Tình hình phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 69 - 71)

Sâu cuốn lá nhỏ là một đối tượng nguy hiểm có khả năng gây thiệt hại ở mức độ cao, gây hại trên diện rộng trên cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại vào giai đoạn đẻ nhánh đến ngậm sữa. Thời vụ gieo sạ, biện pháp canh tác áp dụng (bón phân đạm cao), thời tiết nắng mưa xen kẻ kết hợp với ẩm độ cao…là các yếu tố tác động đến sự phát sinh sâu cuốn lá nhỏ. Qua kết quả điều tra thu được kết quả bảng 3.7 cho thấy:

Bảng 3.7. Tình hình phát sinh gây hại của sâu cuốn lá nhỏ trên

hai biện pháp canh tác lúa

Đơn vị tính: Con/m2

Tổ hợp Ngày điều tra

Biện pháp canh tác Ngày Giống 02/03 09/03 16/03 23/03 30/03 Canh tác thông thường TBR1 0,7ab 4,8bc 9,4b 29,0b 13,5ab OM6976 0,6c 4,3c 8,4c 25,0c 12,2b KD28 0,8a 5,2ab 9,7b 32,0b 13,3ab BC15 0,7bc 5,8a 10,6a 36,3a 14,6a Thâm canh cải tiến (SRI) TBR1 0,1e 1,9de 3,7d 10,7de 3,1cd OM6976 0,1e 1,5e 3,1e 9,3e 2,4d KD28 0,2de 2,5d 3,5de 11,8de 3,4cd BC15 0,3d 2,5d 4,0d 13,7d 4,4c LSD 0,05 0,10 0,57 0,57 3,63 1,51 CV% 13,79 9,12 5,01 9,87 10,32

Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái;các chữ cái

- Ngày điều tra 02/03/2015:

Ngày điều tra này mật độ sâu cuốn lá thấp, sâu đang phát dục ở giai đoạn trưởng thành, mức độ gây hại của sâu cuốn lá nhỏ ở kỳ điều tra này thấp. Mật độ sâu các công thức dao động từ 0,1 – 0,8 con/m2.

- Ngày điều tra 09/03/2015:

So với ngày điều tra trước, ngày điều tra này mật độ sâu cuốn lá tăng, sâu đang phát dục ở giai đoạn trứng và sâu non. Mật độ sâu các công thức dao động từ 1,5 – 5,8 con/m2. Ở biện pháp canh tác thông thường mật độ sâu dao động từ 4,3 – 5,8 con/m2

cao hơn so với các công thức áp dụng biện pháp canh tác SRI có mật độ sâu dao động từ 1,5 – 2,5 con/m2.

Hình 3.8. Diển biến phát sinh sâu cuốn lá nhỏ trên hai biện pháp canh tác lúa

- Ngày điều tra 16/03/2015:

Kỳ điều tra này mật độ sâu tăng nhiều so với kỳ điều tra trước, sâu đang phát dục ở giai đoạn sâu non. Mật độ sâu các công thức dao động từ 3,1 – 10,6 con/m2. Ở biện pháp canh tác thông thường mật độ sâu dao động từ 8,4 – 10,6 con/m2. Biện pháp thông thường: Công thức sử dụng giống OM6976 có mật độ sâu thấp nhất (8,4 con/m2), giống BC15 có mật độ sâu cao nhất (10,6 con/m2); công thức giống OM6976 có sự sai khác về mặt thống kê với các công thức còn lại. Ở biện pháp canh tác SRI mật độ sâu dao động từ 3,1 – 4,0 con/m2; giống OM6976 có mật độ sâu thấp nhất không sai khác với giống KD28 và sai khác về mặt thống kê với giống TBR1, BC15.

- Ngày điều tra 23/03/2015:

Mật độ sâu ở kỳ điều tra này tăng lên đáng kể so với kỳ điều tra trước. Mật độ sâu các công thức dao động từ 9,3 – 36,3 con/m2, các công thức của hai biện pháp canh tác khác nhau có sự chênh lệch đáng kể. Ở biện pháp canh tác thông thường mật độ sâu cao dao động từ 25 – 36,3 con/m2, công thức giống OM6976 có mật độ sâu

BC15 có mật độ sâu cao nhất (36,3 con/m2). Ở biện pháp canh tác SRI mật độ sâu dao động từ 9,3 – 13,7 con/m2, giống OM6976 có mật độ sâu thấp nhất (9,3 con/m2), giống TBR1 (10,7 con/m2), giống KD28 (11,8 con/m2), giống BC15 có mật độ sâu cao nhất (13,7 con/m2).

- Ngày điều tra 30/03/2015:

Ở ngày điều tra này mật độ sâu giảm xuống đáng kể. Nguyên nhân của sự giảm mật số sâu ở giai đoạn này là do phần lớn sâu đã vào nhộng và trưởng thành. Mật độ sâu các công thức ở kỳ điều tra này từ 2,4 – 14,6 con/m2, mức độ gây hại giảm rõ rệt.

Qua các kỳ điều tra mật độ sâu cuốn lá của các công thức áp dụng biện pháp canh tác thông thường có mật độ sâu cuốn lá và mức độ gây hại cao hơn nhiều so với các công thức áp dụng biện pháp thâm canh lúa SRI.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)