giống lúa thí nghiệm
Đẻ nhánh là một đặc tính sinh học của cây lúa có liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông và năng suất lúa sau này. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa phụ thuộc vào giống, điều kiện sinh thái, mật độ, kỹ thuật canh tác và chế độ dinh
dưỡng. Trong đó, kỹ thuật canh tác có ảnh hưởng không nhỏ đến tổng số nhánh và số nhánh hữu hiệu.
Bảng 3.5. Khả năng đẻ nhánh của cây lúa của hai biện pháp cánh tác
Tổ hợp Khả năng đẻ nhánh của cây lúa
Biện pháp canh tác Giống Tổng số nhánh (nhánh/cây) Tổng số nhánh hữu hiệu (nhánh/cây) Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%) Canh tác thông thường TBR1 3,7 cd 2,3 d 62,0 b OM6976 3,3 d 1,9 e 56,2 b KD28 4,0 cd 2,3 d 57,2 b BC15 4,3 c 2,4 d 57,0 b Thâm canh cải tiến (SRI) TBR1 11,6 b 10,0 b 86,0 a OM6976 11,4 b 9,5 c 83,4 a KD28 12,0 ab 10,4 a 86,9 a BC15 12,3 a 10,5 a 85,2 a LSD 0,05 0,66 0,40 7,06 CV% 4,80 3,71 5,62
Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái;các chữ cái
khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở P≤ 0,05.
Trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, nếu áp dụng theo đúng quy trình của biện pháp canh tác lúa như bón phân hợp lý, chế độ nước trong ruộng… sẽ làm tăng khả năng đẻ nhánh của các giống lúa. Thời gian sau khi nhánh lúa có đủ 3 lá thật và có khoảng 10 rễ thì đời sống của nhánh lúa bắt đầu sống tự lập không còn phụ thuộc vào dinh dưỡng của cây mẹ. Tuy vậy, nó bị tác động bởi nhiều yếu tố ngoại cảnh như: Ánh sáng, sâu bệnh, chế độ dinh dưỡng làm cho quá trình sinh trưởng, phát triển của nó gặp nhiều khó khăn. Chúng chỉ có thể trổ bông với điều kiện nhánh phải to khoẻ: Có 3 lá xanh trở lên, có chiều cao lớn hơn 2/3 chiều cao so với cây mẹ. Trong thời kỳ lúa đẻ nhánh các quá trình sinh lý, sinh hoá trong cây diễn ra rất mạnh. Các quá trình hô hấp, quang
hợp, thu hút dinh dưỡng tăng mạnh, đây là thời kỳ cần áp dụng biện pháp bón phân hợp lý đặc biệt là lượng đạm.
Do đó trong kỹ thuật canh tác chúng ta cần căn cứ vào sinh lý đẻ nhánh của ruộng lúa để điều khiển quá trình đẻ nhánh của cây lúa cho hiệu quả. Ngoài ra trong giai đoạn cây lúa đẻ nhánh cần chú ý đến lượng nước trong ruộng, phải giảm lượng nước nên để bề mặt ruộng “nẻ chân chim”. Kết quả theo dõi khả năng đẻ nhánh của các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.5.
- Tổng số nhánh:
Là số nhánh cao nhất mà cây lúa đạt được trong suốt quá trình sinh trưởng. Mỗi giống khác nhau có số nhánh tối đa khác nhau và chịu sự tác động của nhiều yếu tố: biện pháp canh tác hợp lý, chọn giống thích hợp, điều kiện ngoại cảnh thuận lợi thì cho số nhánh tối đa nhiều. Tổng số nhánh có sự chênh lệch rõ rệt giữa hai biện pháp canh tác, trong đó biện pháp canh tác cải tiến SRI có tổng số nhánh cao hơn biện pháp canh tác thông thường. Áp dụng biện pháp canh tác thông thường giống OM6976 có tổng số nhánh nhỏ nhất (3,3 nhánh/cây), giống BC15 có số nhánh cao nhất (4,3 nhánh/cây). Giống BC15 không có sự sai khác với giống KD28, TBR1 và sai khác về mặt thống kê với giống OM6976. Biện pháp canh tác SRI giống BC15 có tổng số nhánh cao nhất (12,3 nhánh/cây) không có sự sai khác về mặt thống kê với giống KD28 sai khác với giống TBR1, OM6976; trong đó giống OM6976 có tổng số nhánh thấp nhất (11,4 nhánh/cây).
