6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.4.3. Nhóm nhântố về môi trường làm việc
- Điều kiện vật chất làm việc: bao gồm những yếu tố như: phòng làm việc,
phòng thí nghiệm, các công cụ dụng cụ và trang thiết bị máy móc làm việc, đất đai, mặt bằng sản xuất, nhà kho, phân xưởng, cùng với các điều kiện khí tượng như mưa, nắng, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm… mà trong lúc làm việc người lao động phải tiếp xúc, có tác động lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình tái tạo sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng như về lâu dài. Do đó, điều kiện vật chất làm việc có ảnh hưởng đến tinh thần và động lực làm việc của người lao động trong doanh nghiệp.
- Công việc: được hiểu là tất cả những nhiệm vụ được thực hiện bởi một người lao động hoặc là tất cả những nhiệm vụ giống nhau được thực hiện bởi một số người lao động do người sử dụng lao động giao.
Mỗi người lao động có khí chất khác nhau nên mỗi người có thể phù hợp với những công việc có tính chất khác nhau. Do đó, khi người sử dụng lao động bố trí công việc phù hợp sẽ tạo được sự đam mê, nhiệt tình phấn đấu và phát huy tốt năng lực của người lao động.
- Quan hệđồng nghiệp: hiện nay, mối quan hệ đồng nghiệp trong cơ quan,
doanh nghiệp luôn là một trong những vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong điều kiện, người lao động có thu nhập ổn định, đủ đáp ứng nhu cầu vật chất sinh hoạt hằng ngày, thì họ sẽ có đòi hỏi về những nhu cầu về tinh thần, trong đó nhu cầu được giao tiếp, quan hệ thân thiện với đồng nghiệp là một trong những nhu cầu được quan tâm nhất trong quá trình làm việc đối với người lao động. Mối quan hệ với những người đồng nghiệp có tầm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả công việc của mỗi cá nhân trong đơn vị. Bởi vì trong quá trình làm việc, mỗi người sẽ phải phối hợp và làm việc với nhiều người khác nhau. Do đó, nếu mọi người trong đơn vị luôn có sự hợp tác tốt và hỗ trợ nhiệt tình lẫn nhau thì công việc của cá nhân và đơn vị sẽ đạt hiệu quả cao. Vì vậy, khi doanh nghiệp xây dựng được mối quan hệ giữa các thành viên ngày càng tốt đẹp hơn sẽ tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy người lao động thực hiện tốt công việc và góp phần quan giúp cho hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.
- Phong cách lãnh đạo: phong cách lãnh đạo là phương thức và cách tiếp
cận của một nhà lãnh đạo để đề ra các phương hướng, thực hiện các kế hoạch và tạo động lực cho nhân viên. Hiện nay, có nhiều phong cách lãnh đạo khác nhau nhưng theo Kurt Lewin, nhà tâm lý học người Mỹ phân ra thành 3 loại phong cách lãnh đạo cơ bản, gồm: phong cách lãnh đạo độc đoán, phong cách lãnh đạo dân chủ và phong cách lãnh đạo tự do. Mỗi phong cách lãnh đạo có ưu và nhược điểm khác nhau. Nếu người lãnh đạo có phương pháp, cách thức tác động đến
người lao động một cách phù hợp, khoa học, có sự tin tưởng, quan tâm và tôn trọng đến ý kiến của người lao động thì sẽ tạo cho người lao động cảm thấy hài lòng hơn; từ đó sẽ tạo thêm động lực làm việc đến người lao động.
- Văn hóa doanh nghiệp: là hệ thống những giá trị, những niềm tin, những
quy phạm được chia sẻ bởi các thành viên trong doanh nghiệp và hướng dẫn hành vi của những người lao động trong doanh nghiệp. Nó bao gồm những giá trị cốt lõi, những chuẩn mực, những tập quán, những nguyên tắc bất thành văn bản và các nghi lễ. Mục tiêu của văn hóa doanh nghiệp là nhằm xây dựng một phong cách quản trị hiệu quả và những mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa các thành viên, làm cho doanh nghiệp trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ. Từ đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công của doanh nghiệp. Mọi người đều thích làm việc trong môi trường tốt. Vì vậy, môi trường làm việc thuận lợi sẽ ảnh hưởng tích cực đến thái độ làm việc của nhân viên.
- Sự đánh giá thực hiện công việc: Đánh giá thực hiện công việc thường
được hiểu là sự đo lường một cách hệ thống, chính thức và công khai kết quả thực hiện công việc so với các tiêu chuẩn đã đề ra.
Theo Maslow (1943), nhu cầu được tôn trọng là khi được đánh giá, ghi nhận thành tích và có những khuyến khích cả về vật chất và tinh thần thì người lao động sẽ hăng say làm việc và hy vọng tiếp tục được ghi nhận thành tích trong tương lai.[8]
Việc đánh giá thực hiện công việc hợp lý và đúng đắn có ảnh hưởng lớn đến động lực lao động. Do đó, doanh nghiệp xây dựng quy chế đánh giá thực hiện công việc của người lao động phải công khai, minh bạch. Việc đánh giá phải dựa trên mức độ hoàn thành của người lao động so với yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, phải đảm bảo các tiêu chí đánh giá dựa trên tinh thần, thái độ làm việc và bình đẳng.
người lao động sẽ tạo cho họ cảm thấy được đối xử công bằng, được tôn trọng và họ sẽ tự giác phấn đấu để đạt thành tích cao hơn trong công việc.