Lời văn nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết tâm lý xã hội của lan khai (Trang 95 - 105)

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA LAN KHAI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN KẾT CẤU,

3.3.2. Lời văn nghệ thuật

Lời văn nghệ thuật là yếu tố đầu tiên của văn học, là vũ khí cơ bản của nhà văn. Nhà văn là người nghệ sĩ của ngôn từ, bậc thầy về tiếng nói nên hơn ai hết phải quan tâm đến hướng sáng tạo về lời văn. Lan Khai là người có ý thức trau dồi và giữ gìn cho văn mình, biết tích lũy cho mình một vốn chữ phong phú, sinh động và giàu sức biểu hiện. Lan Khai thực sự tạo được hệ thống và phong cách ngôn ngữ riêng: “Lan Khai là cây bút biết tự săn sóc và có nhiều đức tính văn chương hơn cả” và “anh là một trong vài nhà văn rất hiếm, biết thận trọng cái hình thức của văn chương và biết cho những câu mình viết ra một nhạc điệu thuần túy” [35, tr.542]. Lan Khai lựa chọn nhiều đề tài trên những vùng hiện thực khác nhau, ông đã tạo ra được cái đa giọng, đa thanh trong tác phẩm. Hệ thống nhân vật cũng đầy đủ mọi tầng lớp người trong xã hội, cho nên nhà văn cũng sử dụng tối đa ngôn ngữ trong cuộc sống, ngôn ngữ nhân vật và những đoạn bình luận phụ đề, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong lời văn nghệ thuật.

3.3.2.1. Lời trần thuật hàm súc

Tiểu thuyết Lan Khai phối hợp giữa tả và kể, đối thoại và độc thoại lời trần thuật đan xen lời nhân vật. Mặc dù tiểu thuyết Lầm than ra đời

vào những năm 30, nhưng lời văn đã khác xa những tiểu thuyết về đề tài tâm lý xã hội giai đoạn đầu thế kỉ XX. Ra đời gần bảy thập kỉ qua, nhưng những câu văn của Lầm than vẫn hòa đồng với ngôn ngữ trong đời sống

văn học hôm nay. Trong lý luận phê bình cũng như sáng tác, Lan Khai luôn là một nhà văn có ý thức đấu tranh bảo tồn sự trong sáng của ngôn ngữ văn hóa dân tộc. Lầm than là tiểu thuyết viết theo lối tả thực, một sở trường quen thuộc của ngòi bút Lan Khai. Trong hơn hai trăm trang sách, tác giả đã mang đến ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc với một hệ thống ngôn từ nghệ thuật bình dị nhưng lại phản ánh được sự đa thanh, phức điệu về các trạng thái tâm hồn, tư tưởng, tình cảm, tính cách thế giới nhân vật. Trong Lầm than, luôn có sự phối hợp linh hoạt giữa tả và kể, đối thoại và độc thoại, giữa ngôn ngữ nhà văn và ngôn ngữ nhân vật đan xen trong các tình huống truyện. Lời nói của cai Tứ luôn quanh co gợi ra sự giả trá, lời nói của Thuật thì bộc trực gợi ra sự thật thà, lời nói của Tép luôn nhún nhường và có phần tội nghiệp gợi ra sự dịu dàng, ưu tư, lời nói của Dương nhã nhặn và linh hoạt gợi ra sự thông minh…

Còn trong tiểu thuyết Liếp Ly, Lan Khai lại gợi ra muôn âm thanh,

sắc màu của sự sống chính nhờ ngôn ngữ giàu hình tượng mà qua đó Lan Khai đã khắc họa lên những bức tranh sống động và kì ảo. Khung cảnh thiên nhiên mà Trâm ngắm trong buổi bình minh thật lung linh:

Trên sự vật, sương mai hãy còn kéo lê như một tấm màn sa. Gió mát từng cơn thoang thoảng như thấm cái hơi nước thơm tho vào tâm hồn. Tiếng chim rời tổ gọi nhau lẫn tiếng ve kêu ánh ỏi mở đầu ngày mới bằng một khúc nhạc tưng bừng ca ngợi ái tình và sự sống. Dần dần, theo gió cuốn, màn sương vụt đã bay đâu mất, lộ ra một bầu trời thăm thẳm xanh trong. Về phương đông, sau chỏm rừng như còn ngái

ngủ, sắc mây chuyển ra màu hồng rồi đỏ thẫm. Màu lá tươi mơn mởn, sắc cái trắng phau phau, những cây hoa đại nõn nà, những cột lâu đài sơn rực rỡ vụt ra dưới áng sáng thanh tân. Dòng sông bát ngát, nước thắm như son, chảy cuồn cuộn như một dòng vàng lỏng. Mỗi cơn gió thoảng, mặt nước lăn tăn gợn thành những mảnh sóng lập lòe. Thỉnh thoảng một cái soi nổi lên giữa dòng nước, lù lù như những con dím đương xù lông hóng mát... Thực là một cảnh tượng rỡ ràng như mắt Trâm chưa từng thấy. [65, tr.11].

