5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
3.2.6. Phát triển nguồn nhân lực cho chi nhánh
Phát triển nguồn nhân lực cho chi nhánh bắt đầu từ khâu đầu tiền: tuyển dụng nhân lực. Lựa chọn, sàng lọc, tuân thủ nghiêm túc quy trình tuyển dụng của trung ương để tuyển ra được những cán bộ có phẩm chất, năng lực phù hợp với công việc chi nhánh yêu cầu.
Bên cạnh đó, công tác đào tạo nghiệp vụ, phát triển kỹ năng để đáp ứng được đỏi hỏi của công việc:
+ Thường xuyên cử cán bộ đi học những lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên môn tại trường đạo tạo của Agribank và hội sở chính để trao dồi kiến thức sau đó về truyền đạt lại cho những cán bộ khác trong phòng và triển khai những
sản phẩm mới về chi nhánh. Đối với những sản phẩm đặc thù như sản phẩm bảo hiêm, sản phẩm có liên kết với các tổ chức khác như sản phẩm bankplus liên kết với viettel, tổ chức lớp học triển khai sản phẩm tại chính chi nhánh cho cán bộ đầu mối. Hướng đến chuyên môn hóa cán bộ ngân hàng. Do nền kinh tế rất đa dạng về lĩnh vực, ngành nghề, số lượng cán bộ tín dụng lại hạn chế không thể dàn trải trên mọi lĩnh vực. Chi nhánh nên tổ chức từng nhóm cán bộ chuyên phụ trách về từng lĩnh vực.
+ Phát triển kỹ năng mềm cho cán bộ bán hàng: kỹ năng tiếp xúc tạo thiện cảm, kỹ năng khai thác nhu cầu, kỹ năng giải quyết khiếu nại, bán chéo sản phẩm, chăm sóc khách hàng. Hiện tại, chi nhánh có thể cử cán bộ tham gia lớp đào tạo kỹ năng mềm tại hội sở. Nhưng do số lượng học viên hạn chế, đồng thời vẫn phải đảm bảo hoạt động kinh doanh tại chi nhánh nên chi nhánh chỉ có thể cử một hoặc hai cán bộ đi học. Trong tương lai, chi nhánh có thể thuê giáo viên và tổ chức lớp đào tạo tại chi nhánh, hướng dẫn, luyện tập cho cán bộ theo một chu trình và tạo dần thói quen, tác phong giao dịch chuẩn mực, chuyên nghiệp cho từng cán bộ tiếp xúc với khách hàng.
+ Khuyến khích cán bộ phát triển trình độ học vấn khi đăng ký tham gia đào tạo học bậc cao hơn như: Tiến sỹ kinh tế, Thạc sỹ kinh tế.
+ Thường xuyên tham gia, tổ chức cuộc thi nhằm kiểm tra liên tục trình độ của cán bộ, yêu cầu đòi hỏi cán bộ phải liên tục trao dồi nghiệp vụ, kỹ năng thường xuyên. Song song với đó là xây dựng quy định thưởng, phạt rõ rang và phổ biến quy định đến từng cán bộ.
+ Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng người, đúng việc, thực hiện luân chuyển cán bộ để sắp xếp công việc phù hợp nhất với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm của cán bộ ngân hàng. Có chính sách đãi ngộ nhân tài hấp dẫn là động lực để phát triển đội ngũ cán bộ
có tiềm năng ở Chi nhánh, có đánh giá nhân viên công bằng, khách quan. Phổ biến và đóng góp cải tiến quy trình nghề nghiệp rõ ràng và phổ biến rộng rãi để nhân viên có thể xác định được hướng đi trong tương lai, nghề nghiệp của mình.
+ Cao nhất là tinh thần tự giác, ham học hỏi, ý thức trau dồi nghiệp vụ của từng cán bộ ngân hàng. Yêu cầu đặt ra của chi nhánh là tạo không khí thi đua, học hỏi, trao đổi nghiệp vụ trong nội bộ ngân hàng. Phải xuất phát từ sự cố gắng của bản thân từng cán bộ, sự phát triển ấy mới là sự phát triển bền vững nhất.
Kết quả kỳ vọng
Sau khi thực hiện giải pháp phát triển nguồn nhân lực của chi nhánh, chi nhánh sẽ có một đội ngũ cán bộ tương đối đồng đều về chất lượng và đảm bảo đáp ứng nhu cầu công việc đề ra. So sánh với độ đa dạng về các sản phẩm với những ngân hàng khác trên cùng địa bàn, Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi chưa tạo được lợi thế. Tuy nhiên, nếu thực hiện những giải pháp trên, chuyên môn cũng như những kỹ năng của cán bộ Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi sẽ tăng lên đáng kể. Đây chính là lợi thế cạnh tranh bền vững nhất của Agribank.