7. Bố cục đề tài
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại
Phân tích báo cáo tài chính là một khâu quan trọng trong quy trình tín dụng, ngày càng trở thành yếu tố cạnh tranh giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ nhiều ngân hàng khác, quá trình phân tích tài chính khách hàng của Agribank - Chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh đang đối mặt với một số hạn chế nhất định:
2.3.2.1. Về tổ chức phân tích:
- Nguồn thông tin chủ yếu của ngân hàng hiện thời vẫn là các BCTC trong hồ sơ vay vốn. Nguồn thông tin mà cán bộ ngân hàng sử dụng để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, độ tin cậy chƣa cao. Đặc biệt là các BCTC doanh nghiệp cung cấp phần lớn là chƣa qua kiểm toán. Điều này ảnh hƣởng tới kết quả phân tích đánh giá của cán bộ, cũng nhƣ các quyết định cấp tín dụng nếu khách hàng có gian lận làm sai lệch BCTC. Bên cạnh đó, một số DN cũng có động thải sửa đổi một số chỉ tiêu trên BCTC đề che dấu tình hình tài chính thực sự của DN mình. Nguồn thông tin bên ngoài không phải do khách hàng cung cấp có ý nghĩa quan trọng trong những tình huống này, nhƣng việc tiếp cận những nguồn thông tin này lại rất hạn chế.
- Trong thực tế, công tác đánh giá tình hình tài chính khách hàng doanh nghiệp còn tập trung vào giai đoạn trƣớc khi cho vay, chƣa chú trọng tới giai đoạn trong khi cho vay. Điều này có thể dẫn tới những rủi ro cho ngân hàng, khi cán bộ ngân hàng còn chƣa sát sao trong công tác kiểm tra tình hình sử
73
dụng vốn vay, thực trạng tài sản bảo đảm hay các điều kiện cho vay khác trong hợp đồng vay vốn.
- Cán bộ tín dụng tại Chi nhánh có trình độ chuyên môn và năng lực chƣa đồng đều, một số cán bộ trẻ chƣa có nhiều kinh nghiệm nên đôi khi còn gặp khó khăn trong việc phân tích tài chính khách hàng DN.
2.3.2.2. Về phương pháp phân tích:
- Cần có sự kết hợp hai hay nhiều phƣơng pháp phân tích để có thể xác định ảnh hƣởng của các nhân tố tác động đến các chỉ tiêu tài chính cần xem xét. Tuy nhiên, công tác phân tích BCTC tại Agribank - Chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh chủ yếu sử dụng phƣơng pháp so sánh, tỷ lệ. Chi nhánh thực hiện phân tích cơ cấu, tỷ trọng và một số chỉ tiêu tài chính trong phân tích còn khá đơn giản. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng chƣa có hƣớng dẫn cụ thể về các chỉ số tài chính chuẩn cho từng ngành nghề hoạt động của khách hàng. Do đó, kết quả phân tích còn mang nhiều tính chủ quan của cán bộ tín dụng.
- Bên cạnh đó, phƣơng pháp so sánh chỉ đƣợc thực hiện khi so sánh số liệu giữa các năm tài chính, chƣa có sự so sánh với các tiêu chí của các DN tiêu biểu trong ngành hoạt động. Điều này khiến Chi nhánh không đánh giá chính xác đƣợc vị trí của khách hàng so với những DN khác trong cùng lĩnh vực hoạt động. Việc so sánh nếu có cũng chỉ ở mức độ đơn giản nhƣ quy mô, sự thay đổi.
2.3.2.3. Về nội dung phân tích
- Khi phân tích BCTC khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh, chỉ tiêu phân tích đối với từng loại báo cáo tài chính là giống nhau đối với các loại hình doanh nghiệp trong khi với các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì mức độ phức tạp của các báo cáo tài chính là khác nhau. Do đó, đây là một trong những hạn chế của chi nhánh trong việc phân tích BCTC khách hàng doanh nghiệp của Chi nhánh.
74
- Khi phân tích báo cáo tài chính, cán bộ ngân hàng thƣờng chú trọng đến phân tích BCĐKT và BCKQKD nhiều hơn phân tích dữ liệu từ BCLCTT. Những chỉ tiêu liên quan đến dòng tiền và BCLCTT ít đƣợc quan tâm phân tích. Điều đó dẫn đến việc đánh giá khả năng tạo tiền và duy trì nguồn tiền ổn định cũng nhƣ năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn bị hạn chế. Trong khi BCLCTT có vai trò quan trọng, phản ánh khả năng tạo tiền mặt thực tế của doanh nghiệp, là nguồn bù đắp nợ vay cho ngân hàng. Ngoài ra, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ không cung cấp BCLCTT để tạo cơ sở cho ngân hàng thực hiện đánh giá.
- Các chỉ tiêu phục vụ công tác phân tích tài chính vẫn còn thiếu cũng nhƣ tính toán chƣa phù hợp. Vì vậy những nhận xét, đánh giá về tình hình tài chính của doanh nghiệp chƣa chính xác tác động đến công tác phân tích BCTC.