Hình 3.5. Tổng số nhánh của một số giống tham gia thí nghiệm
- Tổng số nhánh hữu hiệu:
Là những nhánh hình thành bông, đây là yếu tố quyết định năng suất. Số nhánh hữu hiệu nhiều hay ít có liên quan chặt chẽ đến mật độ gieo sạ, cấy, đất đai, kỹ thuật canh tác trong đó chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng đáng kể đến số nhánh tạo thành
bông. Số nhánh hữu hiệu dao động từ 1,9 nhánh/cây đến 10,5 nhánh/cây. Với LSD
0,05= 0,40; công thức giống BC15 áp dụng biện pháp canh tác SRI có số nhánh hữu hiệu cao nhất (10,5 nhánh/cây), công thức OM6976 áp dụng biện pháp canh tác thông thường có số nhánh hữu hiệu thấp nhất (1,9 nhánh/cây). Ở biện pháp canh tác thông thường giống OM6976 có sự sai khác với các giống còn lại. Biện pháp SRI, giống BC15 có số nhánh hữu hiệu cao nhất (10,5 nhánh/cây), giống BC15 không có sự sai khác với giống KD28 và sai khác với các giống còn lại. Như vậy áp dụng biện pháp canh tác SRI có số nhánh hữu hiệu cao hơn biện pháp canh tác thông thường.
Hình 3.6. Tổng số nhánh hữu hiệu của một số giống tham gia thí nghiệm
- Tỷ lệ nhánh hữu hiệu:
Là phần trăm của nhánh thành bông so với tổng số nhánh. Nhánh hữu hiệu là nhánh thành bông và có trên 10 hạt chắc, có 3 lá thật trở lên, có chiều cao trên 2/3 so với nhánh mẹ, nhánh to khỏe không bị sâu bệnh. Một khóm có thể có nhiều nhánh nhưng không phải nhánh nào cũng thành nhánh hữu hiệu.
Những nhánh đẻ sớm nhận được nhiều dinh dưỡng, ánh sáng và có thời gian sinh trưởng dài nên đủ điều kiện phát sinh thành nhánh hữu hiệu. Ngược lại, những nhánh đẻ muộn thiếu ánh sáng, dinh dưỡng, sẽ bị thoái hoá dần. Do vậy áp dụng biện pháp canh tác hợp lý có vai trò quan trọng giúp tăng tỷ lệ nhánh hữu hiệu. Kết quả bảng 3.5 và hình 3.7 cho thấy tỷ lệ nhánh hữu hiệu dao động từ 56,2 – 86,9%. Những công thức áp dụng biện pháp canh tác SRI có tỷ lệ nhánh hữu hiệu cao hơn rõ rệt so với khi áp dụng biện pháp canh tác thông thường. Ở cùng một biện pháp canh tác không có sự sai khác về mặt thống kê.
3.2. Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến sâu bệnh hại trên một số giống lúa thí nghiệm
Bảng 3.6. Thành phần sâu bệnh hại trên ruộng lúa thí nghiệm
Đối tượng Tên khoa học Bộ Mức độ
phổ biến Sâu hại lúa
Sâu phao Paraponyx stagnalis Lepidoptera ++ Sâu keo Spodoptera mauitia Boisduval Lepidoptera + Bọ xít hôi Leptocorisa acuta Thunberg Hemiptera ++ Sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocismedinalis Guene. Lepidoptera +++
Sâu cuốn lá lớn Parnara guttata Bremer et Grey Lepidoptera + Sâu đục thân
bướm hai chấm
Scirpophaga incertulas Walker Lepidoptera +
Rầy nâu Nilaparvata lugens Stal Homoptera ++ Rầy lưng trắng Sogatella furcifera Horvath Homoptera ++
Bệnh hại lúa
Bệnh đạo ôn Puricularia oryzae Cav.et Bri +++ Bệnh khô vằn Rhizoctonia solani Sasaki +++ Bệnh đen lép hạt Pseudomonas glumae Kurita ++
Bệnh khô đầu lá Bệnh sinh lý +
* Ghi chú: +: Ít phổ biến (tần suất xuất hiện < 25%)
++: Phổ biến (tần suất xuất hiện 25-50%) +++: Rất phổ biến (tần suất xuất hiện > 50%)