7. Bố cục đề tài
1.6.2. Nhân tố chủ quan
- Chính sách tín dụng: Tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế cụ thể, tuỳ vào mục đích phát triển ngân hàng trong từng giai đoạn, chính sách tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ có thể mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Trong thời kỳ ngân hàng mở rộng tín dụng thì nội dung phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ đƣợc linh hoạt hơn, các mức chuẩn đƣa ra sẽ thông thoáng hơn. Trong thời kỳ ngân hàng thu hẹp tín dụng thì nội dung phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ chặt chẽ hơn, phức tạp hơn.
- Trình độ của cán bộ tín dụng: Đó là năng lực và trình độ nghiệp vụ, nhận thức, đạo đức, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng trong quá trình đánh giá tài chính khách hàng. Kết quả của việc đánh giá khách hàng phụ thuộc rất lớn vào yếu tố này. Trong những tình huống cụ thể nó đòi hỏi cán bộ tín dụng
36
mới giải quyết thấu đáo đƣợc vấn đề. Ngoài ra, nó đòi hỏi ngƣời phân tích phải có một mức độ độc lập nhất định mới cho ra những đánh giá khách quan về khách hàng. cán bộ tín dụng phải có đạo đức nghề nghiệp tốt, không vì mục đích cá nhân mà làm phƣơng hại đến Ngân hàng. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng của việc phân tích thẩm định khách hàng, Ngân hàng phải thƣờng đào tạo và đào tạo lại cán bộ cả về năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp.
- Công nghệ, trang thiết bị của ngân hàng: khoa học, công nghệ ngày càng phát triển, đã đem lại rất nhiều sản phẩm hỗ trợ cho ngƣời sử dụng. Với cán bộ tín dụng, công nghệ và các trang thiết bị cũng là nguồn bổ trợ rất lớn trong công tác phân tích tài chính. Trang thiết bị hiện đại, phù hợp với trình độ của nhân viên sẽ thúc đẩy tiến độ làm việc cũng nhƣ góp phần nâng cao chất lƣợng công việc cho nhân viên.
- Sự phối hợp của cán bộ và các bộ phận trong ngân hàng: Đây là nhân tố mang tính kết hợp trong bộ máy hoạt động của ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, với mục đích làm rõ cơ sở lý luận phân tích BCTC doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại, tác giả đã khái quát một số nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp trong thẩm định tín dụng của ngân hàng thƣơng mại. Các nguồn thông tin phục vụ phân tích BCTC doanh nghiệp bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính.
Trên cơ sở đó, chƣơng 1 đã trình bày cụ thể các nội dung phân tích BCTC doanh nghiệp: đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua hệ thống BCTC; phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp. Đây là cơ sở quan trọng giúp cán bộ tín dụng có căn cứ đề thẩm định tín dụng cho khách hàng.
37
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -
CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH