Thực trạng tổ chức phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 56 - 62)

7. Bố cục đề tài

2.2.1. Thực trạng tổ chức phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh

doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Agribank - Chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh

2.2.1.1. Thực trạng quy trình phân tích BCTC khách hàng doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là một bƣớc quan trọng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thƣơng mại nói chung và Agribank - Chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh nói riêng. Trong quá trình thẩm định khách hàng vay vốn, Agribank - Chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh phải tuân thủ quy trình hƣớng dẫn và những văn bản pháp luật của Ngân hàng Nhà nƣớc cũng nhƣ Agribank để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay.

Hiện nay, với năng lực quản trị của ngân hàng cùng với hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ, Agribank đang áp dụng mô hình tín dụng phân tán - mô hình mà cách thức tổ chức hoạt động quản lý tín dụng ở nhiều bộ phận khác nhau, quyền quyết định và quản lý rủi ro khoản vay không tập trung về trụ sở chính mà dàn đều ở chi nhánh, mỗi cấp độ chi nhánh khác nhau có một mức phán quyết khác nhau. Với mô hình này, công tác thẩm định khách hàng đƣợc thực hiện ở các chi nhánh riêng biệt, Trụ sở chính chỉ có nhiệm vụ chỉ đạo định hƣớng chung và thẩm định những khách hàng vƣợt quá thẩm quyền của chi nhánh.

48

Sơ đồ 2.2. Quy trình phân tích BCTC khách hàng doanh nghiệp tại Agribank

Nguồn: Agribank

DOANH NGHIỆP

Thu thập thông tin Xử lý thông tin Phân tích thông tin

Phân tích trong khi vay Phân tích trƣớc

khi vay Kiểm tra tính hợp lệ

của hồ sơ tài chính

HỒ SƠ VAY VỐN Phân tích sau khi vay CÁN BỘ TÍN DỤNG Phân tích thực lực tài chính Hồ sơ lƣu

49

* Thu thập, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ tài chính:

Đây là bƣớc đầu tiên cán bộ tín dụng phải thực hiện trong nội dung phân tích tài chính khách hàng vay vốn. Cán bộ tín dụng phải tiến hành thu thập báo cáo tài chính của khách hàng bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Theo quy định của ngân hàng, đối với doanh nghiệp lần đầu vay vốn tại ngân hàng thì hồ sơ tài chính phải bao gồm các báo cáo tài chính của 2 năm gần nhất và báo cáo nhanh đến thời điểm gần nhất. Đối với doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng với BIDV thì cán bộ tín dụng sẽ thu thập thêm thông tin về doanh nghiệp đã lƣu trữ tại ngân hàng. Ngoài nguồn thông tin khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng còn tìm thêm thông tin từ các nguồn khác nhƣ trung tâm thông tin tín dụng CIC hay thông qua quá trình tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với khách hàng, thông qua những bạn hàng của doanh nghiệp, thông tin từ báo chí…

Để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ tài chính thì các báo cáo tài chính của khách hàng phải đảm bảo:

Các báo cáo gửi ngân hàng phải là bản chính hoặc bản phôtô có đóng dấu và xác nhận của đơn vị phát hành. Cán bộ tín dụng luôn phải kiểm tra tên công ty trên báo cáo tài chính, kiểm tra chữ ký và con dấu.

Các số liệu trong bảng cân đối kế toán phải đảm bảo tính cân bằng và phù hợp trong quan hệ với các báo cáo tài chính khác.

* Phân tích thực lực tài chính:

a. Phân tích trước khi vay:

Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của khách hàng. Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng tập trung vào các khoản mục sau:

50

nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh của khách hàng, nhận xét về sự tăng giảm của vốn chủ sở hữu (nếu có).

- Tình hình công nợ của doanh nghiệp: nợ ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

- Tình hình thanh toán với ngƣời mua, ngƣời bán: cán bộ tín dụng đi sâu phân tích những khoản phải thu từ ngƣời mua, phải trả đối với ngƣời bán để xác định phần doanh nghiệp đi chiếm dụng và phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng.

- Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc, chú ý thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Kết quả kinh doanh năm trƣớc, tình hình doanh thu và chi phí, nhận xét đánh giá kết quả kinh doanh lỗ lãi.

- CBTD sử dụng Báo cáo tài chính để tính toán và phân tích các chỉ tiêu tài chính nhằm mục đích đánh giá chính xác các khoản mục nêu trên, cụ thể:

+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán. + Nhóm chỉ tiêu về đòn bẩy tài chính. + Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động. + Nhóm các chỉ tiêu về khả năng sinh lời.

b. Phân tích trong khi vay:

Sau khi quyết định cho khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng tiến hành lƣu hồ sơ và theo dõi giải ngân, tiến hành kiểm tra đầy đủ căn cứ giải ngân: chứng từ, hóa đơn… Đồng thời yêu cầu khách hàng bổ sung, cập nhật báo cáo tài chính. Trong giai đoạn này, cán bộ tín dụng kiểm tra giám sát tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

c. Phân tích sau khi vay:

Sau khi đã giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn, để kịp thời phát hiện ra nguyên nhân trong trƣờng hợp

51

khách hàng không trả đƣợc nợ đầy đủ và đúng hạn. Hiệu quả của công tác phân tích tài chính trong giai đoạn này thể hiện ở doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dƣ nơ. Tất cả hồ sơ của khách hàng đều đƣợc lƣu trữ tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh.

