Tài đời sống công nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết tâm lý xã hội của lan khai (Trang 45 - 50)

ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA LAN KHAI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN

2.2.1. tài đời sống công nhân

Có thể thấy sáng tác của Lan Khai phản ánh nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống: thành thị và nông thôn, đồng bằng và rừng núi, truyền thống lịch sử và tâm lý con người. Trong đó, đề tài người công nhân thực sự làm nên tên tuổi của Lan Khai.

Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm phân hóa sâu sắc xã hội Việt Nam, một tầng lớp mới ra đời. Đó là giai cấp công nhân với những tên gọi khác nhau theo công việc của họ: cu-li, thợ thuyền, phu mỏ,... Họ chính là những người nông dân nhưng bị mất đất, mất vườn vào tay tư sản địa chủ trong công cuộc lập đồn điền của chúng. Họ bị buộc phải rời quê hương để kiếm việc ở đồn điền, ở khu công nghiệp. Trong khoảng 30 năm đầu thế kỷ XX, ca dao viết về người công nhân đã nói lên cuộc sống cực khổ của những người phu đồn điền và thợ mỏ:

Cao su đi dễ khó về

Khi đi trai tráng khi về bủng beo.

Hay cảnh tượng nơi hầm mỏ:

Đó đây người gục chết

Nhưng than vẫn đầy hầm.

(Trích Thơ ca yêu nước và cách mạng) Nhìn chung, lúc này chân dung người công nhân lao động còn mờ nhạt, chỉ đến lúc Lầm than của Lan Khai ra mắt bạn đọc, hình tượng

người thợ mỏ nước ta mới hiện lên một cách chân thực và sinh động. Đó là những con người “đổ mồ hôi sôi nước mắt” có khi mất cả tính mạng để đổi lấy cơm áo; những con người tìm sự sống nơi địa ngục, trong than bụi lầy bùn nhơ nhớp. Họ đã “bán thân đổi lấy đồng xu”.

Lầm than của Lan Khai phản ánh một bức tranh chân thực về môi

trường sống và lao động khắc nghiệt của tầng lớp công nhân trong xã hội thuộc địa, từ nhà máy đến hầm lò, nơi cư trú của người thợ cùng các thế lực nguy hiểm và tàn bạo vây bọc lấy họ. Đó là hình tượng nhà máy than - nơi bòn rút sức sống của người thợ mỏ: “như con quái vật nham hiểm có hàng trăm con mắt vuông đỏ đòng đọc, mở gườm gườm nhìn xuống chân đồi” [49, tr.72]. Hầm lò được miêu tả là nơi địa ngục, người lao động luôn

phải đối mặt với những rủi ro không lường trước được. Người thợ trong

Lầm than là những công cụ lao động làm giàu cho giai cấp bóc lột không

hơn không kém. Cuộc sống của họ “hầu hóa như một đàn gia súc”, chui rúc trong những ngôi nhà ổ chuột, sống không có tương lai, bế tắc “...họ cứ cắm đầu cắm cổ làm và làm, làm để ngày kiếm vài lưng cơm hẩm, để còn thừa đồng nào thì uống rượu, hút thuốc phiện và đánh bạc, lấy các thứ ấy mà khuây sự phẫn uất nó ám ảnh trong lòng. Cuộc đời của họ cứ như thế cho đến lúc chết” [49, tr.80]. Cuộc đời đó cũng “chẳng khác gì cái cuộc đời của những con trâu con bò hay con ngựa thồ”. Đã vậy, họ còn bị tê liệt tinh thần, không dám đấu tranh và tin vào số phận:

Sự bóc lột kẻ nghèo ấy, bọn phu phen hình như quên rồi nên không lấy làm tức giận. Đôi khi hoặc thảng hoặc cũng có người phàn nàn nhưng là nói giấu mà thôi. Bị áp chế đã quen đi, bọn người khốn nạn ấy không còn có nhân cách và tinh thần phấn đấu nữa. Họ chỉ đổ liều cho số phận. Họ lại còn sợ một điều tai vách mạch rừng, nói ra không khéo đến tai kẻ có tiền có thế thì lôi thôi cho họ, có khi mất việc làm cơm ăn nữa. Ngay họ với nhau cũng không dám tin nhau. [49, tr.79].

Đi đôi với chính sách cướp bóc tài nguyên là bộ máy áp bức người bản địa của bọn thực dân. Trong hầm mỏ, bọn chủ tư bản Pháp dựa vào bọn cai thầu người Việt làm tay sai để trực tiếp mua rẻ nhân công, điều hành sản xuất và đáp ứng mọi nhu cầu dục vọng của chúng. Bọn cai thầu không từ một thủ đoạn nào để bòn rút xương máu công nhân: trả công thấp, bớt xén tiền lương, trừ tiền vô lý... Áp bức và lừa gạt là thủ đoạn thường thấy nhất của bọn chúng. Không những thế, chúng còn là tay sai đắc lực đáp ứng mọi dục vọng thấp hèn của bọn chủ tư sản Pháp “Tứ là

