Tình hình nghiên cứu sâu bệnh hại và biện pháp canh tác SRI trên cây lúa ở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 30 - 40)

Việt Nam

1.5.2.1. Về sâu hại

Ở Việt Nam nghiên cứu sâu hại lúa có từ thời thực dân Pháp, ở thời Pháp thuộc đã có nhiều nghiên cứu về các loài sâu hại cây trồng (có cây lúa) nhưng chỉ được tiến hành ở miền Bắc do Cục Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật (1962 - 1963), Bộ Nông nghiệp (1967 - 1968), tổ Côn trùng thuộc Uỷ ban KHKT Nhà nước ( 1960 - 1970)… Theo PGS.TS Phạm Văn Lầm [14] có 133 loài côn trùng và nhện nhỏ gây hại trên lúa. Ở miền Nam thời Pháp không có những cuộc điều tra lớn, chỉ lẻ tẻ do cá đoàn chuyên gia nước ngoài tiến hành (như CIM, CATM…) do không có điều kiện. Mãi đến năm (1977 – 1980) khi miền Nam đã được giải phóng thì Viện Bảo vệ thực vật mới tiến hành điều tra thành phần các loài sâu hại ở các tỉnh miền Nam.

Với vị trí địa lí và khí hậu của Việt Nam đã tạo nên một Việt Nam giàu tính đa dạng sinh vật Việt Nam nằm ở Đông Nam lục địa châu Á có đường biên giới trên đất liền khoảng 3.700 km dọc theo miền núi và châu thổ sông Mekông, có đường bờ biển dài 3.260 km. Phía Bắc Việt Nam từ đèo Hải Vân trở ra Bắc nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt của gió mùa Đông Nam Á. Phía Nam từ đèo Hải Vân trở vào Nam nhiệt độ quanh năm nóng với 2 mùa nắng mưa đặc trưng của khí hậu nhiệt đới. Trong khi chúng ta phấn đấu vất vả để tăng năng suất cây trồng nói chung, cây lương thực nói riêng, thì tổn thất do sâu bệnh, cỏ dại gây ra còn quá lớn, chiếm 20 - 25% có khi

tới 30% tổng sản lượng. Trong hơn nửa thế kỷ qua, sản xuất nông nghiệp thế giới đã có những biến đổi mạnh về kỹ thuật so với canh tác cổ truyền như trồng dày, bón nhiều đạm, gieo trồng trên diện tích lớn… Tất cả những thay đổi đó đã tạo điều kiện cho nhiều loài sâu bệnh phát triển thuận lợi và bùng phát thành dịch. Trong số các loài sâu bệnh đó thì sâu cuốn lá nhỏ là một loài sâu gây hại thường xuyên cho ruộng lúa vùng Đông Nam Á nói chung và cho cây lúa Việt Nam nói riêng.

Những nghiên cứu của các nhà khoa học đã tạo ra những thành tựu đáng kể trong việc phòng trừ các loài sâu hại lúa và tìm ra nhiều loại thiên địch giúp ích rất nhiều trong phòng trừ sâu bệnh, tất cả chúng làm đa dạng thêm trong danh mục các loài côn trùng ở Việt Nam đồng thời xuất bản nhiều cuốn sách chuyên môn như: "Phòng trừ côn trùng gây hại bằng yếu tố sinh học" của Phạm Bình Quyền và Bùi Công Hiển (1988), "Côn trùng học ứng dụng" của Bùi Công Hiển (2003), "Sinh thái học côn trùng" của Phạm Bình Quyền (2005), "Danh mục các loài sâu hại lúa và thiên địch của chúng ở Việt Nam" của Phạm Văn Lầm (2000), "Côn trùng và nhện hại cây ăn trái vùng đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp phòng trị" của Nguyễn Thị Thu Cúc (2000), …

