Hoạt động huy động vốn bán lẻ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 52 - 61)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:

2.2.1. Hoạt động huy động vốn bán lẻ

a. Tình hình huy động vốn tại Agribank CN Quảng Ngãi giai đoạn 2017- 2019

Kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2017-2019 diễn ra trong bối cảnh toàn cầu có những bất ổn, kinh tế thế giới vẫn đối mặt với nhiều rủi ro lớn với các nhân tố khó lường. Tình hình kinh tế trong nước cũng như ở tỉnh nhà cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, hoạt động ngân hàng diễn biến trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt. Đặc biệt là huy động vốn dân cư và phát triển sản phẩm mới. Các ngân hàng không ngừng tung ra các sản phẩm tiết kiệm mới, linh hoạt cùng với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Mặc dù gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ khối ngân hàng thương mại cổ phần, trước diễn biến khó khăn về nguồn vốn, Agribank tỉnh Quảng Ngãi không ngừng tập trung chỉ đạo công tác huy động vốn, khẳng định vị thế của mình, từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, đảm bảo cân đối nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nguồn vốn huy động cuối kỳ, huy động vốn bình quân năm sau luôn cao hơn năm trước.

Tiền gửi của khách hàng được Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi đảm bảo an toàn, bí mật, được mua bảo hiểm với Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, không thu phí khi khách hàng gửi tiền và rút tiền. Khách hàng gửi tiền bằng loại tiền nào được rút ra bằng loại tiền đó. Tiền gửi tiết kiệm tại Agribank Chi

nhánh tỉnh Quảng Ngãi được dùng để đảm bảo để vay thế chấp, cầm cố tại bất cứ TCTD nào khác. Trường hợp khách hàng có nhu cầu rút tiền trước hạn, nếu có nhu cầu vay vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi sẽ được hưởng lãi suất vay ưu đãi đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền. Mặt khác, dựa vào nền tảng khoa học công nghệ hiện đại, Agrbank đang áp dụng hình thức gửi tiền một nơi nhưng có thể rút nhiều nơi trên toàn hệ thống. Như vậy, khách hàng có thể tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, thuận tiện và an toàn không phải di chuyển giữa các điểm giao dịch, giữa các địa phương trên toàn quốc.

Ngoài ra, cơ chế điều chuyển vốn của Agribank cũng là một trong những cơ chế giúp cho chi nhánh luôn chủ động trong việc xác định lãi suất cho vay và huy động để đảm bảo kinh doanh có lãi. Trong hệ thống Agriabank, tại cùng thời điểm, sẽ có hiện tượng thừa, thiếu vốn xảy ra ở từng chi nhánh. Có chi nhánh thừa vốn, có chi nhánh thiếu vốn. Hoặc có những chi nhánh ở những địa bàn thuận lợi trong huy động vốn nhưng không thuận lợi trong cấp tín dụng. Ngược lại, có những chi nhánh ở những địa bàn thuận lợi trong việc cấp tín dụng nhưng lại không thuận lợi trong việc huy động vốn… Nếu những chi nhánh thừa vốn để vốn thừa dưới dạng tiền mặt hoặc đầu tư vào những tài sản sinh lời thấp trong khi những chi nhánh thiếu vốn phải đi vay với chi phí cao sẽ làm lãng phí nguồn vốn của ngân hàng, gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận toàn hệ thống. Nên việc hoạt động điều chuyển vốn nội bộ của Agribank để điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi có lợi thế huy động vốn đến nơi có lợi thế cấp tín dụng. Việc điều hòa vốn nội bộ tốt sẽ khắc phục tình trạng thừa thiếu vốn cục bộ tại từng chi nhánh, quản lý thanh khoản tốt, gia tăng lợi nhuận do giảm được lãng phí vốn, khai thác được nguồn vốn rẻ và tập trung cho vay các khoản vay có khả năng sinh lời cao.

kinh doanh. Thực tế tại các NHTM hiện nay, vốn tự có chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, còn lại là vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác. Trong đó, vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và ổn định nhất. Và trong cơ cấu nguồn vốn, nguồn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn huy động (bình quân 94%). Do vậy, có thể khẳng định vốn huy động bán lẻ hay công tác huy động vốn bán lẻ có vai trò to lớn quyết định đến khả năng hoạt động và phát triển của ngân hàng. Tác giả nghiên cứu tình hình huy động vốn bán lẻ của Agribank chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi trong 3 năm qua từ 2017- 2019 như sau:

Kết quả qua 3 năm 2017 - 2019, nguồn vốn huy động bán lẻ tăng trưởng tốt, liên tục tăng nhanh qua các năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản.

b. Phân tích tình hình huy động vốn từ dân cư:

Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn bán lẻ tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2017 – 2019

ĐVT: triệu đồng TT Chỉ tiêu huy động vốn Năm So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 2017 2018 2019 Số tiền % Số tiền % 1 KKH 464 568 715 104 22,51 147 25,80 2 Có KH dưới 12T 4.750 4.869 5.225 119 2,51 356 7,31 3 Có kỳ hạn trên 12T 3.385 4.429 5.944 1,044 30,83 1.515 34,20 Tổng cộng 8.599 9.867 11.884 1.267 14,74 2.017 20,44

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động của Agribank CN tỉnh Quảng Ngãi từ 2017 đến 2019 )

Qua bảng 2.2 cho thấy: tiền gửi huy động bán lẻ giai đoạn từ năm 2017 đến 2019 liên tục tăng. Năm 2018 tăng 14,74% so với năm 2017. Năm 2019 so với năm 2018 đã tăng 20,44%. Số dư huy động dân cư của chi nhánh Quảng Ngãi năm 2019 đã đạt 138% so với lượng vốn huy động từ dân cư năm

2017. Điều này là dấu hiệu tốt cho tình hình huy động vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi, nhất là bối cảnh các ngân hàng trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt. Trong đó, huy động vốn từ lĩnh vực bán lẻ đã tăng (11.884-8.599 tỷ đồng = 3.285 tỷ đồng (Tiền gửi vốn pháp nhân giảm 81 tỷ đồng). Điều này cho thấy số vốn tăng của huy động vốn dân cư đã đóng góp vào sự tăng trưởng của huy động vốn cả chi nhánh.

Tăng trưởng huy động vốn của chi nhánh có sự đóng góp đáng kể của sức tăng của nguồn vốn bán lẻ. Nhưng vốn bán lẻ tăng lên chủ yếu nằm ở sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn. Điều này đươc nghiên cứu kỹ trong tỷ trọng đóng góp của 2 loại sản phẩm này trong tổng nguồn vốn huy động bán lẻ.

Từ bảng 2.2 ta có hình 2.1 thể hiện tốc độ tăng trưởng của huy động vốn bán lẻ, của từng sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn giai đoạn năm 2017-2019

Tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn bán lẻ phân theo kỳ hạn. Liên tục từ năm 2017 đến năm 2019, tiền gửi có kỳ hạn chiếm trên 93% lượng tiền gửi của Agribank Quảng Ngãi. Tiền gửi có kỳ hạn tăng liên tục qua từng năm đã đưa tổng tiền gửi tăng lên.

Nghiên cứu đến năm 2019 so với năm 2018 có xu hướng tỷ trọng tiết kiệm kỳ hạn không kỳ hạn và có kỳ hạn tăng nhẹ, chỉ tăng 223 tỷ đồng. Trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng tăng. Năm 2019 tăng 1.044 tỷ đồng. Điều này được giải thích do Agribank đã điều chỉnh biểu lãi suất. Theo đó, lãi suất đã có sự phân tầng theo kỳ hạn. Bên cạnh đó, biến động lãi suất trong năm 2019 có xu hướng lãi suất có kỳ hạn ngắn giảm và lãi suất có kỳ hạn dài tăng. Khách hàng kỳ vọng lãi suất ngắn hạn sẽ giảm trong thời gian tới. Vì vậy, họ ưu tiên gửi những khoản tiền nhàn rỗi kỳ hạn dài. Như vậy, do cơ chế lãi suất thay đổi, phân tầng theo kỳ hạn, khách hàng có xu hướng chuyển dịch gửi kỳ hạn từ dưới 12 tháng sang kỳ hạn dài từ 12 tháng trở

lên là tín hiệu đáng mừng cho cơ cấu nguồn vốn của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi. Kỳ hạn dài trên 12 tháng chiếm tỷ trọng cao trên tổng nguồn vốn dân cư chứng tỏ gửi kỳ hạn dài có đủ “sức hút” đối với khách hàng. Giải thích vì sao kỳ hạn dài chiếm tỷ trọng cao và vì sao phải tập trung tăng trưởng mạnh huy động vốn kỳ hạn dài tại chi nhánh được giải thích ở tương quan giữa tổng tiền gửi và tổng tín dụng.

