và quyết định chiều cao cuối cùng của cây. Đây là thời kỳ liên quan chặt chẽ đến năng suất cây trồng, vì vậy bón phân thúc đòng trước trổ 24 - 28 ngày có một ý nghĩa rất quan trọng, đồng thời thời tiết khí hậu lúc này phải thuận lợi mới cho năng suất cao.
Qua kết quả đo được ở bảng 3.2 ta thấy chiều cao các công thức dao động từ 59,7 – 68,0 cm. Chiều cao các giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường dao động từ 59,7 – 62,3 cm, trong đó giống OM6976 có chiều cao cao nhất 62,3 cm. Chiều cao các giống áp dụng biện pháp canh tác SRI dao động từ 65,3 – 68,0 cm. Giống BC15 có chiều cao cao nhất (68,0 cm).
- Chiều cao cây lúa sau sạ, cấy 70 ngày:
Chiều cao các công thức qua lần đo này dao động từ 64,0 – 70,7 cm. Chiều cao các công thức của biện pháp canh tác thông thường dao động từ 64,0 – 66,7 cm, giống OM6976 có chiều cao cao nhất. Chiều cao các công thức của biện pháp canh tác SRI dao động từ 67,3 – 70,7 cm, giống BC15 có chiều cao cao nhất.
- Chiều cao cây lúa sau sạ, cấy 77 ngày:
Chiều cao các công thức lần đo này tăng chậm so với lần đo trước, cùng một giống nhưng áp dụng biện pháp canh tác thông thường có chiều cao thấp hơn rõ rệt so với khi áp dụng biện pháp canh tác SRI. Chiều cao các công thức áp dụng biện pháp canh tác thông thường dao động từ 67,3 – 71,0 cm, chiều cao các giống TBR1, OM6976, KD28, BC15 lần lượt là 67,3cm, 71,0 cm, 67,3 cm, 67,7 cm. Chiều cao các công thức áp dụng biện pháp canh tác SRI dao động từ 70,0 – 73,0 cm, giống có chiều cao thấp nhất là TBR1, giống có chiều cao cao nhất là OM6976.
- Chiều cao cây lúa sau sạ, cấy 84 ngày:
Chiều cao các công thức lần đo này dao động từ 69,7 – 80,0 cm. Ở biện pháp canh tác thông thường chiều cao các giống dao động từ 69,7 – 74,0 cm, giống KD28 có chiều cao thấp nhất, giống OM6976 có chiều cao cao nhất. Ở biện pháp canh tác SRI chiều cao các công thức dao động từ 74,0 – 80,0 cm, giống KD28 có chiều cao thấp nhất, giống OM6976 có chiều cao cao nhất.
- Chiều cao cây lúa sau sạ, cấy 91 ngày:
Chiều cao các công thức lần đo này tăng lên rõ rệt so với lần đo trước (tăng 4,0 – 8,7 cm). Chiều cao tăng lên của các công thức khác nhau. Ở biện pháp canh tác thông thường chiều cao các công thức dao động từ 77,3 – 81,7 cm. Ở biện pháp canh tác SRI chiều cao các giống dao động từ 82,3 – 85,7 cm.
- Chiều cao cây lúa sau sạ, cấy 98 ngày:
Chiều cao các công thức lần đo này tăng lên rõ rệt so với lần đo trước. Các giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường có chiều cao thấp hơn so với áp dụng biện pháp canh tác SRI. Biện pháp canh tác thông thường chiều cao các giống lần đo này dao động từ 86,3 – 89,3 cm, trong dó giống KD28 có chiều cao thấp nhất, giống BC15 có chiều cao cao nhất. Biện pháp canh tác SRI chiều cao các giống dao động từ 92,7 – 97,3 cm.
- Chiều cao cây lúa sau sạ, cấy 110 ngày:
Chiều cao cuối cùng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của biện pháp canh tác trên các giống khác nhau. Chiều cao cây thời kỳ này cũng chính là chiều cao cây cuối cùng, nó thể hiện đặc tính di truyền của giống. Nó là kết quả tăng trưởng chiều cao của các quá trình dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh, đất đai và chế độ canh tác.
