Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Sasaki) được xếp vào bệnh nguy hiểm thứ hai sau bệnh đạo ôn. Bệnh thường phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Nhiệt độ khoảng 24 - 320C và ẩm độ bão hòa hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh phát triển mạnh. Bệnh thường phát triển trong giai đoạn đòng trở đi. Trong giai đoạn này số dãnh đạt mức tối đa, cây lúa phát triển tốt, thân kéo dài tạo quần thể rậm rạp.
Kết quả qua các ngày điều tra thể hiện qua bảng 3.9 và hình 3.9: - Ngày điều tra 23/02/2015:
Ở kỳ điều tra này bệnh khô vằn trong các công thức thí nghiệm xuất hiện nhưng tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh còn thấp. Tỷ lệ bệnh ở các công thức dao động từ 1,00 – 7,67%. Ở biện pháp canh tác thông thường tỷ lệ bệnh dao động từ 5,67 – 7,67%; giống KD28 có tỷ lệ bệnh cao nhất, giống OM6976 có tỷ lệ bệnh thấp nhất. Ở biện pháp canh tác SRI tỷ lệ bệnh thấp dao động từ 1,00 – 2,00%. Chỉ số bệnh của các công thức của kỳ điều tra này dao động từ 0,11 – 1,37%. Ở biện pháp canh tác thông thường chỉ số bệnh các công thức dao động từ 0,78 – 1,37%. Ở biện pháp canh tác SRI chỉ số bệnh các công thức dao động từ 0,11 – 0,22%.
- Ngày điều tra 02/03/2015:
Ở kỳ điều tra này các công thức có đều có tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh cao hơn kỳ điều tra trước, các công thức áp dụng biện pháp canh tác thông thường có tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh cao hơn so với các công thức áp dụng biện pháp canh tác SRI. Biện pháp canh tác thông thường dao động từ 8,33 – 10,67%; giống OM6976 có tỷ lệ bệnh thấp nhất (8,33%), giống BC15 có tỷ lệ bệnh cao nhất (10,67%). Biện pháp canh tác SRI có tỷ lệ bệnh dao động từ 2,00 – 3,33%. Chỉ số bệnh của các công thức áp dụng biện pháp canh tác thông thường dao động từ 1,59 – 2,41%, giống OM6976 có chỉ số bệnh thấp nhất, giống BC15 có chỉ số bệnh cao nhất. Biện pháp canh tác SRI chỉ số bệnh dao động từ 0,22 – 0,52%.
Bảng 3.9. Tình hình phát sinh gây hại của bệnh khô vằn trên hai biện pháp canh tác lúa
Tổ hợp Ngày điều tra
Biện pháp canh tác Giống 23/02 02/03 09/03 16/03 23/03 30/03 TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) TLB (%) CSB (%) Canh tác thông thường TBR1 6,33bc 1,00b 10,00a 2,07b 14,00b 2,59bc 20,00c 4,37c 27,67c 7,07b 35,00b 9,41bc OM6976 5,67c 0,78c 8,33b 1,59c 12,00c 2,29c 18,33d 4,11c 25,67d 5,89c 32,33c 8,41c KD28 7,67a 1,37a 10,33a 2,26ab 15,33a 2,96ab 22,33a 5,22a 31,33a 8,45a 37,67a 11,30a BC15 7,00ab 1,15b 10,67a 2,41a 16,00a 3,11a 21,00b 4,78b 30,00b 8,15a 36,00b 10,52ab Thâm canh cải tiến TBR1 2,00d 0,22d 3,33c 0,52d 4,67de 0,74d 6,00f 0,96d 8,00f 1,33d 11,33f 1,93d OM6976 1,00e 0,11d 2,00d 0,22e 3,67f 0,48d 5,00g 0,78d 6,33g 1,00d 10,00g 1,78d KD28 2,00d 0,22d 3,33c 0,52d 5,33d 0,48d 7,67e 1,15d 10,00e 1,56d 14,67d 2,52d BC15 2,00d 0,22d 3,00c 0,41de 4,33ef 0,71d 6,33f 1,00d 8,33f 1,37d 12,67e 2,26d LSD 0,05 0,80 0,22 0,75 0,25 0,96 0,40 0,95 0,40 1,32 1,00 1,17 1,23 CV% 10,85 19,47 6,74 11,22 5,85 13,62 4,05 8,19 4,10 13,16 2,82 11,67
- Ngày điều tra 09/03/2015:
Kỳ điều tra này các công thức áp dụng biện pháp canh tác thông thường có tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh cao hơn rõ rệt so với các công thức áp dụng biện pháp canh tác SRI. Ở biện pháp canh tác thông thường tỷ lệ bệnh khô vằn dao động từ 12,00 – 16,00%; tỷ lệ bệnh các giống TBR1, OM6976, KD28, BC15 lần lượt là 14,00%, 12,00%, 15,33%, 16,00%. Biện pháp canh tác SRI tỷ lệ bệnh các giống dao động từ 3,67 – 5,33%; tỷ lệ bệnh các giống TBR1, OM6976, KD28, BC15 lần lượt là 4,67%, 3,67 %, 5,33%, 4,33%. Chỉ số bệnh khô vằn của các giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường dao động từ 2,29 – 3,11%; giống OM6976 có chỉ số bệnh thấp nhất, giống BC15 có chỉ số bệnh cao nhất. Ở biện pháp canh tác SRI chỉ số bệnh các công thức thấp dao động từ 0,48 - 0,74%.