2.2.1.2. Tổ chức phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Agribank - Chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh

Thực hiện theo quy định hƣớng dẫn phân tích tài chính khách hàng doanh nghiệp và căn cứ vào Quyết định 66/QĐ-HĐQT_TĐHo về việc ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong Hệ thống Ngân hàng nông nghiệp & PTNT Việt Nam, Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định và phân công nhiệm vụ của từng chi nhánh trong hoạt động cho vay nhất là đối với khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể:

- Về tần suất phân tích:

+ Đối với khách hàng mới quan hệ tín dụng: phân tích BCTC 2 năm gần nhất trƣớc khi cấp tín dụng.

+ Đối với khách hàng đã có dƣ nợ tại Agribank: mỗi quý/lần.

- Công tác phân tích và thẩm định về tình hình tài chính khách hàng DN của Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đƣợc giao cho Phòng Khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh thực hiện.

- Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định đã quy định thời gian tối đa ở từng khâu, từng cấp có thẩm quyền cấp tín dụng; triển khai xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng DN. Thời gian thẩm định của cán bộ tín dụng thuộc Phòng khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh thông thƣờng đối với khoản vay ngắn hạn thì thời gian khoảng 3 ngày, khoản vay trung dài hạn là 10 đến 15 ngày. Tuy nhiên tùy sự phức tạp của từng hợp đồng vay mà có sự điều chỉnh phù hợp, để có thể đƣa ra câu trả lời sớm nhất cho khách hàng mà vẫn đạt hiệu quả - thể hiện ở chất lƣợng tín dụng an toàn.

52

2.2.1.3. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh

Chất lƣợng của hoạt động phân tích BCTC DN phụ thuộc nhiều vào chất lƣợng của các nguồn thông tin đƣợc sử dụng trong việc phân tích. Tại Agribank - Chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh nói riêng và các chi nhánh trong hệ thống Agribank nói chung, các nguồn thông tin đƣợc sử dụng trong phân tích BCTC DN bao gồm:

* Thông tin do khách hàng vay vốn cung cấp

Dữ liệu phục vụ cho phân tích tài chính khách hàng bao gồm các BCTC của DN nhƣ: BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT cùng các sao kê chi tiết các tài khoản kế toán khác. Việc phân tích tài chính DN phải luôn gắn chặt chẽ với đặc điểm ngành nghề hoạt động của khách hàng cũng các yếu tố tác động bên ngoài nhƣ: kinh tế vĩ mô, yếu tố chính trị và quản lý. Đây chính là nguồn thông tin chính yếu mà các ngân hàng thƣờng xuyên sử dụng để tiến hành phân tích BCTC DN khi ra quyết định cấp tín dụng.

Bên cạnh việc yêu cầu khách hàng cung cấp các BCTC trên, đối với một số khoản mục tài sản, nguồn vốn có biến động bất thƣờng hoặc chiếm tỷ trọng lớn, cán bộ tín dụng cũng có thể yêu cầu khách hàng có giải trình hoặc cung cấp sao kê chi tiết từng tài khoản phát sinh.

Thông thƣờng, Ngân hàng thƣờng có yêu cầu DN thực hiện kiểm toán BCTC. BCTC đƣợc bên thứ ba có chức năng thực hiện kiểm toán sẽ đáng tin cậy hơn so với BCTC không đƣợc kiểm toán.

* Thông tin từ các nguồn dữ liệu khác

Ngoài nguồn thông tin do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng tại Agribank - Chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh cũng chủ động tìm hiểu thêm các nguồn thông tin khác để đảm bảo có cái nhìn toàn diện, khách quan và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của khách hàng. Một số nguồn thông tin khác đƣợc

53

Agribank - Chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh sử dụng bao gồm:

- Thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC: Đây là địa chỉ quen thuộc đƣợc các ngân hàng thƣơng mại thƣờng xuyên sử dụng để xem xét tình hình quan hệ tín dụng, thế chấp tài sản bảo đảm của khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng. Đây là kênh thông tin đáng tin cậy, qua đó, cán bộ tín dụng có cái nhìn tổng quan về lịch sử, tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng tại các tổ chức tín dụng

- Thông tin từ kho dữ liệu của Ngân hàng Agribank: Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng tại Agribank - Chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh, cán bộ tín dụng có thể tham khảo hồ sơ, thông tin của khách hàng đã đƣợc Chi nhánh lƣu trữ để sử dụng trong công tác phân tích khách hàng. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng tại các Chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng Agribank, cán bộ tín dụng có thể chủ động đề nghị các Chi nhánh bạn phối hợp hỗ trợ trong việc tìm hiểu thông tin về khách hàng

- Thông tin từ các bạn hàng, đối tác của khách hàng: cán bộ tín dụng có thể chủ động tìm hiểu, tiếp cận những đối tác của khách hàng (đặc biệt là những đối tác có quan hệ tín dụng tại Agribank - Chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh) để hiểu rõ hơn về khách hàng của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)