Qua theo dõi chiều cao lần đo này dao động từ 92,0 – 111,3 cm. Cùng một giống nhưng khi áp dụng biện pháp canh tác SRI có chiều cao cao hơn rõ rệt so với áp dụng biện pháp thông thường. Chiều cao các giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường dao động từ 92,0 – 96,3 cm, giống KD28 có chiều cao thấp nhất không có sự sai khác về mặt thống kê với giống TBR1, OM6976 và sai khác với giống BC15. Biện pháp canh tác SRI chiều cao các công thức dao động từ 104,7 – 111,3 cm, giống KD28 có chiều cao thấp nhất sai khác về mặt thống kê với các giống TBR1, BC15; không sai khác với giống OM6976.
3.1.3.Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến chiều cao một số giống lúa qua các giai đoạn
Chiều cao cây qua các giai đoạn là do đặc tính di truyền của giống quy định. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng đối với các biện pháp canh tác trên các giống lúa tại Bình Định. Sự tăng trưởng chiều cao cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: Điều kiện ngoại cảnh, mùa vụ, biện pháp canh tác và đặc tính giống.
Quá trình sinh trưởng, phát triển qua từng giai đoạn của cây lúa liên quan chặt chẽ với sự tăng trưởng chiều cao. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau có tốc độ tăng trưởng chiều cao khác nhau. Việc nghiên cứu chiều cao cây qua các giai đoạn dõi cho biết được mức độ sinh trưởng và phát triển của từng giống lúa. Chiều cao cây cuối cùng là một cơ sở để chúng ta xác định, bố trí mùa vụ và mật độ thích hợp trên các chân đất nhằm phát huy hết tiềm năng năng suất của giống. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.3.
Bảng 3.3. Chiều cao cây lúa qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
Tổ hợp Chiều cao cây lúa qua các giai đoạn (cm)
Biện pháp canh tác Giống Đẻ nhánh cao nhất Bắt đầu trổ Kết thúc trổ Chín Canh tác thông thường TBR1 62,3 d 75,0 cd 86,7 d 95,0 de OM6976 62,7 cd 74,0 de 86,0 d 94,0 de KD28 57,7 d 73,0 e 84,3 d 92,0 e BC15 62,7 cd 75,7 bc 85,3 d 96,3 d Thâm canh cải tiến (SRI) TBR1 63,3 c 79,7 a 93,3 bc 109,3 ab OM6976 64,7 b 79,3 a 95,0 b 106,7 b KD28 65,3 ab 77,0 b 92,0 c 103,0 c BC15 66,0 a 79,3a 98,0 a 111,3 a LSD 0,05 0,95 1,55 2,79 3,43 CV% 0,86 1,15 1,77 1,94
Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái;các chữ cái
khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở P≤ 0,05.
- Chiều cao cây lúa giai đoạn đẻ nhánh cao nhất:
Thời kỳ này chiều cao phản ánh quá trình sinh trưởng của cây lúa trong giai đoạn đẻ nhánh, giai đoạn này cây lúa bắt đầu chuyển từ sinh trưởng dinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực, số lá và diện tích lá đều tăng. Chiều cao cây ở giai đoạn kết thúc đẻ nhánh của các giống khác nhau thì khác nhau, nó phụ thuộc vào biện pháp canh tác (mật độ cấy, chế độ phân bón, tưới tiêu,…).
Từ kết quả trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.1 cho thấy: Chiều cao các công thức ở giai đoạn này dao động từ 57,7 – 66,0 cm. Sự chênh lệch về chiều cao giai đoạn này là không lớn. Ở biện pháp canh tác thông thường thì sự chênh lệch về chiều cao giai đoạn này tương đối lớn dao động từ 57,7 – 62,7 cm, trong đó chiều cao các giống TBR1, OM6976, KD28, BC15 lần lượt là 62,3 cm; 62,7 cm; 57,7 cm; 62,7 cm. Ở biện pháp canh tác SRI chiều cao các giống dao động từ 63,3 – 66,0 cm. Trong đó chiều
cao của các giống TBR1, OM6976, KD28, BC15 lần lượt là 63,3 cm, 64,7 cm, 65,3 cm, 66,0 cm. Nhìn chung các giống lúa được áp dụng biện pháp canh tác SRI có chiều cao cao hơn biện pháp canh tác thông thường.
