Kết cấu theo trình tự thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết tâm lý xã hội của lan khai (Trang 70 - 73)

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA LAN KHAI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN KẾT CẤU,

3.1.1. Kết cấu theo trình tự thời gian

Hầu hết các tiểu thuyết tâm lý xã hội của Lan Khai đều có lối kết cấu theo trình tự thời gian. Ðây cũng là dạng kết cấu phổ biến nhất trong văn học Việt Nam từ trước 1930. Theo kết cấu này, câu chuyện được trình

bày theo thứ tự, phát triển trước sau của thời gian. Các sự kiện được sắp xếp, xâu chuỗi lại và lần lượt xuất hiện không bị đứt quãng. Ở đây, tác phẩm được chia thành nhiều chương theo sự phân bố về mặt hành động và sự kiện của cốt truyện. Mỗi chương thường gắn liền với một giai đoạn nào đó của cốt truyện và nhiều khi khá trọn ven, loại kết cấu này giúp người đọc dễ theo dõi câu chuyện.

Các tiểu thuyết như Cô Dung, Lầm than, Liếp Ly đều tuân theo lối kết cấu truyền thống này.

Tiểu thuyết Cô Dung được viết theo lối kết cấu thời gian. Câu

chuyện bắt đầu khi Dung chấp nhận cưới Nhuận vì sự hiếu thuận với cha. Tiếp sau đó là những ngày Dung sống bên nhà chồng làm tròn bổn phận của vợ hiền dâu thảo mặc dù nàng luôn nhớ mong Kính. Rồi đến khi chồng mất, Kính đề nghị được nối lại tình xưa với Dung nhưng Dung quyết định ở vậy để chăm lo cho mẹ chồng, con chồng được chu đáo. Tất cả những diễn biến, những sự kiện đó trong cuộc đời Dung đều lần lượt được nói đến theo trình tự thời gian, không có sự đảo chiều. Tuy nhiên, có đôi lúc tác giả quay ngược thời gian để nói đến những việc xảy ra trong quá khứ, hay hồi ức của nhân vật. Có thể thấy điều này ở chương 2 của tác phẩm khi tác giả ngược về quá khứ, ca ngợi sự cần cù, chịu thương chịu khó và những hi sinh của bà Tú dành cho chồng con.

Lầm than, các diễn biến của cốt truyện được xoay quanh 18

chương với những thời gian và không gian khác nhau: từ lúc Thuật từ quê lên vùng mỏ làm phu rồi yêu và cưới Tép đến khi bị ngồi tù vì đánh chủ Tây và cai Tứ. Tất cả các diễn biến ấy đều theo trật tự thời gian tuyến tính. Các diễn biến của cuộc đời của người thợ ở nơi “địa ngục trần gian” được thể hiện tập trung nhất ở hai người thợ Thuật và Tép, đó là hai nhân vật trung tâm, kéo theo toàn bộ diễn biến của câu chuyện về cuộc đời phu

mỏ. Lan Khai khéo léo kết hợp giữa yếu tố thế sự và đời tư trong Lầm than làm cho câu chuyện tự nhiên, liền mạch.

Nhưng Lầm than của Lan Khai sở dĩ từ lâu chiếm được cảm tình

của đông đảo bạn đọc, bởi đây là một cuốn tiểu thuyết có kết cấu chặt chẽ vừa truyền thống vừa hiện đại. Bên cạnh lối kết cấu theo trình tự thời gian, ở Lầm than vẫn xuất hiện những sự kiện không tuân theo trật tự

tuyến tính. Mở đầu tiểu thuyết là Thuật cùng bọn phu lò đang nhanh chóng đến nơi làm việc, hôm nay là buổi làm đầu tiên của Thuật. Sau đó, tác giả mới kể đến nguồn gốc xuất thân của Thuật. Tiếp theo, Thuật nhớ lại những việc lôi thôi giữa cha và mẹ, hắn muốn giúp mẹ, vì thế đã theo cha đến nhà cai Tứ xin việc. Cả chương một, hầu như chỉ xoay quanh những việc ở quá khứ mà Thuật đang buồn nhớ lại. Tiếp nối ở chương hai, ngày đầu tiên làm việc của Thuật mới được tác giả bắt đầu nói đến. Hay như khi tác giả kể lại cuộc đời cơ cực từ tấm bé của Tép, trật tự thời gian bị phá vỡ.

Trong tiểu thuyết Liếp Ly, các sự kiện cũng được tác giả sắp xếp

theo trình tự thời gian. Từ sự việc Trâm phiêu lưu sang đất Lào, gặp được người bạn của Trâm – Thọ - viên cán sự lục lộ được cử sang họa đồ. Sau đó cả hai người cùng nảy sinh tình cảm với Liếp Ly. Trâm may mắn được Liếp Ly yêu. Sau khi trải qua nhiều hiểu lầm, đau khổ thì họ cũng được bên nhau. Kết cấu theo trình tự thời gian được tác giả tuân thủ chặt chẽ. Tuy nhiên, đôi khi tác giả cũng có sự đảo chiều thời gian để tăng tính hấp dẫn của tiểu thuyết. Có thể thấy rõ nhất ở chương 8 và 9, tác giả đã đảo ngược hai sự kiện: Sự kiện thứ nhất là: Trâm hiểu lầm Liếp Ly chọn Thọ nên buồn bã bỏ đi. Thọ tìm mọi cách để tìm ra tung tích của Trâm nhưng không thấy. Thọ cho rằng Trâm đã tự vẫn và quay về báo tin cho cha Liếp Ly. Sự kiện thứ hai là Trâm quay về về cứu được Liếp Ly khi nàng quyết

định tự vẫn trước khi Thọ quay về báo tin. Hai sự việc này bị đảo ngược trật tự thời gian để làm cho câu chuyện thêm kịch tính. Khi đọc hết chương 8, người đọc hồi hộp không biết Liếp Ly và Trâm sẽ ra sao? Liệu nàng có được cứu không? Hai người có hóa giải hiểu lầm không?. Sự hồi hộp của độc giả thể hiện sự thành công của tác giả khi sử dụng lối đảo ngược thời gian này.

Như trên đã nói, Lan Khai bắt đầu sáng tác tiểu thuyết từ những năm hai mươi của thế kỉ XX, thời điểm nền tiểu thuyết hiện đại Việt Nam chưa thực sự được định hình. Vào thời điểm đó, lối kết cấu theo trình tự thời gian còn xuất hiện khá phổ biến trong tiểu thuyết. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng Lan Khai không tuân thủ nghiêm ngặt các đặc điểm của loại kết cấu này như các tác giả trước đó. Tác giả có đan xen đảo ngược thời gian trong tác phẩm. Chính điều này đã làm nên những đặc sắc trong sáng tác của ông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết tâm lý xã hội của lan khai (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)