Ảnh hưởng của hai biện pháp canh tác đến năng suất của một số giống lúa ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 81 - 84)

Bình Định

- Năng suất lý thuyết:

Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá tiềm năng cho năng suất của giống. Người ta luôn phấn đấu để đưa năng suất thực thu tiến gần đến năng suất lý thuyết. Năng suất lý thuyết được tính dựa trên 3 yếu tố cấu thành năng suất là số bông/m2, số hạt chắc/bông, khối lượng 1.000 hạt. Dựa vào năng suất lý thuyết người ta biết được khả năng cho năng suất của giống và từ đó có những biện pháp tác động cụ thể để đạt năng suất tối đa của giống.

Bảng 3.11. Năng suất hai biện pháp canh tác của một số giống lúa tham gia thí

nghiệm

Tổ hợp

Năng suất lý thuyết (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) Biện pháp canh tác Giống Biện pháp thông thường TBR1 7,4 b 6,6 cd OM6976 6,8 c 6,0 d KD28 6,9 c 6,3 cd BC15 7,6 b 6,8 c Biện pháp SRI TBR1 8,4 a 7,7 a OM6976 7,5 b 6,9 bc KD28 8,1 a 7,5 ab BC15 8,5 a 7,8 a LSD 0,05 0,43 0,62 CV% 3,22 5,05

Ghi chú: Các công thức giống nhau được biểu thị cùng một chữ cái;các chữ

cái khác nhau biểu thị sự sai khác có ý nghĩa ở P≤ 0,05.

Từ bảng 3.11 và hình 3.10 cho thấy: Năng suất lý thuyết của các công thức thí nghiệm dao động từ 6,8 tấn/ha (giống OM6976 áp dụng biện pháp thông thường) đến 8,5 tấn/ha (giống BC15 áp dụng biện pháp canh tác SRI). Ở cả hai biện pháp canh tác: Giống OM6976 có năng suất thấp nhất, giống BC15 có năng suất cao nhất. Ở biện pháp canh tác thông thường giống TBR1, BC15 không có sự sai khác về mặt thống kê và có sự sai khác về mặt thống kê với giống OM6976, KD28. Ở biện pháp canh tác SRI giống BC15, KD28, TBR1 không có sự sai khác về mặt thống kê, cả ba giống đều có sự sai khác với giống OM6976.

Hình 3.10. Năng suất lý thuyết hai biện pháp canh tác của

một số giống tham gia thí nghiệm

- Năng suất thực thu:

Năng suất thực thu là năng suất thực tế mà ta thu được trong quá trình sản xuất. Thông thường năng suất thực tế sẽ thấp hơn năng suất lý thuyết từ 10 - 20%, nguyên nhân do điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác, tình hình sâu bệnh hại, hao hụt trong khi thu hoạch.

Hình 3.11. Năng suất thực thu hai biện pháp canh tác lúa của

một số giống tham gia thí nghiệm

Qua số liệu bảng 3.10 và hình 3.11 chúng tôi nhận thấy năng suất thực thu của các giống thí nghiệm dao động trong khoảng từ 6,0 – 7,8 tấn/ha. Ở hai biện pháp canh tác khác nhau năng suất có sự chênh lệch. Cùng một giống nhưng áp dụng biện pháp

canh tác thông thường có năng suất thấp hơn so với áp dụng biện pháp canh tác SRI. Ở biện pháp canh tác thông thường năng suất các giống dao động từ 6,0 – 6,8 tấn/ha, trong đó giống OM6976 có năng suất thấp nhất và giống BC15 có năng suất cao nhất; giống TBR1 không có sự sai khác về mặt thống kê với các giống còn lại. Ở biện pháp canh tác SRI năng suất các giống dao động từ 6,9 – 7,8 tấn/ha, giống BC15 có năng suất cao nhất (7,8 tấn/ha), giống OM6976 có năng suất thấp nhất (6,9 tấn/ha); giống BC15 có sự sai khác về mặt thống kê với giống OM6976 và không sai khác với hai giống còn lại.

Qua kết quả trên các công thức thí nghiệm chúng tôi nhận thấy áp dụng biện pháp canh tác SRI có năng suất cao hơn rõ rệt so với áp dụng biện pháp thông thường ở địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác lúa cải tiến (SRI) đến sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại trên một số giống lúa tại bình định (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)