Hình 3.1. Chiều cao cây giai đoạn kết thúc đẻ nhánh
- Chiều cao cây lúa giai đoạn lúa bắt đầu trổ:
Đây là giai đoạn sinh trưởng sinh thực, cụ thể là bắt đầu làm đốt, làm đòng. Lúc này một số nhánh lụi dần trở thành nhánh vô hiệu, các nhánh tốt trở thành nhánh hữu hiệu. Thời kỳ này cây lúa có sự hoạt động sinh lý mạnh, chiều cao tăng nhanh và tập trung dinh dưỡng cho quá trình làm đốt, làm đòng, chiều cao tăng nhanh chủ yếu là do sự vươn dài của các lóng. Chiều cao thời kỳ bắt đầu trổ bông phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện thời tiết, ngoài ra biện pháp canh tác cũng có sự chi phối rất lớn: Chế độ nước, chế độ phân bón, điều kiện đất đai, sâu bệnh hại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao các công thức giai đoạn này cho thấy chiều cao các công thức dao động từ 73,0 – 79,7 cm. Ở biện pháp canh tác thông thường giống KD28 có chiều cao thấp nhất 73,0 cm; giống BC15 có chiều cao cao nhất 75,7 cm và giống KD28 không có sự sai khác về mặt thống kê với giống OM6976 và có sự sai khác về mặt thống kê với các giống còn lại. Ở biện pháp canh tác SRI chiều cao các giống giai đoạn này dao động từ 77,0 – 79,7 cm, trong đó giống KD28 có chiều cao thấp nhất, giống TBR1 có chiều cao cao nhất và giống KD28 có sự sai khác về mặt thống kê với các giống còn lại.
- Chiều cao cây lúa giai đoạn kết thúc trổ:
Nói chung chiều cao cây lúa ở thời kỳ này tăng chậm và bắt đầu đi vào trạng thái ổn định và chiều cao trong thời kỳ này có sự quyết định khả năng chống đổ của cây lúa. Thời kỳ này cây lúa có quá trình quang hợp mạnh để tập trung dinh dưỡng cho hạt.
Hình 3.3. Chiều cao cây giai đoạn kết thúc trổ
Qua kết quả bảng 3.3 và hình 3.3 cho thấy chiều cao các công thức giai đoạn này dao động từ 84,3 – 98,0 cm. Chiều cao của cùng một giống nhưng áp dụng biện pháp canh tác khác nhau có sự chênh lệch lớn. Ở biện pháp canh tác thông thường chiều cao dao động từ 84,3 – 86,7 cm, các giống áp dụng đều không có sự sai khác về mặt thống kê. Ở biện pháp canh tác SRI chiều cao của các giống dao động từ 92,0 – 98,0 cm, giống TBR1 có không sai khác về mặt thống kê với giống OM6796, KD28 và sai khác với giống BC15.
- Chiều cao cây thời kỳ chín hoàn toàn
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá ảnh hưởng của biện pháp canh tác đối với các giống. Chiều cao cây thời kỳ này cũng chính là chiều cao cây cuối cùng, nó thể hiện đặc tính di truyền của giống. Nó là kết quả tăng trưởng chiều cao của các quá trình dưới tác động của điều kiện ngoại cảnh, đất đai và chế độ canh tác.
Hình 3.4. Chiều cao cây giai đoạn chín hoàn toàn
Qua theo dõi chiều cao thời kỳ chín hoàn toàn của các giống dao động từ 92,0 – 111,3 cm. Sự chênh lệch về chiều cao giai đoạn này khi áp dụng hai biện pháp canh tác khác nhau là rất lớn. Ở biện pháp canh tác thông thường chiều cao các giống dao động từ 92,0 – 96,3 cm, trong đó chiều cao của giống TBR1, OM6976, KD28, BC15 lần lượt là 95,0 cm, 94,0 cm, 92,0 cm, 96,3 cm; trong đó giống TBR1 không có sự sai khác về mặt thống kê với giống còn lại. Biện pháp canh tác SRI chiều cao của các giống dao động từ 103,0 – 111,3 cm, đó chiều cao của giống TBR1, OM6976, KD28, BC15 lần lượt là 109,3 cm; 106,7 cm; 103,0 cm; 111,3 cm. Giống TBR1 không có sự sai khác về mặt thống kê với các giống OM6976, BC15 và sai khác với giống KD28.
Nhìn chung chiều cao các công thức qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển có