Cảm hứng sáng tạo trong tiểu thuyết tâm lý xã hội của Lan Kha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết tâm lý xã hội của lan khai (Trang 30 - 31)

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA LAN KHAI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN

2.1. Cảm hứng sáng tạo trong tiểu thuyết tâm lý xã hội của Lan Kha

CỦA LAN KHAI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN CẢM HỨNG SÁNG TẠO, ĐỀ TÀI VÀ NHÂN VẬT

2.1. Cảm hứng sáng tạo trong tiểu thuyết tâm lý xã hội của Lan Khai Lan Khai

Tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ. Mỗi nhà văn, nhà thơ khi sáng tạo tác phẩm đều xuất phát từ một nguồn cảm xúc nhất định. Đó là những trăn trở, dằn vặt, những rung động mãnh liệt của tác giả trước cuộc sống. Những trạng thái cảm xúc đó được gọi là nguồn cảm hứng. Nó là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của một tác phẩm. Không có cảm hứng thì không có văn chương theo ý nghĩa đích thực của nó.

Các tác giả biên soạn Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Cảm

hứng là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm” [16, tr.44 - 45].

Có thể nói rằng, cảm hứng là nguồn sáng tạo của người nghệ sĩ. Vì thế, trong sáng tác văn học nghệ thuật không thể không có cảm hứng. Viết văn là cả một tấm lòng, tâm huyết, là ruột gan. Và nó chỉ thực sự bộc lộ những gì thực sự tràn đầy trong lòng, không thể nào là sản phẩm của một tâm hồn bằng phẳng, vô vị và miễn cưỡng được.

Ở Lan Khai hội tụ tất cả những yếu tố: vốn sống, sự trải nghiệm cùng tài năng, tâm huyết để từ đó nhà văn có điều kiện sáng tác. Mỗi tiểu thuyết tâm lý xã hội của ông là những phát hiện trong cuộc sống, là những rung động, là sự đồng cảm của nhà văn. Ông thể hiện tất cả chúng qua ba

cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lãng mạn, cảm hứng phê phán và cảm hứng xót thương về thân phận con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết tâm lý xã hội của lan khai (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)