6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.4.4. Xác định mẫu nghiên cứu
Theo quy tắc của Nguyễn Đình Thọ (2007), [25] thì số quan sát lớn hơn (ít nhất) 5 lần số biến, tốt nhất gấp 10 lần như vậy, cỡ mẫu thu thập được tính
theo số biến trong mô hình với tiêu chuẩn số mẫu phải gấp từ 5-10 lần số biến quan sát. Trong nghiên cứu này có 26 biến quan sát với số mẫu được chọn gấp từ 5-10 lần số biến sẽ là từ 130-260 mẫu.
Ngoài ra, theo Tabachnick and Fidell (2007), [12] để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn công thức n ≥ 8k + 50 (trong đó n là kích cỡ mẫu, k là số biến độc lập của mô hình). Căn cứ vào số biến quan sát trong nghiên cứu này là 26 biến thì số lượng mẫu cần thiết là n ≥258 mẫu.
Trong mô hình nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu của Nguyễn Đình Thọ, tức là số mẫu tối thiểu là 130 mẫu. Tiến hành phát 210 phiếu khảo sát CBNV của Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Kiên Giang, sau khi loại trừ các mẫu phiếu khảo sát không đạt, thu được 180 mẫu đáp ứng yêu cầu.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong Chương 2, tác giả đã giới thiệu khái quát chung về đặc điểm, ngành nghề, cơ cấu tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực và thực trạng về các nhân tố có ảnh hưởng đến động lực làm việc cán bộ nhân viên (như: tiền lương, thưởng, phúc lợi, quan hệ đồng nghiệp đào tạo và phát triển,…v.v) tại Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Kiên Giang.
Ngoài ra, tác giả đã trình bày về tiến trình nghiên cứu và tiến hành phỏng vấn chuyên sâu các nhân viên và cán bộ quản lý của Công ty để làm cơ sở xây dựng được thang đo và các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ nhân viên tại Công ty. Trong mô hình nghiên cứu, tác giả đề xuất có 7 nhân tố, cùng với 26 biến quan sát và động lực làm việc có 4 biến quan sát. Tác giả sẽ sử dụng công cụ là phần mềm SPSS để tiến hành đánh giá, kiểm định và phân tích kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Giới tính
Giới tính của mẫu nghiên cứu được thống kê dựa trên kết quả khảo sát 180 CBNV của Công ty, cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Thống kê giới tính của mẫu nghiên cứu
Giới tính Số lượng Phần trăm (%)
Nam 90 50,00
Nữ 90 50,00
Tổng 180 100,00
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Theo Bảng 3.1, trong tổng số 180 CBNV được khảo sát, CBNV nam chiếm tỷ lệ là 50% CBNV nữ chiếm tỷ lệ 50%.
3.1.2. Độ tuổi
Độ tuổi của mẫu nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát 180 CBNV của Công ty, như sau:
Bảng 3.2: Thống kê độ tuổi của mẫu nghiên cứu
Độ tuổi Số lượng Phần trăm
Từ 18 tuổi đến 30 tuổi 55 30,55 Từ 31 tuổi đến 40 tuổi 70 38,90 Từ 41 tuổi đến 50 tuổi 37 20,55
Trên 50 tuổi 18 10,00
Tổng 180 100,00
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Theo Bảng 3.2, trong tổng số 180 CBNV được khảo sát, tỷ trọng CBNV trẻ độ tuổi từ 18 tuổi đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ 30,55%; độ tuổi từ 31 tuổi đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 38,90%, độ tuổi từ 41 tuổi đến 50 tuổi chiếm tỷ lệ 20,55% và trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 10%.
3.1.3. Mức thu nhập
Theo kết quả khảo sát 180 CBNV của công ty, thống kê mức thu nhập của mẫu nghiên cứu, như sau:
Bảng 3.3: Thống kê mức thu nhập của mẫu nghiên cứu
Từ 5 triệu đến < 10 triệu 103 57,22 Từ 10 triệu đến <15 triệu 54 30,00 Từ 15 triệu đến <20 triệu 11 6,12
Từ ≥ 20 triệu 12 6,66
Tổng 180 100,0
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Theo Bảng 3.3, trong 180 người được khảo sát, CBNV có mức thu nhập dưới 10 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất là 57,22%, kế đến là CBNV có mức thu nhập từ 10 triệu đồng đến dưới 15 triệu đồng chếm tỷ lệ 30%, CBNV có mức thu nhập từ 15 triệu đồng đến dưới 20 triệu đồng chiếm 6,12% và 6,66 % là tỷ lệ CBNV có thu nhập từ 20 triệu đồng trở lên.
3.1.4. Trình độ đào tạo
Dựa trên kết quả khảo sát 180 CBNV của Công ty, thống kê trình độ đào tạo của mẫu nghiên cứu như sau:
Bảng 3.4: Thống kê trình độ đào tạo của mẫu nghiên cứu
Trình độ đào tạo Số lượng Phần trăm (%)
Trên đại học 2 1,11 Đại học 48 26,67 Cao đẳng và trung cấp 50 27,78 Sơ cấp 67 37,22 Lao động phổ thông 13 7,22 Tổng 180 100,0
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Theo Bảng 3.4, cho thấy tỷ lệ 26,67% là số lao động tốt nghiệp đại học, 27,78% số lao động đã qua đào tạo cao đẳng và trung cấp, và 37,22% đào tạo sơ cấp và 7,22% là số lao động phổ thông.
3.2. ĐÁNH GIÁ VÀ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO
Để đánh giá các thang đo thông thường người ta sử dụng hai chỉ số thống kê là hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng.
Hệ số Cronbach’s Alpha là hệ số cho phép đánh giá xem nếu đưa các biến quan sát nào đó thuộc về một biến nghiên cứu thì nó có phù hợp không. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại bỏ những biến quan sát không đạt yêu cầu, các biến rác có thể tạo ra các biến tiềm ẩn, các nhân tố giả và ảnh hưởng đến các mối quan hệ của mô hình nghiên cứu. Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nunnally Bernstein (1994). Theo Hair và cộng sự (2006) đưa ra quy tắc đánh giá như sau: Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0,6 là thang đo nhân tố không phù hợp; từ 0,6 đến 0,7 là chấp nhận được với các nghiên cứu mới; từ 0,7 đến 0,8 là chấp nhận được; từ 0,8 đến 0,95 là tốt và lớn hơn 0,95 là chấp nhận được nhưng không tốt.
Hệ số tương quan biến tổng là hệ số cho biết mức độ liên kết giữa một biến quan sát trong nhân tố với các biến còn lại. Nó phản ánh mức độ đóng góp vào giá trị khái niệm của nhân tố của một biến quan sát cụ thể. Tiêu chuẩn để đánh giá một biến có thực sự đóng góp giá trị vào nhân tố hay không là hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0,3. Các quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. [20]
3.2.1.1. Đánh giá thang đo lương, thưởng (LTH)
Bảng 3.5: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo lương, thưởng
Cronbach’s Alpha = 0,816 Biến quan sát Trung bình
thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến Hệ số tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ LTH1 6,47 6,229 0,569 0,799 LTH2 6,27 5,236 0,631 0,777 LTH3 6,67 5,524 0,774 0,708 LTH4 6,47 5,926 0,596 0,787
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Trong Bảng 3.5, thang đo lương, thưởng có hệ số tương quan biến tổng đều cao và lớn hơn 0,3. Hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại là 0,816 cao hơn mức
yêu cầu và các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0,816. Vì vậy, các biến quan sát của thang đo lương, thưởng này đều được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA.
3.2.1.2. Thang đo phúc lợi (PL)
Bảng 3.6: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo phúc lợi
Cronbach’s Alpha = 0,722 Biến
quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến Hệ số tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ PL1 7,73 1,216 0,635 0,545 PL2 7,68 1,983 0,504 0,682 PL3 7,69 2,048 0,557 0,641
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Theo kết quả của Bảng 3.6, thang đo phúc lợi có hệ số tương quan biến tổng đều cao và lớn hơn 0,3. Hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại là 0,722 cao hơn mức yêu cầu. Đồng thời, các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0,722. Do đó, các biến quan sát của thang đo phúc lợi đều được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA.
3.2.1.3. Thang đo điều kiện làm việc (DKLV)
Bảng 3.7: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo điều kiện làm việc
Cronbach’s Alpha = 0,834 Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Hệ số tương quan biến tổng Cronbach’’s Alpha nếu loại bỏ DKLV1 11,53 5,882 0,593 0,829 DKLV2 11,38 5,970 0,759 0,750 DKLV3 11,32 6,242 0,648 0,797 DKLV4 11,37 6,166 0,676 0,785
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Theo Bảng 3.7, thang đo điều kiện làm việc có hệ số tương quan biến tổng đều cao và lớn hơn 0,3. Hệ số Cronbach’s Alpha hiện tại là 0,834 cao hơn mức yêu cầu. Bên cạnh đó, các hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến đều nhỏ hơn 0,834. Do đó, các biến quan sát của thang đo điều kiện làm việc đều được sử dụng cho phân tích nhân tố khám phá EFA.
3.2.1.4. Thang đo phong cách lãnh đạo (PC)
Bảng 3.8: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo phong cách lãnh đạo
Cronbach’s Alpha = 0,872 Biến quan sát Trung bình
thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Hệ số tương quan biến tổng Cronbach’’s Alpha nếu loại bỏ PCLD1 11,57 7,610 0,243 0,995 PCLD2 11,67 4,683 0,917 0,755 PCLD3 11,68 4,734 0,927 0,749 PCLD4 11,67 4,881 0,915 0,758
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Theo số liệu của Bảng 3.8, ta thấy thang đo phong cách lãnh đạo có hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,872. Hệ số này cao so với mức yêu cầu. Các hệ số tương quan biến tổng PCLD2, PCLD3, PCLD4 đều cao và lớn hơn 0,3. Ngoại trừ, biến PCLD1 có hệ số tương quan biến tổng bằng 0,243 nhỏ hơn 0,3 nên PCLD1 không đạt và bị loại. Vì vậy, các biến quan sát PCLD2, PCLD3, PCLD4 của thang đo này được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
3.2.1.5. Thang đo đào tạo và thăng tiến (DTTT)
Bảng 3.9: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo đào tạo thăng tiến
Cronbach’s Alpha = 0,755 Biến quan sát Trung bình
thang đo Phương sai thang đo Hệ số tương quan Cronbach’’s Alpha
nếu loại biến nếu loại biến biến tổng nếu loại bỏ DTTT1 10,59 4,330 0,543 0,704 DTTT2 11,70 5,239 0,201 0,873 DTTT3 10,95 3,456 0,794 0,552 DTTT4 10,99 3,531 0,757 0,575
Theo Bảng 3.9, thang đo đào tạo và thăng tiến có có hệ số tin cậy Cronbach alpha hiện tại là 0,755 lớn hơn mức yêu cầu. Hệ số tương quan biến tổng của các biến DTTT1, DTTT3, DTTT4 đều lớn hơn 0,3. Riêng, hệ số tương quan biến tổng của DTTT2 bằng 0,201 nhỏ hơn 0,3 nên DTTT2 bị loại. Vì vậy, chỉ có các biến DTTT1, DTTT3, DTTT4 được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
3.2.1.6. Thang đo quan hệ đồng nghiệp (QHDN)
Bảng 3.10: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo quan hệ đồng nghiệp
Cronbach’s Alpha = 0,721 Biến quan sát Trung bình
thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Hệ số tương quan biến tổng Cronbach’’s Alpha nếu loại bỏ QHDN1 11,30 3,820 0,744 0,493 QHDN2 11,13 4,414 0,677 0,554 QHDN3 11,25 3,999 0,665 0,561 QHDN4 10,82 7,756 0,005 0,854
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Theo kết quả tại Bảng 3.10, cho thấy thang đo mối quan hệ với đồng nghiệp có hệ số tin cậy Cronbach alpha là 0,721 và các biến QHDN1, QHDN2, QHDN3 đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Ngoại trừ, biến QHDN4 có hệ số tương quan biến tổng bằng 0,005 nhỏ hơn 0,3 nên bị loại.
3.2.1.7. Sự đánh giá (SDG)
Bảng 3.11: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo sự đánh giá
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến Hệ số tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ SDG1 4,84 2,873 0,564 0,660 SDG2 4,76 3,166 0,481 0,751 SDG3 4,66 2,473 0,665 0,533
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Theo Bảng 3.11, thang đo sự đánh giá có hệ số tin cậy Cronbach alpha hiện tại là 0,762 lớn hơn mức yêu cầu và các hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0,762. Đồng thời, các biến SDG1, SDG2 và SDG3 đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3. Do vậy, các biến quan sát của thang đo này đều được giữ nguyên cho phân tích nhân tố khám phá EFA.
