7. Bố cục đề tài
1.4.2. Phƣơng pháp phân tích nhân tố
Là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng khá phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích chỉ tiêu tổng hợp và các nhân tố tác động tới các chỉ tiêu ấy.
Xác định mức độ ảnh hƣởng lần lƣợt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích và đƣợc thực hiện bằng cách: khi xác định ảnh hƣởng của nhân tố này thì phải loại trừ ảnh hƣởng của nhân tố khác.
Các nhân tố có thể làm tăng, giảm chỉ tiêu phân tích. Nó có thể là nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan, có thể là nhân tố số lƣợng, nhân tố chất lƣợng, có thể là nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực...
Việc nhận thức đƣợc mức độ và tính chất ảnh hƣởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích là vấn đề bản chất của phân tích. Đó cũng chính là mục tiêu
24 của phân tích.
Để xác định đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, phƣơng pháp phân tích nhân tố có thể đƣợc thực hiện bằng hai cách:
Cách thứ nhất: Dựa vào sự ảnh hƣởng trực tiếp của từng nhân tố và đƣợc gọi là “Phƣơng pháp số chênh lệch”
Cách thứ hai: Xác định mức độ ảnh hƣởng bằng cách thay thế lần lƣợt từng nhân tố và đƣợc gọi là “Phƣơng pháp thay thế liên hoàn”
Phƣơng pháp số chênh lệch và phƣơng pháp thay thế liên hoàn đƣợc sử dụng để xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích phải đƣợc biểu hiện dƣới dạng tích số hoặc thƣơng số, hoặc kết họp cả tích số và thƣơng số [4].