Hình 3.9. Tình hình phát sinh, phát triển bệnh khô vằn trên lúa trên
hai biện pháp canh tác lúa
- Ngày điều tra 16/03/2015:
Qua kỳ điều tra này các công thức có tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh tăng lên rõ rệt so với kỳ điều tra trước. Tỷ lệ bệnh các công thức dao động từ 5,00 – 22,33%. Các giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường có tỷ lệ bệnh dao động từ 18,33 – 22,33%; giống KD28 có tỷ lệ bệnh cao nhất (22,33%) có sự sai khác về mặt thống kê với các giống còn lại. Biện pháp canh tác SRI tỷ lệ bệnh các công thức dao động từ 5,00 – 7,67%; giống KD28 có tỷ lệ bệnh cao nhất (7,67%) có sự sai khác về mặt thống kê với các giống còn lại. Chỉ số bệnh các công thức dao động từ 0,78 – 5,22%. Các giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường có chỉ số bệnh dao động từ 4,11 – 5,22%, giống KD28 có chỉ số bệnh cao nhất (5,22%) có sự sai khác về mặt thống kê với các giống còn lại. Biện pháp canh tác SRI chỉ số bệnh các công thức dao động từ 0,78 – 1,15%, giống KD28 có chỉ số bệnh cao nhất (1,15%) không có sự sai khác về mặt thống kê với các giống còn lại.
- Ngày điều tra 23/03/2015:
Kết quả kỳ điều tra này các công thức giống áp dụng hai biện pháp canh tác có tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh khô vằn tăng lên rõ rệt so với kỳ điều tra trước. Tỷ lệ bệnh các công thức dao động từ 6,33 – 31,33%. Các công thức áp dụng biện pháp canh tác thông thường có tỷ lệ bệnh chênh lệch thấp dao động từ 25,67 – 31,33%; giống OM6976 có tỷ lệ bệnh thấp nhất (25,67%), giống KD28 có tỷ lệ bệnh cao nhất (31,33%). Các công thức áp dụng biện pháp canh tác SRI có tỷ lệ bệnh thấp dao động từ 6,33 – 10,00%; giống OM6976 có tỷ lệ bệnh thấp nhất (6,33%), giống KD28 có tỷ lệ bệnh cao nhất (10,00%). Chỉ số bệnh các công thức dao động từ 1,00 – 8,45%. Các công thức áp dụng biện pháp canh tác thông thường có chỉ số bệnh cao dao động từ 5,89 – 8,45%; giống OM6976 có chỉ số bệnh thấp nhất (5,89%), giống KD28 có chỉ số bệnh cao nhất (8,45%). Các công thức áp dụng biện pháp canh tác SRI có chỉ số bệnh thấp dao động từ 1,00 – 1,56%; giống OM6976 có chỉ số bệnh thấp nhất (1,00%), giống KD28 có chỉ số bệnh cao nhất (1,56%).
- Ngày điều tra 30/03/2015:
Qua kết quả kỳ điều tra này chúng tôi nhận thấy sự chênh lệch về tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh khô vằn của cùng một giống nhưng áp dụng hai biện pháp canh tác khác nhau có sự chênh lệch rất lớn, các giống áp dụng biện pháp thông thường có tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh cao hơn nhiều so với cùng một giống nhưng áp dụng biện pháp canh tác SRI. Tỷ lệ bệnh các công thức áp dụng biện pháp canh tác thông thường dao động từ 32,33 – 37,67%; sự chênh lệch tỷ lệ bệnh giữa các giống trong cùng một biện pháp canh tác không cao. Tỷ lệ bệnh các công thức áp dụng biện pháp canh tác SRI dao động từ 10,00 – 14,67%, giống OM6976 có tỷ lệ bệnh thấp nhất, giống KD28 có tỷ lệ bệnh cao nhất. Chỉ số bệnh các giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường tương đối cao dao động từ 8,41 – 11,30%; các giống áp dụng biện pháp canh tác thông thường có chỉ số bệnh chênh lệch. Chỉ số bệnh các giống áp dụng biện pháp canh tác SRI dao động từ 1,78 – 2,52%; giống KD28 có chỉ số bệnh cao nhất (2,52%) không sai khác về mặt thống kê với các giống còn lại.
Qua diễn biến của bệnh khô vằn trên các công thức chúng tôi có kết luận sau: Các công thức áp dụng biện pháp canh tác thông thường có tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh cao hơn rõ rệt so với các công thức áp dụng biện pháp canh tác SRI.