ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA LAN KHAI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN KẾT CẤU,
3.1. Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết tâm lý xã hội của Lan Kha
CỦA LAN KHAI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN KẾT CẤU, CỐT TRUYỆN, GIỌNG ĐIỆU VÀ LỜI VĂN NGHỆ THUẬT
3.1. Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết tâm lý xã hội của Lan Khai Khai
Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật được kết tinh bởi quá trình sáng tạo của người nghệ sĩ. Nhưng để có được giá trị thẩm mĩ cao đòi hỏi người cầm bút không chỉ dừng lại ở sự lựa chọn đề tài cho tác phẩm mà cần phải thể hiện nó qua những phương thức, phương tiện biểu hiện nghệ thuật hữu hiệu nhất. Thành công trong các tác phẩm của Lan Khai là ở chỗ ông đã tìm ra các phương thức kết cấu phù hợp với sở trường sáng tạo của mình.
Trong Lý luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, kết cấu được
hiểu “là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định” [12, tr.143]. Trong Từ điển thuật ngữ văn học, kết cấu được hiểu là “toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm... sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật” [16, tr.156- 157].
Khi khảo sát tiểu thuyết tâm lý xã hội của Lan Khai, chúng tôi thấy có sự xuất hiện của hai loại kết cấu: kết cấu theo trình tự thời gian và kết cấu tâm lý.
Khi khảo sát tiểu thuyết tâm lý xã hội của Lan Khai, chúng tôi thấy có sự xuất hiện của hai loại kết cấu: kết cấu theo trình tự thời gian và kết cấu tâm lý. cấu theo trình tự thời gian. Ðây cũng là dạng kết cấu phổ biến nhất trong văn học Việt Nam từ trước 1930. Theo kết cấu này, câu chuyện được trình