Hình 2.1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của huy động vốn dân cư giai đoạn 2017-2019 (tỷ đồng)

Bảng 2.3. Huy động tiền gửi lĩnh vực bán lẻ phân theo sản phẩm giai đoạn năm 2017 đến năm 2019 tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi

2017 2018 2019 Tăng (+)/ Giảm (-) 2018/201 7 2019/2018 KKH 464 568 715 104 147 TG tiết kiệm 8.135 9.291 11.168 1.156 1.877 Giấy tờ có giá 0 7 0 7 -7 Tổng cộng 8.599 9.867 11.884 1.267 2.017

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động của AgribankQuảng Ngãi từ năm 2017 đến 2019 )

2017-2019

Sản phẩm tài khoản tiền gửi thanh toán cá nhân là sản phẩm có nhiều tiện ích dựa trên nền tảng công nghệ ngân hàng, công nghệ thông tin hiện đại và hệ thống các sản phẩm đi kèm. Sản phẩm này ngày càng phát triển khi người dân đang dần thay đổi tập quán thanh toán không dùng tiền mặt. Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi cũng chú trọng phát triển sản phẩm tới khách hàng thông qua một loạt sản phẩm dịch vụ tiện ích đi kèm . Ví dụ, khi khách hàng cá nhân mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi thì sẽ sử dụng để phát hành thẻ ATM, chuyển tiền, sử dụng các dịch vụ như: E-Mobile Banking, Internet Banking…

Qua bảng 2.3 cho thấy, tiền gửi thanh toán có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2018 huy động tiền gửi thanh toán đạt 568 tỷ, tăng 104 tỷ đồng so với năm 2017. Đến năm 2019, chi nhánh đạt được 715 tỷ đồng, tăng 147 tỷ đồng so với năm 2018 và tăng gấp 1,54 lần so với tiền gửi thanh toán năm 2017. Tiền gửi không kỳ hạn là nguồn vốn có tính ổn định không cao do mục đích gừi vào tài khoản thanh toán là để dành cho những khoản gửi ngắn hạn phục vụ nhu cầu thanh toán của chủ tài khoản. Tuy nhiên, đây lại là nguồn vốn có chi phí giá rẻ. Lãi suất không kỳ hạn thời điểm 31/12/2019 chỉ là 0,2%/năm. Huy động được càng nhiều từ nguồn này chi nhánh càng thu được lợi nhuận cao do việc điều chuyển vốn với trung ương đem lại.

Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm giai đoạn 2017-2019

Nghiên cứu từ năm 2018 đến 2019 cho thấy: Số liệu năm 2019, tiết kiệm bằng 137.28 % tiết kiệm của cả năm 2017. Tăng liên tục qua các năm. Cụ thể: năm 2018 tăng 1.156 tỷ so với năm 2017, năm 2019 tăng 1.877 tỷ. Tỷ trọng bình quân tiền gửi tiết kiệm trong tiền gửi dân cư đạt trên 94%. Do chiếm tỷ trọng cao như vậy nên sức tăng của số dư tiết kiệm đã kéo số dư tiền gửi của chi nhánh tăng lên.

So sánh đặc tính sản phẩm tiết kiệm của Agribank so với sản phẩm tiết kiệm dân cư của các ngân hàng TMCP khác trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ta thấy sản phẩm huy động vốn của Agribank vẫn chưa đa dạng, chưa thể hiện được đặc trưng riêng của sản phẩm. Nếu so với các NHTM cổ phẩn trên địa bàn như PVCom Bank, Techcombank, Eximbank... thì sản phẩm của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi kém sức cạnh tranh hơn về các đặc tính của sản phẩm huy động như sau:

Thứ nhất về mức lãi suất huy động so với sản phẩm huy động tiết kiệm với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn: Thông thường, mức lãi suất huy động của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi thường kém cạnh tranh hơn. Đặc biệt, sự điều chỉnh lãi suất huy động đầu vào chưa linh hoạt, chưa kịp thời phù hợp với sự biến động của lãi suất huy động trên thị trường, thường là điều chỉnh sau các đối thủ cạnh tranh. Việc điều chỉnh lãi suất chưa linh hoạt này cũng phụ thuộc vào việc quản lý lãi suất tập trung của Trụ sở chính.