Khi nghiên cứu về tác hại của sâu cuốn lá nhỏ gây ra ở những giai đoạn sinh trưởng khác nhau của cây lúa cho kết quả không giống nhau theo nghiên cứu của Nguyễn Trường Thành [26] và các cộng sự, cứ 1% lá bị hại thì tỷ lệ giảm năng suất ở giai đoạn lúa đẻ nhánh là 0,15 - 0,18%; giai đoạn lúa đứng cái làm đòng là 0,7 - 0,8%; giai đoạn đòng già trổ là 1,15 - 1,2%. Nếu bông lúa có 1 lá bị hại năng suất giảm 3,7%; hai lá bị hại năng suất giảm 6%; 3 lá bị hại năng suất giảm 15%; 4 lá bị hại năng suất giảm 33%. Tùy trường hợp chỉ có lá đòng bị hại năng suất giảm 20 - 30%. Mật độ cấy cũng có ảnh hưởng lớn đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ phát sinh phát triển, không nên cấy mật độ quá dày, nên cấy với khoảng cách khoảng 22,5 x 20 cm cũng có tác dụng hạn chế mật độ sâu cuốn lá nhỏ trên đồng ruộng. Việc bố trí thời vụ gieo cấy cũng có ảnh hưởng đến mật độ sâu cuốn lá nhỏ, nếu bố trí cấy thời vụ sớm thì cây lúa sinh trưởng nhanh có tác dụng tránh được lứa sâu cuốn lá gây hại vào khoảng cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 giúp cho cây lúa ít bị ảnh hưởng của lứa sâu này [28].

Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) là một trong những đối tượng có ảnh hưởng lớn đến cây lúa. Nó không những làm ảnh hưởng đến năng suất mà còn là môi giới truyền bệnh lúa cỏ, lùn xoăn lá… nên tác hại của nó rất nghiêm trọng. Từ trước đến nay, tại nước ta đã có rất nhiều đợt dịch rầy nâu bùng phát và gây hại nghiêm trọng cho việc sản xuất lúa của người nông dân. Tại miền Bắc, năm 1958 đã ghi nhận rầy nâu phát triển thành dịch, gây hại lúa chiêm trũng, làm tổn thất lớn ở Hà Nam. Năm 1962, rầy nâu phát sinh mạnh tại Thanh Hoá, Nam Hà, Hải Phòng, Hà Bắc, Hà Tây, Tuyên Quang. Năm 1964, phát sinh mạnh ở Nghệ An, Nam Hà, Hải Phòng, Hải Hưng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Thái, Vĩnh Phúc. Từ năm 1971 trở lại đây, rầy nâu đã

trở thành mối nguy hiểm cho nghề trồng lúa miền Bắc và nhiều năm nó đã phát sinh thành dịch, gây hại hầu hết ở các tỉnh từ Lạng Sơn, Tuyên Quang đến Nghệ An [17].

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, rầy nâu có dấu hiệu chuyển biến, độc tính trên giống lúa ASD7 (gen kháng Bph2) đang tiếp tục tăng lên và tỷ lệ sống sót cao trên giống CR203, là những báo động về khả năng chuyển sang biotype mới trong thời gian không xa. Các quần thể rầy nâu thu thập hiện nay có thể gây hại trên các giống mang gen Bph1, Bph2, Bph4, Bph6, Bph7, Bph8, Bph9 nhưng không gây hại trên các giống mang gen Bph3 [30].

1.5.2.1. Về bệnh hại

Bệnh hại thực vật ngày càng được quan tâm nhiều bởi vì tác hại nghiêm của bệnh gây ra. Bệnh không chỉ làm giảm năng suất, sản lượng, giá trị dinh dưỡng sản phẩm nông nghiệp mà còn gây hại đến môi trường và nhiễm độc thực phẩm. Theo kết quả điều tra năm 1993 - 1994 của Phạm quý Hiệp và ctv đã phát hiện có tới 28 loài bệnh hại lúa ở một số tỉnh miền Bắc.