một tay cai khoán thông thạo nhất, lại hẩu với chủ nên hắn rất phát tài...Sống bằng mồ hôi nước mắt của bọn phu, lão phát tài lắm” [49, tr.79] và “...với cu-li dưới quyền lão, với những kẻ khốn khổ hàng ngày vẫn làm giầu cho lão thì cai Tứ rất nghiệt ngạo...Lão hay cúp công, hay bắt nạt nên không ai ưa lão mà hết thảy đều ghét lão” [49, tr.77]. Cai thầu và chủ mỏ tạo nên một liên minh ma quỷ để đè nén người dân, chúng dựa vào nhau để tồn tại. Không dừng lại ở áp bức, bóc lột dã man, bọn chúng còn coi thường mạng sống, thẳng tay phá hoại hạnh phúc và nhân phẩm người khác để thỏa mãn thú tính đê tiện của bọn chúng. Khi những người thợ như Thuật vùng lên, chúng dựa vào cả một hệ thống cảnh sát, quan tòa và nhà tù để trừng trị. Cho dù đúng hay sai, những người thợ cũng bị tống vào tù vì cả cơ quan hành pháp dưới chế độ đó “Bao giờ người ta chẳng vị nhau ! Ai lại vị một thằng khố rách áo ôm bao giờ” [49, tr.244]. Thế nên có thể thấy trước được rằng, nếu những người thợ rơi vào “nanh vuốt” của giai cấp bóc lột thì nếu không chết vì bị hành hạ, lao động khổ sai thì cũng chết vì nhớ thương gia đình, nỗi dằn vặt bản thân.

Trong hoàn cảnh ấy, thân phận những con người lao động không khác gì những con vật như nhân vật Thông đã từng nói trong một buổi nhậu tại nhà Dương. Sau khi Dương tuyên bố: “Hôm nay vì có thêm anh Thuật vào bọn với chúng ta, nên tôi có chén rượu gọi là mừng thất hiền. Thông vội bẻ: Đâu ra thất hiền? Bố này chưa uống mà đã trông một hóa hai rồi! Phải nói là: Có chén rượu nhạt gọi là mừng lục súc!” [49, tr. 104]. Trong hoàn cảnh sống như vậy, những người thợ đã quên mất mình là con người vì đã quen với cái khổ, cái đói nghèo và quen cả với sự áp bức:

Thói quen thường giúp cho người ta, nhất là cho bọn nghèo khổ lao động quên được những đau đớn cực nhục mà đời bắt họ phải chịu. Dần dần họ từ địa vị người rơi xuống

địa vị súc vật mà không tự biết. Họ làm như đàn vật, chơi như đàn vật, ăn uống như đàn vật, ở chui rúc như đàn vật. Đời họ chỉ có mấy cái lo là đói, rét, bị đánh đập, bị chửi rủa và có mấy thú tiêu khiển là uống rượu cồn, hút sái thuốc phiện và đánh xóc đĩa. Họ không còn biết cái gì là no ấm, không biết cái gì là sung túc, không biết cái gì là đẹp nữa. [49, tr.97].

Chính nhờ thủ pháp tả thực, tả chân được Lan Khai sử dụng trong tác phẩm mà nó được đánh giá cao từ buổi đầu ra mắt. Riêng nhà phê bình Hải Triều nhận xét:

...người ta quên tả, quên nhìn, quên nói đến một hạng người hiện tại bị bóc lột nhiều hơn cả, hạng người mà tương lai sẽ đắp móng xây nền cho xã hội mới, hạng ấy là hạng thợ. Chính thế, văn chương ở xứ này đã quên đi người thợ nhiều lắm, mà chính người thợ là người đáng nói nhất, và đáng nói nhiều nhất. [49, tr.253].

Nhận xét đó thể hiện tinh thần sáng tạo của cây bút Lan Khai, nhà văn bắt mạch đúng nhu cầu của cuộc sống và đạt được những thành quả cao về nghệ thuật qua Lầm than. Ở đó, điều quan trọng hơn hết chúng ta

thấy được là năng lực am tường, thấu hiểu và sự đồng cảm của Lan Khai trước số phận bất hạnh của con người trong hoàn cảnh lịch sử hết sức ngặt nghèo ấy. Cho dù sau Lầm than trở đi, hình tượng người thợ mỏ cũng dần dần xuất hiện trong tác phẩm của Nguyễn Công Hoan (Sáng, chị phu mỏ), Võ Huy Tâm (Vùng mỏ)... nhưng trong lòng độc giả nhiều thế hệ vẫn sống lại trong tâm trí mình bức tranh về những gương mặt nhàu nát, than bụi, những tấm lưng trần đẫm máu, những thây người vùi lấp trong cỏ dại của cuộc đời nô lệ, in bóng ở Lầm than.

Có thể nói, trong hoàn cảnh lịch sử ngặt nghèo lúc bấy giờ sự ra đời của Lầm than là một nguồn cổ vũ tinh thần lớn lao cho cuộc đấu tranh vì độc lập tự do, như tác giả Trần Mạnh Tiến đã nhận định: “Trong cơn bão táp đó, chắc chắn Lầm than đã từng xuống đường với giai cấp công nhân và nhân dân lao động tranh đấu vì tự do hạnh phúc” [49, tr.64].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm tiểu thuyết tâm lý xã hội của lan khai (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)