6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
3.3. PHÂN TÍCHHỒI QUY
Sử dụng phương pháp Enter để đưa các biến độc lập vào trong phân tích hồi quy, kết quả như sau:
Bảng 3.18: Phương pháp Enter a
Model Variables Entered
Variables
Removed Method 1
SDG, LTH, DTTT, DKLV, PL, QHDN, PCLDb Enter
a. Dependent Variable: DLLV b. All requested variables entered.
Bảng 3.19: Model Summary (tóm tắt mô hình)
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate 1 .572a .327 .300 .76040 a. Predictors: (Constant), SDG, LTH, DTTT, DKLV, PL, QHDN, PCLD
b. Dependent Variable: DLLV Bảng 3.20: Các hệ số hồi quy Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -0.010 0.311 -1.253 0.001 DTTT 0.122 0.057 0.109 2.143 0.033 LTT 0.255 0.054 0.272 4.731 0.000 PL 0.249 0.058 0.201 4.280 0.000 QHDN 0.203 0.055 0.171 3.692 0.000 DKLV 0.121 0.053 0.125 2.299 0.023 PCLD 0.194 0.049 0.315 5.961 0.000 SDG 0.155 0.231 4.566 0.000 a. Dependent Variable: DLLV Bảng 3.21: ANOVAb Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 48.349 7 6.907 11.946 0.000b Residual 99.451 172 0.578 Total 147.800 179 a. Dependent Variable: DLVL b. Predictors: (Constant), SDG, LTH, DTTT, DKLV, PL, QHDN, PCLD Từ kết quả phân tích hồi quy tại các Bảng 3.19; 3.20; 3.21 cho thấy:
- Mô hình hồi quy bao gồm 01 biến phụ thuộc là “Động lực làm việc của cán bộ nhân viên Công ty” và 07 biến độc lập có hệ số xác định điều chỉnh, R2
hiệu chỉnh là 30%. Điều này có nghĩa là mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu đến 30% hay các biến độc lập trong mô hình giải thích được 30% sự biến thiên của biến phụ thuộc (Bảng 3.19) và 70% còn lại do các yếu tố ngoài mô hình giải thích. Như vậy kết quả của dữ liệu thu thập được giải thích khá tốt cho mô hình.
- Theo kết quả phân tích phương sai ANOVA tại Bảng 3.21, cho biết giá trị F = 11.946 và mức ý nghĩa giá trị kiểm định t (Sig) = 0,000 < mức ý nghĩa α = 5%. Như vậy, giả thuyết Ho (Hệ số R2 của tổng thể = 0) bị bác bỏ và kết luận được rằng mô hình hồi quy mà ta xây dựng phù hợp với tổng thể hay có thể nói rằng mô hình mà ta xây dựng là có ý nghĩa thống kê. Các giả thuyết của mô hình từ H1 đến H7 đều được chấp nhận.
- Từ kết quả phân tích hồi quy tại Bảng 3.20, cho thấy giá trị kiểm định Sig của các biến độc lập đều đạt giá trị nhỏ hơn 0,05. Kết luận: các hệ số hồi quy (β) của các biến độc lập tương ứng đều có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Điều này cũng có nghĩa là bác bỏ giả thuyết cho rằng không có mối liên hệ giữa các biến độc lập (gồm: lương, thưởng; phúc lợi; điều kiện làm việc; đào tạo và thăng tiến; quan hệ đồng nghiệp; sự đánh giá; phong cách lãnh đạo) với biến phụ thuộc là “Động lực làm việc của cán bộ nhân viên Công ty TNHH một thành viên Xổ số kiến thiết Kiên Giang”.
Vậy, hàm hồi quy của mô hình thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến Động lực làm việc của cán bộ nhân viên Công ty có dạng:
DLLV= 0,255 LTT+ 0,249 PL + 0,203 QHDN + 0,194 PCLD +0,121 DKLV + 0,155 SDG + 0,122 DTTT.
Từ hàm hồi quy, cho thấy các biến độc lập có tác động thuận chiều lên biến phụ thuộc. Từ đó chúng ta đánh giá các giả thuyết của mô hình như sau:
H1: nhân tố lương, thưởng có ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của người lao động với hệ số 0,255. Có nghĩa là: trong điều kiện các biến độc lập khác không thay đổi, khi biến “lương, thưởng” tăng 1 đơn vị thì biến “động lực làm việc của cán bộ nhân viên Công ty” tăng 0,255 đơn vị.
H2: nhân tố phúc lợi có ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của người lao động với hệ số 0,249. Có nghĩa là: trong điều kiện các biến độc lập khác không thay đổi, khi biến “phúc lợi” tăng 1 đơn vị thì biến “động lực làm việc của cán bộ nhân viên Công ty” tăng 0,249 đơn vị.
H3: nhân tố điều kiện làm việc có ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của người lao động 0,121. Có nghĩa là: trong điều kiện các biến độc lập khác không thay đổi, khi biến “điều kiện làm việc” tăng 1 đơn vị thì biến “động lực làm việc của cán bộ nhân viên Công ty” tăng 0,121 đơn vị.
H4: nhân tố đào tạo và thăng tiến có ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của người lao động với hệ số 0,122. Có nghĩa là: trong điều kiện các biến độc lập khác không thay đổi, khi biến “đào tạo và thăng tiến” tăng 1 đơn vị thì biến “động lực làm việc của cán bộ nhân viên Công ty” tăng 0,122 đơn vị.
H5: nhân tố phong cách lãnh đạo có ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của người lao động với hệ số 0,194. Có nghĩa là: trong điều kiện các biến độc lập khác không thay đổi, khi biến “phong cách lãnh đạo” tăng 1 đơn vị thì biến “động lực làm việc của cán bộ nhân viên Công ty” tăng 0,194 đơn vị.
H6: nhân tố sự đánh giá có ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của người lao động với hệ số 0,155. Có nghĩa là: trong điều kiện các biến độc lập khác không thay đổi, khi biến “sự đánh giá” tăng 1 đơn vị thì biến “động lực làm việc của cán bộ nhân viên Công ty” tăng 0,155 đơn vị.
H7: nhân tố quan hệ đồng nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của người lao động với hệ số 0,203. Có nghĩa là: trong điều kiện các biến độc lập khác không thay đổi, khi biến “quan hệ đồng nghiệp” tăng 1 đơn vị thì biến “động lực làm việc của cán bộ nhân viên Công ty” tăng 0,203 đơn vị.
Như vậy, từ kết quả phân tích hồi quy đã cho thấy ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực làm việc của cán bộ nhân viên ở Công ty là cùng chiều, bao gồm 07 nhân tố có mức độ ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ nhân viên từ cao đến thấp là lương, thưởng; phúc lợi; quan hệ đồng nghiệp; phong cách lãnh đạo; sự đánh giá; đào tạo thăng tiến và sau cùng là điều kiện làm việc.