Do những thiệt hại nghiêm trọng của bệnh đạo ôn đối với cây lúa, việc nghiên cứu tìm ra phương pháp hữu hiệu để hạn chế bệnh đạo ôn đang đòi hỏi cấp bách, nhất là trong điều kiện thâm canh cao như hiện nay. Ở nước ta bệnh đạo ôn còn được gọi là bệnh "tiêm lụi", bệnh "cháy lá lúa" đã được biết tới từ lâu. Năm 1921 đã thấy bệnh xuất hiện trên lúa ở các tỉnh phía Nam (Fivin cent) sau đó phát hiện bệnh ở các tỉnh phía Bắc (Roger, 1951), nhưng khi đó bệnh ít phổ biến, gây hại nhẹ không được chú ý nghiên cứu. Sau ngày miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, bắt đầu một thời kỳ phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng thâm canh, năm 1956 một trong những khu vực trồng lúa cạn ở nông trường Đồng Giao bệnh đạo ôn bột phát làm chết lụi 200 ha lúa. Sau đó gây bệnh nghiêm trọng ở Hải Dương, Hà Đông, Thái Bình, Hà Nội, Hải Phòng và nhiều khu vực khác. Có thể nói từ năm (1956 - 1961) là thời kỳ phát sinh dịch bệnh đạo ôn ở miền Bắc. Từ năm 1972 cho đến nay bệnh đạo ôn đã gây thành dịch phá hại ở nhiều vùng trọng điểm thâm canh lúa thuộc đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Duyên Hải miền Trung và cả ở vùng Tây Nguyên, một số vùng trung du miền núi phía Bắc trên các giống lúa như NN8, IR1561-1-2, CR203, Q5, Nếp cái hoa vàng... Trong điều kiện thời tiết vụ chiêm xuân ở miền bắc với sự thay đổi và tích luỹ trong quần thể nòi nấm gây bệnh, với cơ cấu là sử dụng giống lúa NN8 là chủ yếu cho xuân chính vụ, xuân muộn chủ yếu là giống CR203, IR1561-1-2, T1, TH2 đồng thời áp dụng biện pháp tăng cường lượng phân đạm vô cơ bón không hợp lý đã làm cho bệnh đạo ôn phát triển mạnh.

Bệnh bạc lá lúa làm giảm năng suất đáng kể, cứ 1% chỉ số bệnh làm giảm năng suất 0,94 tạ/ha (Tạ Minh Sơn 1987) [23]. Khả năng ảnh hưởng của bệnh bạc lá lúa gây ra trên một số giống giảm theo mức độ nhiễm bệnh:

Mức độ nhiễm bệnh từ 20-24%, năng suất giảm từ 10-15%. Mức độ nhiễm bệnh từ 60-80%, năng suất giảm 30%. Mức độ nhiễm bệnh từ 80-90%, năng suất giảm từ 60%. Mức độ nhiễm bệnh 100%, năng suất giảm từ 80%.

Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá: Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá là bệnh hại quan trọng và khó phòng trừ. Bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá do tổ hợp của 3 loại virus vàng lùn (RGSV), virus lùn xoắn lá (RRSV) và virus Tungro (RTSV) gây nên. Đã có một số nghiên cứu về các loại virus này trên cây lúa, tuy nhiên đến nay vẫn rất ít nghiên cứu về sự tồn tại của các loại virus này trong rầy nâu [12].

Trong những năm gần đây, bệnh gây tác hại trên diện rộng ở các tỉnh phía Nam, tác nhân gây bệnh là do virus thông qua môi giới rầy nâu. Kết quả một năm thực hiện công tác phòng chống dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên lúa ở các tỉnh phía Nam cho thấy: Tổng diện tích bị nhiễm rầy nâu trong toàn vùng năm 2006 và vụ Đông Xuân 2006 - 2007 là 731.092 ha, chiếm 12,61% diện tích bị hại, trong đó diện tích bị nhiễm nặng là 67.238 ha. Năm 2008, dịch rầy nâu và các bệnh virus hại lúa tuy có giảm so với các năm trước nhưng vẫn đang ở mức đáng báo động [24].

