5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:
3.2.2. Đẩy nhanh việc thuhồi nợ và rà soát kháchhàng vay
+ Tiếp tục thực hiện chỉ đạo Hội đồng thành viên Agribank theo Nghị quyết số 01/NQ-HĐTV ngày 09/01/2017 và các văn bản chỉ đạo của Tổng giám đốc Agribank về kiểm soát chất lượng tín dụng, rà soát phân loại nợ, trích lập dự phòng, tăng cường các biện pháp thu hồi nợ.
+ Nghiêm túc thực hiện chỉ đạo về lãi suất trong hoạt động cho vay theo các công văn của Agribank, trong đó đặc biệt lưu ý về định kỳ hạn trả lãi đối với khách hàng.
+ Tiếp tục vận dụng các giải pháp, biện pháp theo công văn chỉ đạo số 11902/NHNo-KTNB ngày 27/11/2018 của Tổng giám đốc Agribank để tập trung xử lý, tận thu lãi vay tín dụng (trong hạn, quá hạn), lãi treo gắn với cơ cấu nợ vay (kỳ hạn nợ, cấu trúc nợ) cho khách hàng theo quy định.
+ Tăng cường quản lý các khoản nợ vay, thường xuyên nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời, quản lý chặt chẽ dòng tiền của khách hàng, kiểm soát chất lượng tín dụng, không để phát sinh nợ nhóm 2, nợ xấu, dẫn đến làm phát sinh số dư lãi treo, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của chi nhánh.
+ Đối với các khách hàng khó khăn không có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, kiên quyết xử lý tài sản đảm để thu hồi nợ theo quy định.
nợ gốc, chi nhánh có thể xem xét giảm một phần lãi hoặc miễn lãi theo quy định.
Như vậy, theo công văn về cơ chế động lực thu hồi lãi treo của hội sở, Agribank Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi cần làm ngay một số việc sau:
+ Thành lập khẩn cấp tổ thu hồi nợ với công việc chính là phân loại nợ, phân loại khách hàng theo quy định, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình trả nợ, cùng khách hàng tìm nguồn trả nợ nhằm tận thu lãi treo từ đó tăng hiệu quả hoạt động. Phân loại khách hàng thành từng nhóm theo tiêu chí: tuổi nợ, khả năng trả nợ. Lãi treo là lãi chưa thu hồi được của khách hàng từ nhóm 2 đến nhóm 5. Vậy từ đây, ta có thể tạm chia thành lãi của từng nhóm:
Đối với lãi từ nhóm 3 đến nhóm 5, lãi đã chuyển sang nợ xấu. Chi nhánh cần nhanh chóng đưa ra biện pháp xử lý.
Trước những khó khăn của khách hàng, chi nhánh cần tiến hành nghiên cứu hoạt động kinh doanh của họ, cử cán bộ tín dụng chuyên trách đến tận nơi khảo sát, xem xét tình hình hoạt động của khách hàng. Từ đó phân loại khách hàng để có biện pháp xử lý cụ thể:
Đối với những khách hàng vẫn có khả năng, tiềm năng hoạt động trong tương lai: cùng bàn bạc, tháo gỡ khó khăn với khách hàng, tư vấn khách hàng mở rộng thêm hướng kinh doanh....Từ đây, chi nhánh xem xét gia hạn hoặc cơ cấu khoản nợ, có chính sách hỗ trợ giảm lãi suất cho vay đối với nhóm khách hàng này, tạo điều kiện làm ăn và trả nợ cho ngân hàng trong thời gian tới.
Đối với nhóm khách hàng không còn năng lực hoạt động, khả năng trả nợ ngân hàng, chi nhánh nhanh chóng gấp rút hoàn thiện hồ sơ khởi kiện ra tòa, tiến hành phát mại tài sản đảm bảo, thu hồi nợ cho ngân hàng.
Đối với tất cả những khách hàng rơi vào nợ nhóm 3 trở lên, chi nhánh xem xét và kiên quyết không cho vay mới trong vòng ít nhất là 5 năm tới.
hợp đánh giá không đúng nguyên nhân, khả năng trả nợ nên đưa ra biện pháp xử lý không những không thu được nợ, mà còn gây thêm khó khăn cho khách hàng. Để hạn chế rủi ro ở bước này, Chi nhánh không nên áp dụng quy định cắt lương V2 của CBTD nếu họ có dư nợ quá hạn ≥ 5%, vì vô tình đã tạo cho CBTD che dấu nợ xấu bằng mọi cách, nhưng phải giao chỉ tiêu cụ thể cho từng bộ phận, từng CBTD và định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Đồng thời kiên quyết xử lý những CBTD cố tình che dấu nợ xấu để xảy ra rủi ro, tổn thất cho ngân hàng.