Thứ hai, về những sản phẩm tiết kiệm dự thưởng dành cho khách hàng cá nhân của Agribank thường yêu cầu số tiền gửi tiết kiệm cao mới được quyền tham gia dự thưởng. Tổng giá trị giải thưởng rất lớn nhưng số lượng giải lại hạn chế, do giá trị từng giải thưởng lớn. Chương trình tiết kiệm chưa thực sự hấp dẫn và cạnh tranh với những ngân hàng TMCP khác trên địa bàn. Các sản phẩm huy động vốn mới chỉ phục vụ đa số khách hàng phổ thông, chưa có sự phân biệt rõ ràng với khách hàng thân thiết, thiếu nhóm sản phẩm cung cấp cho phân đoạn khách hàng giàu có và khách hàng thịnh vượng. Một số sản phẩm hướng tới khách hàng khách hàng có thu nhập thường xuyên, ổn định nhưng lãi suất chưa thực sự hấp dẫn. Tiền gửi chỉ dừng lại ở hình thức tiết kiệm thông thường kèm dự thưởng, không tích hợp được nhiều hình thức. Mặc dù các đợt dự thưởng đưa ra thường xuyên nhưng vẫn đơn điệu về loại hình sản phẩm, chỉ xoay quanh hình thức quay số trúng thưởng, chưa có bốc

thăm trúng thưởng hoặc thẻ cào trúng thưởng.

Phân tích tỷ lệ Tổng tiền gửi/Tổng dư nợ cho vay:

Ở đây ta chỉ xét tỷ lệ của tiền gửi huy động từ khu vực bán lẻ trên tổng cho vay bán lẻ của ngân hàng để biết trên tổng dư nợ bán lẻ của chi nhánh có bao nhiêu phần trăm (%) đóng góp của tiền gửi từ khu vực bán lẻ. Tỷ lệ này cũng cho ta biết mức độ an toàn, hiệu quả của hoạt động cho vay của của chi nhánh. Bởi lẽ, nguồn vốn huy động từ khu vực này là nguồn vốn giá rẻ. Sử dụng nguồn vốn này để cho vay, tỷ suất sinh lời trên đồng vốn của Agribank sẽ cao, hoạt động kinh doanh càng có lãi. Tỷ lệ cho vay/tiền gửi của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi được thể hiện ở bảng 2.4

Bảng 2.4, tỷ lệ dư nợ tín dụng bán lẻ trên tiền gửi năm 2017 là 75,39%, năm 2018 là 76,70% và năm 2019 là 73,43%. Chỉ tiêu cho vay trên tiền gửi của ngân hàng ở ngưỡng đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tỷ lệ này thấp hơn đáng kể so với giới hạn qui định của NHNN là 80%.

Bảng 2.4. Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2017-2019

ĐVT: tỷ đồng

2017 2018 2019

Tiền gửi 8.599 9.867 11.884

Cho vay 6.483 7.568 8.727

Chênh lệch cho vay và tiền gửi -2.116 -2.299 -3.157

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi (%) 75,39% 76,70% 73,43%

(Nguồn số liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động của AgribankQuảng Ngãi từ 2017 đến 2019 )

Như đã đề cập đến ở phần trước, hệ thống Agribank hoạt động theo cơ chế quản lý vốn tập trung. Phần thừa vốn sẽ được Trụ sở chính mua lại với lãi suất theo từng thời điểm. Tuy nhiên, phần thừa vốn trung ương sẽ trả cho chi nhánh với lãi suất thấp hơn so với lãi suất mà chi nhánh cho khách hàng vay. Vì vậy, thu từ hoạt động cho vay thấp. Điều này ảnh hưởng đến kết quả cuối

cùng là chỉ tiêu lợi nhuận của chi nhánh. Trong tương lai, chi nhánh cần đẩy mạnh cho vay bán lẻ, cân đối giữa cho vay và huy động sao cho nguồn thu từ hoạt động cho vay là tối ưu.

Việc tương thích giữa kỳ hạn tiền gửi và kỳ hạn cho vay là bài toán đặt ra với chi nhánh. Như ta đã biết, rủi ro thanh khoản là rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đẩy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời hoặc cung ứng với chi phí cao. Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản là ngân hàng đã chuyển hóa tiền gửi kỳ hạn ngắn đem cho vay với kỳ hạn dài hơn. Vì vậy, nghiên cứu kỳ hạn tiền gửi và kỳ hạn cho vay sẽ cho ta thấy được tính cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Từ đó cho thấy được mức độ an toàn trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Bảng 2.5. Kỳ hạn huy động vốn và cho vay bán lẻ của Agribank

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ NGÂN HÀNG bán lẻ tại NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w