Cảnh vật đó đã gợi biết bao cảm xúc trong lòng chàng trai trẻ và bao thế hệ độc giả “Một nguồn sống dồi dào, chan chứa, nao nức thấm dần, thấm dần vào linh hồn chàng trai trẻ. Trong tưởng tượng chàng, bóng đẹp thoáng qua hôm trước vẫn chưa mờ, không những thế nó còn bọc trong một cái màng thơ mộng ảo huyền hư thực như hình ảnh một thiên tiên...” [65, tr.11].

Khung cảnh thôn quê của nhà văn Khải trong Mực mài nước mắt

làm chúng ta cảm thấy thật yên bình:

... Ngày cuối năm hơi vẩn sương; vòm trời nặng như cái vung chì úp xuống cảnh vật. Khải nhìn dòng sông Bồ Đề chảy mông mênh và lạnh lùng, như một mối vô tâm thiên vạn cổ... Hết dải cầu - mà một lần, Khải đã nghe bọn lái thoi gọi rất đúng là cái giàn mướp - ô tô vào một phố đông đúc, có những cửa hàng sặc sỡ, và những người đi sắm tết tưng bừng quá một đám hội. Sau cùng, xe bon bon trên đường thiên lý, hai bên là những mảnh ruộng đã gặt mở liên tiếp đến tận chân trời màu bạc. Từng lũy tre nổi lác đác trên cái phẳng lặng của mặt đồng, với những ngọn cong vút như những tia

nước xanh. Đó là những làng mạc yên tĩnh đến gần như ngủ say trong khuôn sáo những tục lệ không bao giờ thay đổi. Cái thế giới thôn quê chất phác, nhũn nhặn và quen thuộc quá! Ngay vòm trời vẩn mây đè nặng bên trên và ngọn gió bấc lộng qua khoảng trống cũng có vẻ giản dị và bình thản. [66, tr.18].

Hay cảnh đẹp và không khí trong lành của làng quê là xao động lòng người trong tiểu thuyết Cô Dung

...vành trăng khuyết nửa đương lên khỏi ngọn núi Giùm. Ánh sáng trong xanh nhuộm mờ ảo lớp sương phủ nhẹ đằng chân mây và dạm phấn lên con đường đất chạy dài qua ruộng lúa. Nước đồng sóng sánh như thủy ngân. Làng Ỷ La sau lũy tre in sẫm trên nền mây sáng, mơ màng trong những tiếng cành lá thì thầm... [64, tr.12].

và:

Trời sáng bạch... Cây cỏ bắt đầu tỉnh thức, xì xào trong gió thoảng. Một tiếng gà gáy rồi năm bảy tiếng tiếp theo... Trên cành vông, trước thềm nhà Kính, con chích chòe khe khẽ hót như còn ngái ngủ.. Phương đông mỗi lúc một vàng rực, lấp loáng bên kia lũy tre rung...Kính mở cổng ra ngoài, hít mạnh mùi lúa thơm tản mạn trong không khí. Một cảm giác thấm dần... thấm dần vào thớ thịt, vào linh hồn chàng như một nguồn sống mới lạ. Mặt trời lên khỏi núi Dùm tức vạn tia lửa cầu vồng nhộm lập lòe trên cỏ ướt. Bóng cây in loang lổ mặt đường đi. Kính tự nhiên nao nức tưng bừng trước vẻ đẹp của ngày thu [64, tr.19-20].

Với việc sử dụng ngôn ngữ giàu tính tạo hình, mượt mà, Lan Khai thực

sự vẽ ra ngay trước mắt bạn đọc tất cả những cảnh đẹp mà ông đã mô tả. Người đọc thấy mình như đang hiện hữu mà thưởng ngoạn ở khung cảnh ấy vậy. Qua đó, thể hiện sự tài tình trong việc miêu tả, khắc họa của Lan Khai.

3.3.2.2. Lời đối thoại và độc thoại nội tâm

Đối thoại là một hình thức ngôn từ, một phương tiện thể hiện mối liên hệ giữa các nhân vật. Thông qua đối thoại nhà văn để nhân vật tự bộc lộ tính cách, phẩm chất cũng như bản chất xã hội. Nhà văn không áp đặt tư tưởng của mình cho nhân vật. Gia tăng tính đối thoại và sự cọ xát giữa các nhân vật, ông đã tạo ra môi trường thuận lợi để nhân vật tự bạch, tự nói lên nguyên tắc sống và ứng xử của mình. Rất nhiều cuộc đối thoại sinh động của đầy đủ các hạng người trong xã hội xuất hiện trong tác phẩm. Các cuộc thoại diễn ra khá liên tục và rất nhiều cuộc kéo dài. Qua lời thoại của nhân vật, nhiều vấn đề của xã hội được đặt ra.

