- Thời vụ và mật độ sạ
+ Ngày gieo sạ: 16/12/2015. + Mật độ sạ: Sạ lan 100 kg/ha.
- Làm đất
Vụ Đông Xuân thực hiện biện pháp cày ngâm 20 - 30 ngày trước lúc gieo sạ. Đất gieo sạ cần phải cày bừa kỹ, bằng phẳng và sạch cỏ dại.
- Ngâm ủ hạt giống: Hạt giống được xử lý theo phương pháp 3 sôi 2 lạnh (620C) trong thời gian 5 phút hoặc bằng các loại thuốc trừ nấm khác, loại bỏ lép lửng rửa sạch, sau đó ngâm tiếp trong nước sạch khoảng 24 - 30 giờ, cứ 6 giờ rửa chua thay nước 1 lần. Trong quá trình ủ, cần giữ nhiệt độ 30 - 350C và chú ý lấy ngót để hạt giống nảy mầm đều. Khi hạt giống nứt nanh đều và mầm dài bằng nửa hạt lúa thì đem gieo sạ.
- Kỹ thuật gieo sạ: Lượng giống đã ngâm ủ nảy mầm đều đem chia theo băng để vãi cho đều và tránh thiếu giống. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng đám ruộng, mùa vụ mà vãi nặng tay hay nhẹ tay để đảm bảo cho lúa mọc đều.
- Phòng trừ cỏ dại: Sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm và hậu nảy mầm (nếu có).
- Phân bón và kỹ thuật bón phân: Lượng phân bón tínhcho 1 hecta
+ Vôi : 500 kg/ha + Phân chuồng : 10 tấn/ha + Phân đạm (ure) : 300 kg/ha + Phân lân (super lân) : 500 kg/ha + Kali (KCl) : 200 kg/ha Kỹ thuật bón như sau:
Bón lót: Vôi bón trước khi cày vỡ 7 - 10 ngày, bón toàn bộ phân hữu cơ vi sinh + toàn bộ phân lân trước khi cày lần cuối.
Bón thúc: Lượng phân tính theo ha chia làm 4 đợt:
Đợt 1: Sau sạ 08 - 10 ngày. Bón 100 kg ure + 40 kg Kali
Đợt 2: Sau sạ 18 - 22 ngày. Bón 100 kg ure + 60 kg Kali.
Đợt 3: Trước khi lúa trổ 18 - 20 ngày (khi lúa có đòng đất 0,5 - 1,0 cm). Bón 80 kg Ure + 80 kg Kali.
Đợt 4: Trước khi lúa trổ 1 tuần (lúa có đòng già). Bón 20kg ure + 20kg Kali.
- Tưới nước
Biện pháp canh tác lúa hiện hành: Giai đoạn sau sạ 5 - 6 ngày cho nước vào ruộng, giữ mức nước 3 – 5 cm cho đến khi lúa được 32 - 35 ngày sau sạ. Giai đoạn sau sạ 35 ngày (khi lúa đã kín hàng) cho đến 60 - 70 ngày giữ mực nước 10 - 12cm. Giai đoạn lúa trổ đều đến giai đoạn lúa chín sáp giữ mực nước 5 - 7cm. Trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày tháo cạn nước (nơi nào có điều kiện chủ động nước tưới tiêu có thể sử dụng biện pháp tưới tiêu xen kẽ, rút nước phơi ruộng... trong giai đoạn sinh trưởng, tạo điều kiện cho bộ rễ lúa ăn sâu hút được nhiều dinh dưỡng).
- Phòng trừ sâu bệnh: Cần thường xuyên kiểm tra ruộng lúa, theo dõi tình hình sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Không phun thuốc trừ sâu bệnh.
- Thu hoạch: Tiến hành thu hoạch khi lúa chín 85%.