Phƣơng pháp so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 30 - 32)

7. Bố cục đề tài

1.4.1. Phƣơng pháp so sánh

So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Trong phân tích báo cáo tài chính, phƣơng pháp so sánh thƣờng đƣợc sử dụng

22

bằng cách so sánh ngang, so sánh dọc. So sánh ngang là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính; còn so sánh dọc là việc sử dụng các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo để rút ra kết luận [4].

- Xác định gốc so sánh: việc xác định gốc so sánh tùy thuộc vào mục đích phân tích. Gốc so sánh thƣờng đƣợc xác định về mặt thời gian và không gian. Về mặt thời gian, có thể lựa chọn kỳ kế hoạch, kỳ trƣớc, cùng kỳ này năm trƣớc hay lựa chọn các điểm thời gian (năm, tháng, ngày) cụ thể... Về mặt không gian có thể lựa chọn các bộ phận của tổng thể, lựa chọn các đơn vị khác có cùng điều kiện tƣơng đƣơng.

- Điều kiện so sánh: Để đảm bảo tính chất so sánh đƣợc của chỉ tiêu qua thời gian, cần đảm bảo các điều kiện so sánh sau:

+ Phải đảm bảo sự thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu. + Phải đảm bảo sự thống nhất về phƣơng pháp tính các chỉ tiêu.

+ Phải đảm bảo sự thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu (kể cả hiện vật, giá trị và thời gian).

Khi so sánh mức đạt đƣợc trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau, ngoài các điều kiện đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác, nhƣ: cùng phƣơng hƣớng kinh doanh, điều kiện kinh doanh tƣơng tự nhau.

Mức độ biến động tuyệt đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ. Kỳ thực tế với kỳ kế hoạch hoặc kỳ thực tế với kỳ trƣớc,...

Mức độ biến động tƣơng đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ này với trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc, nhƣng đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan, mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.

23

-So sánh số thực tế kỳ phân tích với số thực tế kỳ trƣớc nhằm xác định xu hƣớng biến động về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đánh giá tốc độ tăng trƣởng hay giảm đi của các hoạt động của doanh nghiệp.

-So sánh giữa số thực tế kỳ phân tích với số kế hoạch nhằm xác định mức phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch trong các mặt hoạt động của doanh nghiệp.

-So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình tiên tiến của ngành, của doanh nghiệp khác nhằm đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan.

Phƣơng pháp so sánh là một trong những phƣơng pháp rất quan trọng. Nó đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bất kì một hoạt động phân tích nào của doanh nghiệp. Trong phân tích BCTC của doanh nghiệp, nó đƣợc sử dụng rất đa dạng và linh hoạt [4].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)