Theo các nhà khoa học, ở nước ta sâu hại là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng, tổng sản lượng thóc bị mất vì sâu chiếm 26,7% [13]. Khi nghiên cứu xác định thành phần sâu hại lúa ở Việt Nam, Phạm Văn Lầm cho biết ở nước ta có khoảng trên 133 loài sâu hại lúa đã được phát hiện [19]. Trong số đó, rầy hại lúa là đối tượng gây hại phổ biến và nguy hiểm nhất.

Cùng với những bước phát triển trong lĩnh vực bảo vệ thực vật trong cả nước, tỉnh Bình Định trong thời gian qua Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tiến hành điều tra dự tính dự báo tình hình sâu bệnh hại trên các loại cây trồng. Trên địa bàn tỉnh Bình Định cây lúa là đối tượng cây trồng chính nên công tác dự tính dự báo tình hình sâu bệnh hại là rất quan trọng, song song với công tác đó Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh luôn áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp phổ biến đến nông dân nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng lúa trên địa bàn tỉnh.

1.5.2.3. Những thiệt hại về năng suất do sâu bệnh gây ra trên cây lúa

Theo các nhà khoa học, ở nước ta sâu hại là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất và phẩm chất của cây trồng, tổng sản lượng thóc bị mất vì sâu chiếm 26,7% [41].

Bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzae): Hằng năm, bệnh đạo ôn phát sinh trên đồng ruộng sớm hay muộn, phạm vi rộng hay hẹp có liên quan chặt chẽ với điều kiện thời tiết như nhiệt độ, độ ẩm và cường độ ánh sáng. Báo cáo của Cục Bảo vệ thực vật và

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tình hình bệnh đạo ôn hại lúa được thống kê trên toàn quốc trong những năm 2004 - 2013 cho thấy diện tích trồng lúa bị bệnh đạo ôn là rất lớn.

Bảng 1.5. Diện tích nhiễm đạo ôn trên toàn quốc

Năm Diện tích nhiễm

(nghìn ha) Năm Diện tích nhiễm (nghìn ha) 2004 266,3 2009 168 2005 236,4 2010 145,4 2006 219,7 2011 294,7 2007 226,3 2012 366,4 2008 273,5 2013 267,9

(Nguồn: Cục bảo vệ thực vật, Hội nghị toàn quốc bảo vệ thực vật năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008. Trung tâm thông tin PTNNNT- Viện chính sách và chiến lược PTNNNT (2010), Báo cáo ngành hàng lương thực, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 12 tháng năm 2012 ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 12 tháng năm năm 2013 ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn).

