Biện pháp canh tác SRI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 44 - 46)

- Thời vụ và mật độ cấy

Ngày gieo mạ: 16/12/2014 Ngày cấy : 30/12/2014

Mật độ cấy : 25 dảnh/m2 (20 cm x 20 cm)

- Kỹ thuật làm đất trước khi cấy

Đất ruộng trước khi cấy phải được làm kỹ, nhuyễn cày và bừa cấy 2 lần, san phẳng mặt ruộng trước khi cấy.

Trước khi bừa cấy lần cuối tiến hành bón lót phân hữu cơ sinh học và 30% phân đạm để trộn đều và vùi các loại phân bón lót vào tầng canh tác giúp cây mạ không bị ngộ độc cục bộ, đồng thời san phẳng mặt ruộng trước khi cấy. Mực nước trong ruộng khoảng 2 - 3 cm.

- Gieo mạ

Lượng hạt giống 10 kg/ha. Hạt giống được gieo trên khay. Ngâm hạt giống sạch vào nước 24 giờ và tiếp tục ủ trong 24 giờ. Dùng bùn trộn với 7 - 10 kg phân chuồng hoai mục, san bằng trên mặt đất tạo thành luống với độ dày từ 2 - 3 cm. Gieo hạt giống đã nảy mầm thật đều tay. Sau khi gieo 24 giờ, dùng nước bùn pha loãng tưới đều trên mặt luống không được tưới ngập luống mạ. Đến khi mạ được 2 - 2,5 lá dùng xẽng xúc nhẹ sau đó đem đi cấy.

- Cấy

Cấy 1 dảnh, cấy thưa, cấy vuông mặt sàng, cấy nông tay, tránh làm đứt rễ mạ. Cấy mạ non 2 đến 2,5 lá.

Đất được xục bùn kỹ, khi cấy giữ cho mặt ruộng ở dạng (bùn nhão), không nên để nước ngập mặt ruộng.

Nếu cây mạ được cấy, cấy một cách nhẹ nhàng ngay sau khi bứng, nó sẽ phục hồi nhanh chóng và sẽ cứng cáp và xanh trở lại chỉ trong vòng 12 giờ đồng hồ.

Lưu ý: số mạ thừa, nên cấy thật dày, tập trung ở góc ruộng để dự phòng.

Chia luống cấy: Đào rãnh thoát nước xung quanh ruộng giữa các luống, chia ruộng thành các luống, mỗi luống cấy được 5 – 10 hàng lúa. Rãnh thoát nước giữa các luống (rộng 25cm, sâu 25cm).

Xác định khoảng cách cấy: Để xác định được mật độ cấy cho phù hợp với từng chân đất, giống... bố trí thí nghiệm mật độ 20 x 20 cm.

- Phòng trừ cỏ dại: Làm cỏ bằng cào cỏ quay Nhật Bản

Việc phòng trừ cỏ dại kịp thời và triệt để có vai trò quyết định trong việc đảm bảo cho cây lúa phát triển và cho năng suất cao. Cần tiến hành phòng trừ cỏ dại ít nhất là 3 lần vào 10 - 12 ngày, 25 - 27 ngày và 40 - 42 ngày sau khi cấy.

Làm cỏ lần một: Khi bắt đầu thấy cây lúa có rễ trắng. Sục bùn hoặc xới xáo kỹ mặt ruộng kể cả khi chưa thấy cỏ mọc. Lần làm cỏ thứ nhất có vai trò rất quan trọng, nó quyết định tình trạng cỏ dại trong sau này. Sục bùn kỹ sẽ khống chế hạt cỏ nảy mầm hoặc làm kéo dài thời gian nảy mầm của hạt cỏ.

Đối với cỏ lồng vực, phải cắt bỏ toàn bộ hoa cỏ trước khi hạt cỏ chín để ngăn ngừa cỏ tích lũy cho các vụ sau.

Các lần làm cỏ sau: Cần kết hợp với xới xáo, sục bùn để thông khí cho đất.

- Quản lý nước

Việc thông khí cho đất bằng cách làm khô đất, kết hợp xới xáo cho đất ở giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển bộ rễ, và nhờ đó thúc đẩy sự phát triển và đẻ nhánh của cây lúa và cho năng suất lúa cao hơn. Cây lúa hô hấp qua hệ thống rễ. Trong điều kiện ngập nước thường xuyên, đất sinh ra các chất độc làm cho bộ rễ sẽ bị ảnh hưởng, các tế bào rễ biến dạng. Việc làm khô đất cho đến khi bề mặt đất bị nứt ra, nhờ đó rễ cây sẽ phát triển sâu hơn xuống lòng đất.

Những điểm cần lưu ý:

+ Không giữ nước ngập mặt ruộng thường xuyên từ khi cấy đến hết giai đọan làm đòng, nhưng phải duy trì đủ ẩm cho đất. Nên giữ cho mặt ruộng “nẻ chân chim”.

+ Giai đoạn trổ bông đến chín sữa, duy trì mực nước trong ruộng khoảng 1 đến 3 cm. + Giai đoạn lúa chín sáp trở đi, tưới tiêu nước ruộng như truyền thống địa phương. Khi hạt lúa đã chín, tháo cạn nước trong ruộng và để đất khô.

+ Khi bón phân, cần đưa nước vào ruộng (như phương pháp truyền thống) để phân hòa tan đều. Sau khi bón phân, để cho nước tự rút cạn mặt ruộng, chỉ giữ nước trong rãnh luống.

+ Đảm bảo mực nước trong rãnh mực nước 15cm.

- Phân bón: Bón theo phương pháp4 đúng.

Bón đủ lượng, đủ loại, bón cân đối lượng phân đạm, lân, kali. + Vôi : 500kg/ha

+ Phân lân (super lân) : 400 kg/ha + Phân đạm (ure) : 200 kg/ha + Kali (KCL) : 120 kg/ha

Bón lót: Bón vôi trước khi cày vỡ. Trước khi trục lần cuối để cấy giúp lúa mau hồi phục và nở bụi sớm. Bón toàn bộ lượng phân hữu cơ sinh học, phân lân và 30% phân đạm trước khi bừa cấy.

Bón thúc lần 1: Sau khi cấy 7 - 20 ngày, nhổ 10 dãnh cái, nếu có 1 dãnh xuất hiện mầm mới thì tiến hành bón phân. Bón 50% Ure + 50% kali để lúa nở bụi mạnh, sớm đạt chồi tối đa.

Bón nuôi đòng: Khi 10% lá có thắt eo ở đầu lá tiến hành so màu lá lúa bằng bảng so màu lá, nếu chỉ số màu trung bình từ 3 - 3,5 tiến hành bón đạm. Bón 20% đạm còn lại + 50% kali.

Nguyên tắc: Tăng cường bón phân hữu cơ sinh học, giảm phân hóa học.

- Quản lý dịch hại: Không phun thuốc cỏ và thuốc trừ sâu bệnh.

- Thu hoạch: tiến hành thu hoạch khi lúa chín 85%, để hạn chế thất thoát và đưa vào bảo quản kịp thời để bảo đảm chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)