Đây là cuộc đối thoại giữa Cai Tứ - một lão hay cúp công, hay bắt nạt nên không ai ưa lão mà hết thảy đều ghét lão với lão Cu Tị - một người công nhân mỏ lâu năm:

- Kìa, bố già! Đi đâu đấy? - Không dám, lạy ông. - Lên đây, tiên sinh. Cai Tứ hỏi:

- Chén rồi chứ? Lão Cu Tị giảng:

- Tôi đã vô phép cơm ông rồi.

- Nghĩa là chưa rượu chứ gì? Tốt lắm… [49, tr.77]. Nhà văn đã thể hiện được tính cá thể hóa cao độ trong lời thoại của nhân vật và phát hiện ra phong cách, ngôn ngữ, địa vị riêng của mỗi người. Cai Tứ hồng hách, trịch thượng, cố ra vẻ quyền uy còn lão Cu Tị

thì khép nép, cung kính.

Ở một phương diện khác, độc thoại nội tâm đóng vai trò chủ yếu trong phương thức trần thuật. Nó trở thành một “thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong quá trình tự ý thức của nhân vật”. Lan Khai cũng lấy cách miêu tả nhân vật từ bên trong làm chính. Đời sống bên trong của con người là một “thế giới vô cùng phức tạp và tinh vi, nó vô hình nhưng lại có ý nghĩa nhất và có tầm quan trọng quyết định đối với nhân cách của người ta”.

Nhà văn phát hiện ở nhân vật nhiều hình thức độc thoại: tự lục vấn mình, đối thoại với người vắng mặt, suy nghĩ về cuộc đời…Với Tép, khi nỗi cô đơn, tủi nhục thấm thía đến tận tâm can mà không có người để chia sẻ cô đã tự nén lòng mình, tự mình chịu đựng mình. Sau này, khi nhận được tình yêu từ Thuật, tâm trạng của Tép chìm đắm trong những tâm trạng miên man suy nghĩ về những gì mà cô đã trải qua: “Cô nhắm mắt lại, yên tĩnh giờ lâu để cho những nhời êm ái thấm thía vào tận cùng đáy linh hồn…Cô như người bị thương nặng bỗng có một bàn tay nhân từ bó vết thương lại bằng một thứ thuốc thần diệu...” [49, tr.141] .Và sau này, khi cuộc sống của cô đang bị đe dọa thì nội tâm của cô càng diễn ra phức tạp hơn. Cô tưởng tượng ra đủ tình huống sẽ xảy ra trong nay mai:

Một ý nghĩ ghê gớm hơn nữa đột hiện trong óc chị: - Mà chắc đâu chồng ta sống được tới ngày mãn hạn ?...Chị tưởng tượng một hôm trời đất u ám, chồng chị tắt thở trong nhà thương làm phúc. Người ta bỏ thây chồng chị vào một cái săng gỗ gạo mỏng chừng hai phân tây. Người ta đóng ván thiên lại rồi lùa hai cái quang nứa vào hai đầu cho bốn anh tù khác khiêng đi. Một bác quyền khố xanh lẽo đẽo theo sau, thỉnh thoảng lại nhổ nước bọt vì từ chiếc hòm gỗ ọp ẹp kia

thoảng ra một mùi gây gây khăn khẳn. [49, tr.247-248].

Hay nỗi day dứt của Liên khi quyết định chọn cái chết. Nàng cân nhắc đời nàng và thấy nó còn đáng sống lắm. Nếu Liên còn được sống cái đời của mình một lần nữa thì Liên sẽ sống một cách mãnh liệt và cao thượng. Nhưng nếu Liên phải theo cái sống của kẻ ngoại tình, của con đàn bà chồng bỏ, cái sống nhơ nhớp, thì nàng không đủ sức vì nàng rất trọng danh dự. Cuối cùng Liên nhận ra cô chỉ có một đường duy nhất:

....Phút cùng tận đã gần rồi. Nàng bị tấn công bởi tất cả: nào chồng nàng, các con nàng, gia nhân của nàng và chính ngay nàng nữa. Nàng trốn làm sao thoát một kẻ thù mà chỗ nào nàng cũng gặp! Còn như thú tội ư? Nàng muốn lắm! Nàng lại biết đích rằng sự thú tội sẽ giải thoát cho nàng. Nhưng, tiếc thay, nàng không thể nào thú tội được. Nàng chỉ còn độc một con đường. Nhưng con đường nàng là một con đường chỉ có đi chứ đừng hòng trở lại. [68, tr.46].

