7. Bố cục đề tài
3.2.3. Hoàn thiện nội dung, chỉ tiêu phân tích
3.2.3.1. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của khách hàng vay vốn
Một trong những hạn chế của Agribank - Chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh khi tiến hành phân tích BCTC của khách hàng là chỉ chú trọng đến việc phân tích Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh mà không chú trọng phân tích Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Nguyên nhân một phần là do nhận thức chƣa đầy đủ của chính CBTD về tầm quan trọng của các báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Một nguyên nhân khác nữa là do ngân hàng chƣa có các bộ chỉ tiêu
85
định mức hoặc tiêu chuẩn để làm cơ sở cho CBTD so sánh, đối chiếu. Do đó, tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ nhằm gia tăng tính hiệu quả khi đánh giá năng lực tài chính của các doanh nghiệp, giúp Chi nhánh có những phân tích, nhận định, quyết sách về đầu tƣ hay cho vay đƣợc hiệu quả, cụ thể:
- Định hƣớng cho các doanh nghiệp hiểu rõ vai trò của báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Trên thực tế, vì báo cáo lƣu chuyển tiền tệ là một báo cáo khá phức tạp nên thậm chí nhiều DN còn chƣa thực sự chú ý đến nó, chƣa thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu trong báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và nhiều khi báo cáo này chỉ đƣợc lập để mang tính đối phó. Do đó, Ngân hàng nên đề nghị các DN bắt buộc phải có các báo cáo lƣu chuyển tiền tệ trong bộ BCTT gửi về cho Ngân hàng nhƣ một điều kiện tiên quyết để chứng minh năng lực tài chính của DN.
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn cụ thể để các cán bộ tín dụng có cơ sở tham chiếu khi tiến hành phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ. Phân tích báo cáo lƣu chuyển tiền tệ có thể khái quát theo những nội dung sau:
+ Phân tích khả năng tạo tiền chính là phân tích dòng tiền vào của DN, qua đó đánh giá đƣợc năng lực tài chính và khả năng của DN trong việc tạo ra các dòng tiền trong quá trình hoạt động. Để phân tích khả năng tạo tiền, cần tính ra và so sánh tình hình biến động về cả quy mô, tốc độ tăng trƣởng và tỷ trọng của dòng tiền vào của từng hoạt động trong tổng dòng tiền vào trong kỳ.
+ Phân tích khả năng chi trả thực tế của doanh nghiệp: Những hệ số phản ánh khả năng thanh toán đƣợc tính toán dựa vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán chỉ là những hệ số tĩnh tại một thời điểm cụ thể do không xét đến tốc độ lƣu chuyển tài sản và tình hình thực tế của DN. Do đó, nên sử dụng các hệ số thanh toán dựa vào lƣợng tiền thuần nhiều hơn bởi nó cho thấy bức
86
tranh sinh động về các nguồn mà DN có thể huy động để trả các khoản nợ khi đến hạn.
+ Phân tích tình hình lƣu chuyển tiền tệ giúp cán bộ tín dụng có cái nhìn sâu hơn về những dòng tiền của DN, biết đƣợc những nguyên nhân, tác động ảnh hƣởng đến tình hình tăng giảm vốn bằng tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền trong kỳ.
3.2.3.2.Bổ sung tỷ số tài chính sử dụng để phân tích
Để hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Agribank - Chi nhánh huyện Vĩnh Thạnh, tác giả đề xuất bổ sung thêm một số chỉ tiêu tài chính sử dụng để phân tích, cụ thể:
- Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE)
RE =
Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay Tổng tài sản bình quân
Chỉ số này càng cao thể hiện việc sử dụng vốn của doanh nghiệp càng hợp lý và hiệu quả. Thông thƣờng, chỉ tiêu RE còn đƣợc so sánh với lãi suất vay ngân hàng để ra quyết định nên đi vay hay huy động vốn chủ để tài trợ.