Qua bảng 1.5 ta thấy diện tích nhiễm bệnh toàn quốc năm 2012, 2013 tăng lên đáng kể. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch 12 tháng năm 2012 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết tổng diện tích nhiễm bệnh năm 2012 là 366,4 nghìn ha. Trong đó đạo ôn lá: Diện tích nhiễm bệnh 294,1 nghìn ha, tăng 21% với năm 2011, diện tích nhiễm nặng 11,4 nghìn ha, tăng 118% với năm 2011, diện tích mất trắng 8 ha. Bệnh tăng mạnh tại các tỉnh phía Bắc, có 54,7 nghìn ha bị nhiễm bệnh, tăng 131% so với năm 2011, trong đó có 4.238 ha bị nhiễm bệnh nặng, tăng 228% so với năm 2011. Đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 72,2 nghìn ha, tăng 40% so với năm 2011, trong đó diện tích nhiễm nặng 1,7 nghìn ha, tăng 156% so với năm 2011. Bệnh gây hại chủ yếu trên lúa tại các địa phương bị nhiễm đạo ôn lá nặng. Còn đối với năm 2013 diện bị nhiễm hơn 350,4 nghìn ha, trong đó: Diện tích nhiễm đạo ôn lá 267,9 nghìn ha, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước; diện tích nhiễm nặng 11,4 nghìn ha, mất trắng 47 nghìn ha. Bệnh đạo ôn cổ bông diện tích nhiễm 82,5 nghìn ha, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, diện tích nhiễm nặng 1,36 nghìn ha, tỷ lệ bệnh phổ biến từ 1 - 5% số dảnh, tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) là một trong những đối tượng có ảnh hưởng lớn đến cây lúa. Nó không những làm ảnh hưởng đến năng suất mà còn là môi giới truyền bệnh lúa cỏ, lùn xoăn lá… nên tác hại của nó rất nghiêm trọng. Từ trước đến nay, tại nước ta đã có rất nhiều đợt dịch rầy nâu bùng phát và gây hại nghiêm trọng cho việc sản xuất lúa của người nông dân. Tại miền Bắc, năm 1958 đã ghi nhận rầy nâu phát triển thành dịch, gây hại lúa chiêm trũng, làm tổn thất lớn ở Hà Nam. Năm 1962, rầy nâu phát sinh mạnh tại Thanh Hoá, Nam Hà, Hải Phòng, Hà Bắc, Hà Tây, Tuyên Quang. Năm 1964, phát sinh mạnh ở Nghệ An, Nam Hà, Hải Phòng, Hải Hưng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Bắc Thái, Vĩnh Phúc. Từ năm 1971 trở lại đây, rầy nâu đã trở thành mối nguy hiểm cho nghề trồng lúa miền Bắc và nhiều năm nó đã phát sinh thành dịch, gây hại hầu hết ở các tỉnh từ Lạng Sơn, Tuyên Quang đến Nghệ An [49]. Từ 1999 - 2003, ở nước ta trung bình trong những năm này diện tích bị nhiễm, nhiễm nặng và bị mất trắng do rầy nâu và rầy lưng trắng tương ứng là 409.000 ha, 34.000 ha và 179 ha (Nguyễn Văn Đĩnh, 2004). Rầy nâu và rầy lưng trắng là một trong ba nhóm dịch gây hại lớn nhất trên lúa, trung bình diện tích bị nhiễm, nhiễm nặng và bị mất trắng tương ứng là 409.000 ha, 34.000 ha và 179 ha [42]. Vụ Xuân năm 2006, tại đồng bằng sông Cửu Long, rầy nâu bùng phát thành dịch bệnh trên diện rộng, làm thiệt hại ước tính đến 600 tỷ đồng, ảnh hưởng rất lớn cho sản xuất nông nghiệp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chủng rầy nâu ở Việt Nam đang thay đang có sự thay đổi độc tính [44], [45], [46], [47], [48]. Trong những năm 2008 – 2010, diện tích nhiễm rầy tăng gấp 2 so trung bình 10 năm trở lại đây và tăng 4,7 đến 5,2 lần so với năm có diện tích thấp nhất; đặc biệt các tỉnh phía Bắc diện tích nhiễm rầy tăng gấp 1,9 và 2,3 lần so trung bình 10 năm trở lại đây và tăng 7,2 đến 9,3 lần so với năm có diện tích thấp nhất. Sâu cuốn lá nhỏ (Cnaphalocrocis medinalis Guenee): Năm 1968, nhiều tỉnh trên miền bắc bị sâu cuốn lá nhỏ phá hại rất nặng: Ở Bắc Thái có 6.832 ha lúa bị hại nặng; ở Nghệ An có 80% lúa bị hại; Quảng Ninh bị hại với tỷ lệ lá hại 30 - 40%. Vụ Mùa năm 1981, hàng vạn ha lúa ở miền bắc đã bị sâu cuốn lá nhỏ hại nghiêm trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 30 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)