Thông qua các hình thức độc thoại: tự chất vấn mình, trò chuyện với người vắng mặt…nhà văn diễn tả được sự đa đoan, phức tạp và cũng đầy bí ẩn trong nội tâm con người. Những từ ngữ như: cảm thấy, nghĩ, suy nghĩ…xuất hiện nhiều lần trong tác phẩm tạo nên sự phong phú, đa dạng trong ngôn ngữ nhân vật. Bằng cách sử dụng ngôn ngữ hiện đại và tôn trọng tối đa lời nói, tâm sự của nhân vật, nhà văn xoáy sâu hơn vào nội tâm con người. Bằng tài nghệ độc đáo của mình “nhà văn đã đi đúng con đường phải đi của tiểu thuyết hiện đại”.

Tiểu kết: Không chỉ ở mặt nội dung mà mặt nghệ thuật Lan Khai cũng đạt được những thành công nhất định khi kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố nghệ thuật truyền thống và hiện đại. Thành công ấy góp phần làm cho tác phẩm của Lan Khai ghi dấu ấn mãi trong lòng bạn đọc.

KẾT LUẬN

Dù thời gian cầm bút không nhiều, bên cạnh số lượng đồ sộ của các thể tài tiểu thuyết khác, truyện ngắn, phê bình văn học, Lan Khai cũng để lại một số lượng không nhỏ tiểu thuyết tâm lý xã hội có giá trị về nội dung cũng như về nghệ thuật. Từ những vấn đề triển khai và phân tích thể hiện ở nội dung luận văn, chúng tôi đi đến kết luận:

1. Trong số các tiểu thuyết tâm lý xã hội của Lan Khai, có thể thấy nổi lên ba nguồn cảm hứng chính: cảm hứng lãng mạn, cảm hứng phê phán và cảm hứng xót thương về thân phận con người. Cảm hứng lãng mạn được nhà văn thể hiện chủ yếu ở sự đề cao tình yêu đôi lứa, thứ tình yêu đẹp, lãng mạn nhưng không hề thoát li thực tại; ca ngợi những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Cảm hứng phê phán tập trung phê phán thế lực áp bức, bóc lột quần chúng nhân dân lao động, phê phán cách giáo dục con cái nghiêm khắc đến tàn nhẫn của bậc làm cha, làm mẹ. Với cảm hứng xót thương về thân phận con người, nhà văn tập trung hướng vào những cảnh đời bất hạnh, do hoàn cảnh xã hội làm con người rơi vào cảnh lầm than, hay những mong ước về tình yêu, những vấn đề trong hôn nhân và gia đình, những khát khao hạnh phúc...

2. Từ ba nguồn cảm hứng chính, Lan Khai chủ yếu hướng ngòi bút của mình vào ba đề tài: đề tài người công nhân, đề tài người trí thức và đề tài người phụ nữ. Viết về người công nhân, Lan Khai phát hiện ra ở họ những phẩm chất tốt đẹp mặc dù sống trong hoàn cảnh có muôn vàn khó khăn chồng chất. Họ là những con người “đổ mồ hôi sôi nước mắt” có khi mất cả tính mạng để đổi lấy cơm áo; những con người tìm sự sống nơi địa ngục, trong than bụi lầy bùn nhơ nhớp.Viết về người trí thức thì tác giả tập trung hướng ngòi bút vào bi kịch nội tâm của họ. Gắn với mỗi sự kiện, mỗi hành động là một tâm trạng. Cho nên, có thể nói toàn bộ những tác

phẩm về người trí thức là một chuỗi tâm trạng, một bi kịch nội tâm đau xót. Còn với đề tài người phụ nữ, tác giả ca ngợi vẻ đẹp, sự mạnh mẽ, đức hi sinh và hơn hết nhà văn có sự đồng cảm và thấu hiểu với những khát khao yêu đương, khát khao hạnh phúc hết sức bình thường, hết sức bản năng của họ.

3. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý xã hội của Lan Khai cũng hết sức phong phú, đa dạng. Họ có thể là những người phu mỏ có hoàn cảnh, xuất thân riêng nhưng đều chung khát vọng cuộc sống hạnh phúc, ấm no; họ là những người phụ nữ hết lòng yêu thương gia đình, hi sinh bản thân có để được hạnh phúc, yên vui,... Từ thế giới nhân vật ấy, Lan Khai đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm, đặt các nhân vật vào những tình huống để làm rõ những nét tính cách của họ. Qua đó, tác giả khẳng định những nét phẩm chất đáng quý và đồng thời cũng thể hiện được sự am hiểu tâm lý sâu sắc, tinh tế của ông khi phân tích nội tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết tâm lý xã hội của lan khai (Trang 95 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)