- Khả năng thanh toán lãi vay:
Khả năng thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay
Để có thể thanh toán lãi vay cho các nhà cung cấp tín dụng, DN cần sử dụng vốn vay có hiệu quả , chính vì vậy chỉ tiêu thƣờng đƣợc sử dụng để phân tích khả năng thanh toán lãi vay là hệ số khả năng thanh toán lãi vay (times interest earned). Chỉ tiêu này thể hiện mức độ lợi nhuận bảo đảm cho khả năng trả lãi vay của DN: mỗi đồng chi phí lãi vay sẵn sàng đƣợc bù đắp bằng bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế là lãi vay (EBIT - Earning before interest and taxes). Chỉ tiêu này càng cao thể hiện khả năng bù đắp chi phí lãi
87
vay càng tốt. Nếu DN có khả năng thanh toán lãi vay tốt và ổn định qua các kì, các nhà cung cấp tín dụng sẽ sẵn sang tiếp tục cung cấp vốn cho DN khi số gốc vay nợ đến hạn thanh toán.
- Độ lớn đòn bẩy tài chính
Độ lớn đòn bẩy tài chính = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) - lãi vay
Để phân tích rủi ro tài chính ngân hàng thƣờng sử dụng chỉ tiêu đòn bẩy tài chính.Chỉ tiêu đòn bẩy tài chính ảnh hƣởng đến lợi nhuận sau thuế và lãi vay, hay lợi nhuận ròng sẵn có để chia cho các chủ sở hữu.
Bảng 3.3. Bảng kết quả bổ sung tỷ số tài chính
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019
Công ty cổ phần SX - TM Vĩnh Thạnh
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản 4,40% 6,15%
Khả năng thanh toán lãi vay 1,686 1,787
Độ lớn đòn bẩy tài chính 2,458 2,271
Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn
Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản 8,77% 1,81%
Khả năng thanh toán lãi vay 2,554 2,365
Độ lớn đòn bẩy tài chính 1,010 1,022
Nguồn: Tác giả tính toán
3.2.3.3. Xây dựng công tác quản lý khách hàng theo ngành nghề kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp
Các khách hàng của ngân hàng ngày có có sự đa dạng về ngành nghề kinh doanh, quy mô hoạt động cũng nhƣ hình thức sở hữu. Mức độ phức tạp trong BCTC của từng loại hình DN, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh là rất khác nhau. Trong khi đó, hoạt động tín dụng tại Chi nhánh chƣa có sự phân công rõ ràng, chuyên môn hóa đối với từng cán bộ tín dụng. Một cán bộ tín
88
dụng dù có năng lực làm việc tốt đến đâu cũng không phải lúc nào cũng nắm vững và sâu sắc về mọi lĩnh vực. Vì vậy, để đạt hiệu quả cao trong công tác phân tích, cần thiết phải phân công cán bộ chuyên môn hóa phụ trách theo nhóm ngành kinh doanh, theo loại hình DN hoặc theo giai đoạn của quá trình thẩm định. Tuy nhiên việc phân công một cách chi tiết cán bộ tín dụng theo loại hình DN trong điều kiện số lƣợng cán bộ có hạn là không thực tế. Do đó, có thể áp dụng hình thức hỗ trợ bổ sung lẫn nhau nhƣng vẫn đảm bảo có cán bộ chuyên trách. Việc phân công chuyên môn hóa có thể tiến hành dần khi Chi nhánh có điều kiện phù hợp về số lƣợng nguồn nhân lực.
Chi nhánh cần tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với quy trình thẩm định tín dụng nói chung và công tác tiến hành phân tích tài chính khách hàng nói riêng. Khi đó, sẽ kịp thời phát hiện những sai sót, sai phạm của cán bộ tín dụng, từ đó hạn chế hoặc khắc phục những rủi ro không đáng có cho Chi nhánh. Công tác này phải đƣợc tiến hành cùng với các bƣớc kiểm tra tƣơng ứng với các giai đoạn phát sinh cho đến khi kết thúc khoản tín dụng, gồm: kiểm tra trƣớc khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Tổ chức theo dõi chặt chẽ các khoản nợ vay, quản lý đƣợc tài sản thế chấp, kiên quyết xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi.