6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.5.5. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Dung
Những nhân tố ảnh hưởng đến động cơ làm việc trong mô hình lý thuyết được tác giả Nguyễn Thị Phương Dung [16] đề xuất là niềm tin ở tổ chức và quan hệ đặc biệt ở nơi làm việc. Kết quả hành vi được xem như là kết quả của động cơ. Ngoài ra, các quan hệ đặc biệt ở nơi làm việc có mối quan hệ trực tiếp đến việc nhận thức của nhân viên về niềm tin ở tổ chức.
Hình 1.8: Mô hình nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Phương Dung
Mức độ hài lòng trong công việc Bản chất công việc
Sự hỗ trợ của cấp trên Đào tạo và thăng tiến Tiền lương và phúc lợi
Sự công nhận Sự an toàn
Mối quan hệ với đồng nghiệp Môi trường làm việc
Kết quả nghiên cứu có nhiều đóng góp về mặt thực tiễn.
Thứ nhất, nghiên cứu cho thấy là ngoài yếu tố lương thưởng thì yếu tố thuộc về tâm lý cũng có vai trò khá quan trọng trong việc thúc đẩy nhân viên làm việc. Mà các yếu tố tâm lý này sẽ giúp cho nhà quản lý tiết kiệm chi phí hơn là các hình thức thúc đẩy khác.
Thứ hai, các mối quan hệ phi chính thức trong và ngoài tổ chức tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau ở thị trường Việt Nam.
Thứ ba, nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân viên nam và nhân viên nữ có động cơ làm việc khác nhau. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy tình trạng hôn nhân khác nhau thì động cơ cũng khác nhau, và đặc biệt là động cơ làm việc của nhân viên ở thành phố Hồ Chí Minh khác với động cơ làm việc của nhân viên ở thành phố Cần Thơ. Phát hiện này giúp các nhà quản lý biết cách tiếp xúc cũng như nhạy cảm với những vấn đề thực tế nhằm mục tiêu tạo điều kiện phát huy tối đa động cơ làm việc của nhân viên.
Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu này cũng có những hạn chế nhất định: - Mô hình nghiên cứu được thực hiện với cơ sở dữ liệu 485 quan sát, số liệu thu thập của nghiên cứu cũng tương đối ít vì thế cần phải mở rộng khu vực và số quan sát lớn hơn để giảm bớt các sai số trong mô hình.
- Nghiên cứu được thực hiện ở hai địa điểm chính là thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, kết quả nghiên cứu sẽ không tránh khỏi tính tổng quát của toàn bộ dữ liệu để đại diện cho thị trường Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu là nhân viên làm việc ở khối văn phòng trong cả khu vực công và tư vì thế nghiên cứu đã bỏ qua tính chuyên biệt của từng ngành nghề và lĩnh vực hoạt động.
Các mô hình nghiên cứu động lực làm việc của người lao động ở trên thế giới và trong nước đã chỉ ra rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên như lương, thưởng, phúc lợi, điều kiện làm việc,… nhưng có thể tổng hợp lại thành hai yếu tố chính được mô tả qua mô hình sau:
Hình 1.9: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
Động lực làm việc
Môi trường làm việc
- Điều kiện làm việc - Công việc
- Quan hệ đồng nghiệp - Phong cách lãnh đạo - Văn hóa doanh nghiệp
Chính sách tổ chức, doanh nghiệp
- Lương - Thưởng - Phúc lợi
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã hệ thống một số khái niệm và học thuyết có liên quan đến động lực làm việc của người lao động như: học thuyết nhu cầu của Maslow, hai yếu tố của Herzberg, thúc đẩy sự tăng cường của Skinner, động lực của MC Clelland, công bằng của John Stacy Adam và thuyết kỳ vọng của Victor Vroom. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã trình bày các nhóm nhân tố cơ bản (gồm: nhóm nhân tố thuộc về cá nhân người lao động, nhóm nhân tố thuộc về chính sách của doanh nghiệp và nhóm nhân tố về môi trường làm việc) có tác động và ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động.
Mặt khác, tác giả cũng đã trình bày tóm lược về một số mô hình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến động lực làm việc của người lao động như: mô hình nghiên cứu của Kennett S. Kovach, Abby M. Brooks, Teck Hong and Wahed, Đoàn Thị Lan Hương và Nguyễn Thị Phương Dung. Các mô hình này đã cho thấy sự tác động và mức độ ảnh hưởng của một số nhân tố như: tiền lương, bản chất công việc, đào tạo và thăng tiến, mối quan hệ của lãnh đạo và đồng nghiệp, điều kiện làm việc, sự đánh giá, sự an toàn..vv đến động lực làm việc của người lao động tại một số đơn vị và môi trường khác nhau.
Thông qua việc nghiên cứu hệ thống các cơ sở lý luận, học thuyết và mô hình nghiên cứu đã được đề cập ở chương 1, tác giả sẽ tiến hành xây dựng hệ thống các thang đo sơ bộ, cùng với mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ nhân viên tại Công ty TNHH Một thành viên Xổ số kiến thiết Kiên Giang.
THỰC TRẠNG VỀ CÁC NHÂN TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ NHÂN VIÊN CÔNG TY TNHH