Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến một số chi tiêuvề hiệu quả kinh tế trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 84 - 87)

trên một số giống lúa tại Bình Định

Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu đánh giá một hoạt động sản xuất kinh doanh chung và quá trình sản xuất lúa nói riêng. Hiệu quả kinh tế là cơ sở để người sản xuất quyết định các phương án đầu tư trong quá trình sản xuất. Để đánh giá tầm quan trọng của kết quả nghiên cứu đề tài chúng tôi tiến hành phân tích hiệu quả kinh tế của các công thức khác nhau, làm cơ sở đề xuất biện pháp canh tác trên những giống phù hợp với thực tiễn sản xuất của địa phương.

Việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đầu tư sản xuất, thâm canh tăng năng suất cây trồng là một yếu tố quyết định quan trọng. Năng suất là chỉ tiêu định lượng tổng hợp về điều kiện sản xuất và cũng là nhân tố quan trọng cho biết hiệu quả từ mô hình sản xuất lúa. Để tăng được năng suất việc đầu tiên phải có biện pháp kỹ thuật hợp lý từ khâu làm đất, giống, phân bón, sử dụng thuốc thuốc trừ cỏ, điều tiết lượng nước hợp lý qua các giai đoạn. Biện pháp canh tác thông thường và biện pháp canh tác thâm canh lúa cải tiến sử dụng các kỹ thuật khác nhau đòi hỏi phải tiêu tốn công sức và tiền của để tạo ra năng suất lúa từ đó làm cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế. Hiệu quả của việc sản xuất lúa không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực cho gia đình, góp phần phát triển kinh tế xã hội,mà đó là nguồn đóng góp GDP quan trọng của quốc gia. Không một ai có thể phủ nhận vai trò to lớn của ngành sản xuất lúa gạo. Hiệu quả kinh tế được tính bằng nguồn thu trừ đi các chi phí vật tư đầu vào sản xuất, tiền công lao động. Kết quả so sánh hiệu quả kinh tế của hai biện pháp canh tác trên các các giống khác nhau thể hiện ở bảng 3.12.

- Tổng thu: Là yếu tố cuối cùng của một quá trình sản xuất và là kết quả mong đợi của người sản xuất. Nó được đánh giá thông qua năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm và giá bán thóc. Qua bảng 3.11 về năng suất thì chúng ta đã thấy năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm khác nhau ứng với hai biện pháp canh tác

áp dụng các giống khác nhau nên tổng thu sẽ khác. Tổng thu các công thức được hoạch toán thể hiện qua bảng 3.12: Giống BC15 áp dụng biện pháp canh tác SRI có tổng thu cao nhất (43,065 triệu đồng) và giống OM6976 áp dụng biện pháp thông thường có tổng thu thấp nhất (33,165 triệu đồng). So sánh tổng thu áp dụng hai biện pháp canh tác: Những giống áp dụng biện pháp canh tác SRI có tổng thu cao hơn rõ rệt so với những giống áp dụng biện pháp thông thường ở địa phương (các giống TBR1, OM6976, KD28, BC15 áp dụng thông thường có tổng thu lần lượt 36,3; 33,165; 34,815; 37,4 triệu đồng còn áp dụng biện pháp canh tác SRI có tổng thu lần lượt 42,625; 37,95; 41,25; 43,065 triệu đồng).

Bảng 3.12. Hiệu quả kinh tế hai biện pháp canh tác của một số giống lúa thí nghiệm

Biện pháp canh tác Giống Tổng chi (1.000 đồng) Tổng thu (1.000 đồng) Lãi ròng (1.000 đồng) Canh tác thông thường TBR1 27.096 36.300 9.204 OM6976 26.646 33.165 6.519 KD28 27.446 34.815 7.369 BC15 27.346 37.400 10.054 Thâm canh cải tiến (SRI) TBR1 21.465 42.625 21.160 OM6976 21.420 37.950 16.530 KD28 21.500 41.250 19.750 BC15 21.490 43.065 21.575

- Tổng chi: Là những chi phí bỏ ra trong suốt quá trình thực hiện từ khâu làm đất, tiền mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, đến khâu thu hoạch. Kết quả ở bảng 3.12 tổng chi của các công thức thí nghiệm dao động từ 21,42 triệu đồng đến 27,446 triệu đồng. So sánh chi phí áp dụng hai biện pháp canh tác khác nhau có tổng chi chênh lệch nhau rõ rệt (như giống TBR1 áp dụng biện pháp thông thường có tổng chi 27,096 triệu đồng còn áp dụng biện pháp SRI chỉ là 21,465 triệu đồng. Nguyên nhân là những giống áp dụng biện pháp SRI chi phí phải bỏ ra để mua phân bón, giống, thuốc Bảo vệ thực vật thấp hơn nhiều so với những giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường.

- Lãi ròng:

Trong cùng một loại giống khi áp dụng biện pháp canh tác khác nhau có hiệu quả kinh tế khác nhau. Qua bảng 3.12 và hình 3.12 cho thấy giống BC15 áp dụng SRI có lãi ròng cao nhất (21,575 triệu đồng), giống OM6976 áp dụng biện pháp thông thường có lãi ròng thấp nhất (6,519 triệu đồng). Những giống áp dụng biện pháp canh tác SRI có hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt so với những giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường ở địa phương.

Hình 3.12. Mức lãi ròng của hai biện pháp canh tác một số giống lúa thí nghiệm

Từ kết quả trên có thể cho ta thấy được rằng, việc áp dụng biện pháp canh tác SRI giúp giảm chi phí sản xuất, giảm sâu bệnh, giảm lượng nước tưới trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động tiêu cực đến cuộc sống con người và sản xuất, tăng năng suất giúp tăng hiệu quả kinh tế.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)