3.2.1.9. Đánh giá thang đo động lực làm việc
Bảng 3.12: Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo động lực làm việc
Cronbach’s Alpha = 0,657 Biến quan sát Trung bình
thang đo nếu loại
biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến Hệ số tương quan biến tổng Cronbach’’s Alpha nếu loại bỏ DLLV1 11,26 5,197 0,698 0,415 DLLV2 11,11 5,760 0,518 0,537 DLLV3 11,27 5,216 0,712 0,409 DLLV4 11,57 7,431 0,039 0,880
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của đề tài)
Theo kết quả tại Bảng 3.12, cho thấy thang đo động lực làm việc có hệ số Cronbach Alpha hiện tại là 0,657 lớn hơn mức yêu cầu. Trong đó, các biến DLLV1, DLLV2, DLLV3 có hệ số Cronbach Alpha nếu loại biến đều thấp hơn 0,657 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 nên phù hợp. Riêng, biến DLLV4 có hệ số tương quan biến tổng bằng 0,039 nhỏ hơn 0,3 và hệ số
Cronbach Alpha nếu loại biến bằng 0,88 lớn hơn 0,657 nên không đạt yêu cầu. Vì vậy, chỉ có các biến DLLV1, DLLV2, DLLV3 được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo:
Kết quả sau khi thực hiện kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha, đã loại bỏ 3 biến quan sát không phù hợp. Mô hình nghiên cứu có 23 biến quan sát và thành phần Động lực làm việc có 3 biến quan sát thỏa mãn yêu cầu để đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả về số lượng các biến quan sát được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA, cụ thể như sau:
- Nhân tố lương, thưởng: 4 biến quan sát (gồm: LTH1, LTH2, LTH3 và LTH4).
- Nhân tố phúc lợi: 3 biến quan sát (gồm: PL1, PL2 và PL3).
- Nhân tố điều kiện làm việc: 4 biến quan sát (gồm: DKLV1, DKLV2, DKLV3 và DKLV4).
- Nhân tố đào tạo và thăng tiến: 3 biến quan sát (gồm: DTTT1, DTTT3 và DTTT4).
- Nhân tố quan hệ đồng nghiệp: 3 biến quan sát (gồm: QHDN1, QHDN2 và QHDN3).
- Nhân tố sự đánh giá: 3 biến quan sát (gồm: SDG1, SDG 2 và SDG 3). - Nhân tố phong cách lãnh đạo: 3 biến quan sát (gồm: PCLD2, PCLD3 và PCLD4).
- Nhân tố động lực làm việc: 3 biến quan sát (gồm: DLLV1, DLLV2 và DLLV3).
3.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu, rất hữu ích trong việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề
nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Trong phân tích nhân tố khám phá, người ta dung các tiêu chí như sau:
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của các phân tích nhân tố. Trị số KMO phải đạt giá trị từ 0,5 đến 1,0 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu nghiên cứu.
Bên cạnh đó, kiểm định Barlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Nếu kiểm định này có ý nghĩa trong thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.
Đồng thời, trong phân tích nhân tố còn sử dụng vào trị số Eigenvalue để xác định số lượng nhân tố. Chỉ những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1 thì mới được giữ lại trong mô hình.
Mặc khác, hệ số tải nhân tố (Factor loading - FL) là tiêu chí để biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát với nhân tố. Hệ số này càng cao có nghĩa là tương quan giữa biến quan sát đó với nhân tố càng lớn và ngược lại. Mối tương quan này phụ thuộc vào kích thước mẫu quan sát và mục đích nghiên cứu. Nếu FL > 0,3 là đạt mức tối thiểu với kích thước mẫu khoảng 350, FL > 0,4 là quan trọng và FL > 0,5 là có ý nghĩa thực tiễn. Khi kích thước mẫu khoảng 200 thì nên chọn FL > 0,4, còn nếu kích thước mẫu 150 thì nên chọn FL > 0,45, còn nếu kích thước mẫu 100 thì nên chọn FL > 0,55, còn nếu kích thước mẫu 50 thì nên chọn FL > 0,75…vv.
Ngoài ra, thang đo chỉ được chấp nhận khi tổng phương sai trích (Cumulative) lớn hơn 50%. [20]
3.2.2.1. Kết quả EFA cho các nhân tố độc lập
Bảng 3.13: KMO and Bartlett's Test
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square df Sig. 3308,180 253 0,000
Bảng 3.14: Rotated Component Matrix a
Component 1 2 3 4 5 6 7 PCLD2 .990 PCLD4 .988 PCLD3 .981 DKLV2 .875 DKLV4 .763 DKLV3 .760 DKLV1 .746 LTH3 .883 LTH2 .792 LTH4 .771 LTH1 .759 DTTT3 .961 DTTT4 .947 DTTT1 .744 QHDN1 .879